Ợ chua là gì? Nguyên nhân và 8 cách điều trị tại nhà hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Ợ chua là gì? Nguyên nhân và 8 cách điều trị tại nhà hiệu quả

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    14/09/20

    Nhiều người thường bỏ qua chứng ợ chua vì cho rằng nó chỉ là một biểu hiện thông thường trong quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, đi kèm với các triệu chứng khác đôi khi là dấu hiệu của bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm tình trạng này.

    4.9/5 - (73 bình chọn)

    1. Ợ chua là gì?

    Bình thường, khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ di chuyển từ miệng xuống dạ dày, qua thực quản. Trong dạ dày có chứa axit giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn và axit sẽ được giữ lại trong dạ dày nhờ cơ vòng dưới của thực quản.

    Tuy nhiên vì một lý do nào đó, cơ này sẽ mở ra lâu hơn bình thường, tạo cơ hội cho acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây chính là hiện tượng ợ chua với cảm giác chua chua trong khoang miệng sau khi cơ thể phản xạ ợ và có thể đi kèm với một vài triệu chứng.

    ợ chua là gì

    2. Triệu chứng đi kèm với ợ chua

    – Ợ chua nóng rát cổ, ngực, xương ức.

    – Ợ chua khó thở. Thở khò khè, nghẹt thở nặng hơn sau khi ăn, nằm hoặc cúi người.

    – Ợ chua buồn nôn: khi ợ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn đã lên men có vị chua.

    – Cảm giác có dị vật ở cổ, đau nhói mỗi lần nuốt thức ăn.

    – Đầy hơi ợ chua.

    – Ợ chua khó tiêu.

    – Ợ chua tiêu chảy.

    – Chua hoặc đắng miệng.

    triệu chứng đi kèm ợ chua

    Ợ chua có thể đi kèm với nóng rát cổ, ngực

    3. Nguyên nhân gây ợ chua

    3.1. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

    Thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn đêm, vừa ăn vừa nằm hoặc vừa ăn vừa làm việc khiến tình trạng ợ chua thường xuyên xảy ra.

    Bên cạnh đó, ăn quá no sẽ gây khó tiêu chức năng đồng thời tạo sức ép lên dạ dày, khiến van dưới thực quản mở ra.

    Ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua, các loại đồ uống có ga, có cồn hay caffeine có thể gây tăng tiết axit dạ dày.

    3.2. Béo phì

    Thừa cân, béo phì cũng có thể làm tăng áp lực và dẫn đến tình trạng ợ chua.

    Nguyên nhân gây ợ chua

    Thừa cân là một trong những nguyên nhân gây ợ chua

    3.3. Stress

    Căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương gây mất tập trung, giảm khả năng chi phối quá trình tiêu hóa. Từ đó sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa gây ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng.

    3.4. Mặc quần quá chật

    Mặc quần chật sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày. Cơ thể sẽ phản ứng hại bằng cách đẩy thực phẩm và acid ngược lên trên.

    3.5. Phụ nữ mang thai

    Ợ chua khi mang thai là tình trạng phổ biến. Bởi thai nhi lớn dần, tử cung to ra làm tăng áp lực trong khoang bụng, gây ảnh hưởng đến chức năng cơ vòng dưới thực quản.

    Ợ chua khi mang thai là tình trạng phổ biến

    Ợ chua khi mang thai là tình trạng phổ biến

    Xem thêm:

    Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Nguyên nhân, cách phòng tránh

    Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

    3.6. Hiện tượng loạn khuẩn

    Trong hệ tiêu hóa có chứa vi khuẩn có tác dụng chuyển hóa thức ăn. Vì một vấn đề nào đó kiến hệ thống vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng khiến cho việc chuyển hóa thức ăn bị ảnh hưởng.

    3.7. Rối loạn nhu động ruột

    Nhu động ruột bị kích thích làm giảm chức năng đường ruột. Từ đó gây khó tiêu.

