Đau lưng là tình trạng rất phổ biến ở nhiều đối tượng do nhiều nguyên nhân khác nhau: lối sống, đặc thù nghề nghiệp, mắc bệnh lý… Tìm hiểu kỹ các cách chữa đau lưng giúp bạn khắc phục bệnh hiệu quả.
1. Đau lưng là gì?
Đau lưng là tình trạng xảy ra những cơn đau nhức ở vùng lưng. Cơn đau có thể lan xuống phía dưới gần sát mông hoặc xảy ra ở bên phải, bên trái hay ở giữa.
Theo thống kê, có tới 65 – 80% dân số Việt Nam bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Trường hợp nhẹ, bạn vẫn có thể thực hiện các động tác di chuyển, sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt. Vì vậy, theo các chuyên gia khi gặp tình trạng đau lưng, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời. Việc thăm khám điều trị sớm cũng phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
2. Các vị trí đau lưng thường gặp
Triệu chứng đau nhức có thể xảy ra ở bất kỳ trị trí nào trên lưng, trong đó chủ yếu là:
2.1. Đau lưng trên
Tình trạng này xảy ra từ cổ tới hết khung sườn, phổ biến nhất là đốt sống ngực (T1 – T12). Các cơn đau có thể khởi phát đột ngột và biến mất hoặc kéo dài âm ỉ kèm cảm giác tê bì, đau nhức…
2.2. Đau lưng dưới
Vị trí đau xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến do tiến trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, chuyển động đột ngột, sai tư thế…
Nếu không được điều trị kịp thời, đau lưng dưới có thể kéo dài kèm cảm giác co cứng cơ, tê bì khó chịu, yếu chi dưới…
2.3. Đau lưng giữa
Đây là trường hợp thường gặp nhất, xảy ra ở mọi đối tượng. Khi đau nhức ở vị trí này, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau kèm tức ngực…
2.4. Đau lưng bên phải hoặc bên trái
Cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên lưng. Đây là triệu chứng cho thấy sự sai lệch giữa những khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hoặc khớp hông.
Khi gặp tình trạng này, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
3. Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?
Lưng của chúng ta cấu tạo bao gồm: cơ bắp, dây chằng, gân, đĩa đệm và xương. Các bộ phận này sẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để hỗ trợ cơ thể và cho phép chúng ta cúi xuống rất dễ dàng.
Tình trạng đau xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá sáu tuần được gọi là cấp tính còn kéo dài hơn ba tháng gọi là mãn tính, ít phổ biến hơn đau cấp tính. Có thể do một vài nguyên nhân sau:
3.1. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm L5, S1 là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp nhất. Biểu hiện ban đầu là cảm giác đau nhức vùng cột sống thắt lưng và vùng xương cùng. Bệnh thường xảy ra khi bệnh nhân mang vác nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Ở một số người bệnh cơn đau nhức còn lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, ngón chân.
3.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau ở vùng lưng diễn ra âm ỉ xuất hiện thường xuyên, kèm theo dáng đi không bình thường, mất đường cong sinh lý.
Thoái hóa cột sống thắt lưng – Chuyên gia hướng dẫn cách điều trị, phòng ngừa biến chứng
3.3. Loãng xương
Nếu cơn đau diễn ra dữ dội ở phần lưng trên hoặc lưng giữa, kèm theo đó là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài. Loãng xương dẫn đến giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp dẫn đến giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
3.4. Viêm khớp
Bệnh viêm khớp có thể diễn ra ở bất kỳ phần nào của lưng, nhưng phần thắt lưng phổ biến nhất. Biểu hiện hai bên cơ vùng cột sống thắt lưng co cứng, tình trạng đau tăng lúc nửa đêm và về sáng, hạn chế vận động.
3.5. Sỏi thận
Khi bị sỏi thận, bệnh nhân thường thấy đau từng cơn dữ dội ở vùng thắt lưng. Cơn đau thường xuất phát từ hai hố thắt lưng, sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
Ngoài ra, các bệnh lý viêm vùng chậu, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến cơn đau.
3.6. Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí, trong đó đau thắt lưng và cứng khớp là biểu hiện điển hình.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do thoát vị đĩa đệm, gãy xẹp các đốt sống. Khi gặp bệnh lý này, ngoài biểu hiện đau lưng, người bệnh còn có triệu chứng tê chân, yếu cơ.
Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, tái tạo sụn khớp
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
3.7. Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Các cơn đau có thể xuất hiện do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng đau thường diễn ra đột ngột, với tính chất dữ dội hoặc âm ỉ. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn giao cảm, đại tiện khó kiểm soát, đồng thời mất khả năng vận động.
3.8. Gai cột sống
Tình trạng gai cột sống thường gây ra những cơn đau nhức vùng thắt lưng, cổ. Nguyên nhân là do sự xuất hiện gai xương chèn ép lên các dây thần kinh. Trường hợp nghiêm trọng có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động của các vùng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, các bệnh lý viêm vùng chậu, u xơ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu… cũng có thể dẫn đến cơn đau.
4. Một số nguyên nhân gây đau lưng khác
Không chỉ có bệnh lý mà cuộc sống sinh hoạt, công việc hàng ngày… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức lưng.
4.1. Tư thế vận động, làm việc không đúng
Việc đứng, ngồi quá lâu một chỗ hoặc ngủ nghỉ sai tư thế, xoay ngang, xoay dọc,… là yếu tố xấu tác động đến cột sống.
4.2. Chấn thương
Những chấn thương do tai nạn giao thông, va chạm mạnh, ngã cầu thang,… sẽ khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây hạn chế vận động chi dưới và xuất hiện những cơn đau âm ỉ.
4.3. Do tính chất công việc
Những người thường xuyên phải mang vác đồ nặng bằng lưng, người lao động nặng nhọc, ngồi lâu sẽ khiến cột sống bị tổn thương gây đau âm ỉ, dần dần sẽ không cúi được.
4.4. Thừa cân
Xương sống được coi là cột trụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể càng lớn, áp lực tác động lên cột sống, đĩa đệm càng tăng. Vì vậy, nếu tình trạng thừa cân kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến cột sống, gây thoái hóa cột sống, đĩa đệm dẫn đến các cơn đau, đặc biệt là vùng thắt lưng dưới.
4.5. Ít vận động
Những người không thường xuyên vận động nếu đột ngột hoạt động liên tục sẽ dẫn đến cột sống bị đau âm ỉ gây những cơn đau bất thường.
4.6. Tập luyện quá sức
Tập các bài tập không điều độ, quá sức và các động tác sai tư thế cũng là nguyên nhân khiến cột sống bị tổn thương dẫn đến đau lưng.
4.7. Chế độ ăn thiếu hụt canxi
Chế độ ăn hàng ngày không bổ sung đủ lượng canxi sẽ khiến xương yếu dần, dễ chấn thương.
4.8. Hút thuốc lá
Những người có thói quen hút thuốc lá thường dễ bị đau lưng hơn người bình thường. Bởi, hút thuốc lá làm giảm lượng máu đến cột sống, giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương.
4.9. Do vấn đề về tâm lý
Cảm giác đau mỏi lưng có thể là do hội chứng đau mỏi cơ do tâm lý gây ra. Cụ thể, những áp lực, lo âu, căng thẳng trong công việc, gia đình, cuộc sống… Khi áp lực các mạch máu co lại khiến máu lưu thông kém tới vùng liên quan, dây thần kinh, một số cơ hay dây chằng làm thiếu oxy. Từ đó, gây ra tình trạng đau nhức lưng.
5. Đối tượng nguy cơ mắc chứng đau lưng
5.1. Nghề nghiệp
Hiệp hội cột sống Bắc Mỹ (NASS) đã thực hiện một cuộc khảo sát trong số 8.000 thành viên của mình vào năm 2016 và phát hiện ra tài xế đứng đầu danh sách nghề nghiệp dễ bị đau lưng.
Ngoài ra còn có các ngành nghề khác như sau:
- Công nhân xây dựng
- Y tá
- Nhân viên văn phòng
- Lao động chân tay
- Bác sĩ nha khoa
- Công nhân kho hàng
- Thợ cơ khí
- Công nhân nhà máy
- Nội trợ
5.2. Người chơi thể thao
Bất kỳ hoạt động thể thao nào có động tác cúi/khom người đều có thể tác động xấu đến lưng. Ví dụ: một cú đánh golf hay đạp xe đạp, nhảy cao, nâng tạ, bóng đá.
5.3. Phụ nữ
Đau lưng có xu hướng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, có thể là do yếu tố nội tiết tố. Dưới đây là