    3.8. Dấu hiệu của bệnh lý

    Nếu hiện tượng ợ chua xảy ra quá 2 lần/tuần, đi kèm với những triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý.

    3.8.1. Trào ngược dạ dày thực quản

    Theo Bệnh viện 108, trào ngược dạ dày thực quản chỉ sự trào ngược dịch ở dạ dày lên thực quản. Triệu chứng thường thấy là cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, đau nóng rát khu trú ở bụng trên, cảm giác nuốt nghẹn, khó thở ban đêm. Ợ chua cũng là một triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

    Trào ngược thực quản dạ dày

    Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến gây ợ chua

    3.8.2. Thoát vị hoành

    Khi bị bệnh này, một phần dạ dày của người bệnh sẽ nhô lên ngực thay vì nằm dưới cơ hoành. Bệnh gây ảnh hưởng tới cách thức hoạt động của cơ vòng thực quản.

    3.8.3. Viêm thực quản

    Đây là bệnh lý xảy ra do acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương, sưng và viêm niêm mạc thực quản. Viêm thực quản còn khiến người bệnh bị đau tức ngực, đau họng, buồn nôn.

    3.8.4. Bệnh thực quản Barrett

    Đây là tình trạng biểu mô thực quản bị thay đổi cấu trúc thành một dạng tổn thương vĩnh viễn. Bệnh nguy hiểm do biến chứng có thể gặp phải là ung thư thực quản nếu không được điều trị kịp thời.

    3.8.5. Viêm loét dạ dày

    Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Thường đi kèm với đau bụng, buồn nôn,…

    Viêm loét dạ dày

    Viêm loét dạ dày có các triệu chứng như ợ chua, đau bụng, buồn nôn

    4. Khi nào ợ chua cần đi khám bác sỹ

    Như trên đã đề cập, ợ chua rất có khả năng là biểu hiện của bệnh lý. Do đó, khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

    – Ợ chua xảy ra hơn 2 lần một tuần.

    – Các triệu chứng không thuyên giảm dù đã dùng thuốc không kê đơn.

    – Khó nuốt, đau khi ăn.

    – Nôn kéo dài.

    – Chán ăn, sụt cân.

    5. Chẩn đoán

    Để xác định đúng nguyên nhân, bác sỹ có thể chỉ định các phương pháp sau:

    – Nội soi giúp quan sát tình trạng niêm mạc.

    – Chụp X-quang có dung dịch cản quang.

    – Dùng máy đo khả năng co giãn của cơ vòng.

    – Kiểm tra nồng độ axit dạ dày trào ngược lên thực quản trong vòng 24 giờ.

    6. 8 Cách điều trị ợ chua tại nhà hiệu quả

    Tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng bệnh và thể trạng của bệnh nhân sẽ có các cách điều trị khác nhau.

    Nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì cần được bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Đối với trường hợp ợ chua mạn tính do một số bệnh như thoát vị cơ hoành có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật. Tình trạng ợ chua sẽ tự mất khi bệnh thuyên giảm hoặc được chữa khỏi.

    Còn nếu để xử lý triệu chứng ợ chua thông thường, bạn có thể dùng thuốc tây không kê toa hoặc các bài thuốc dân gian.

    6.1. Sử dụng thuốc tây

    – Thuốc trung hòa acid: Maalox, Alka-Seltzer, Rolaids, Mylanta,…

    – Thuốc kháng histamine H2: Zantac, Pepcid, Tagamet,… Loại thuốc này sẽ ngăn chặn hoạt động của histamine, một chất hóa học kích thích tế bào dạ dày sản xuất axit.

    – Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole (Nexium, Prilosec), Esomeprazole, Rabeprazole… Đây cũng là thuốc có thể ngăn chặn sự sản xuất axit của dạ dày.

    Lưu ý: những loại thuốc trên tuy là thuốc không kê toa nhưng có thể tương tác với những thuốc khác gây nguy hiểm hoặc chống chỉ định với người bị mẫn cảm với thành phần thuốc. Do đó, trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ. Đặc biệt, phụ nữ có thai không được tự ý dùng thuốc nếu không được bác sỹ kê đơn.

    6.2. Các bài thuốc dân gian chữa ợ chua đơn giản hiệu quả

    Nếu triệu chứng nhẹ, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản, lành tính. Đây là cách trị ợ chua tại nhà dễ thực hiện.

    6.2.1. Lá bạc hà trị ợ chua

    Rửa sạch một nắm lá bạc hà rồi đổ nước sôi vào ngâm trong 5 phút, dùng uống thay trà. Đây là cách trị ợ chua nóng rát cổ hiệu quả.

    Lá bạc hà

    Lá bạc hà

    6.2.2. Lá đinh hương

    Rửa sạch một nắm lá đinh hương và nhai trực tiếp sau bữa ăn.

    6.2.3. Trà hoa cúc

    Uống một tách trà hoa cúc sau bữa ăn. Bạn có thể dùng trà túi lọc hoa cúc hãm với nước sôi và cho thêm 1 thìa mật ong.

    6.2.4. Gừng chữa ợ chua

    Gừng từ lâu đã được biết đến với tác dụng chữa các bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể nhai trực tiếp một lát gừng tươi hoặc uống một ly trà gừng mật ong sau khi ăn.

    6.2.5. Nước ép nha đam

    Lọc lấy phần ruột trắng của nha đam, ngâm với nước muối 30 phút. Sau đó ép lấy nước, uống sau khi ăn. Nước nha đam có tác dụng làm dịu dạ dày, là cách chữa ợ chua dạ dày hiệu quả.

    6.2.6. Nước ép rau má

    Để trả lời cho ợ chua nên uống gì thì rau má là một lựa chọn. Vì nó giúp thanh nhiệt, giải độc. Bạn lấy khoảng 100g rau má rửa sạch, ngâm muối khoảng 30 phút rồi xay lọc lấy nước. Uống trước khi ăn 30 phút.

    Ợ chua nên uống nước ép rau má

    Uống nước ép rau má trước khi ăn 30 phút

    6.2.7. Giấm táo

    Giấm táo giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày. Bạn có thể dùng 2 – 3 thìa giấm táo pha với một cốc nước lọc uống sau ăn trưa 30 phút.

    7. Lời khuyên của chuyên gia

    Để phòng tránh chứng ợ chua, TTƯT, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng (Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) đưa ra một vài lời khuyên cho bạn:

    – Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

    – Ưu tiên những loại thực phẩm như thịt trắng, yến mạch, trái cây có lượng axit thấp, rau họ cải…

    – Tránh thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, socola, rượu, bia, cà phê,..

    – Ăn chậm, nhai kỹ. Không ăn quá khuya, quá no.

    – Duy trì cân nặng hợp lý.

    – Gối đầu cao hơn so với bụng khi ngủ.

    – Mặc trang phục thoải mái.

    – Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

    Ợ chua thông thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu tâm khi đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Để biết thêm nhiều thông tin hơn, bạn có thể truy cập Bệnh Tiêu hóa hoặc chat trực tiếp với bác sỹ.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Làm cha mẹ phải biết 10/01/22
      Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình…
      Chẩn bệnh qua đi ngoài phân nhầy: Nguyên nhân và cách điều trị 29/07/22
      Đi ngoài phân nhầy có thể là một dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa, cảnh báo một số…
      Làm thế nào để phân biệt viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt? 29/05/20
      Phân biệt viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt giúp bạn có phương pháp điều trị kịp thời và…
      Khi nào cần nội soi đại tràng? Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp 04/02/21
      Nội soi đại tràng là việc làm hết sức cần thiết trong thời đại bệnh tiêu hóa đang gia tăng…
      Xem tất cả bài viết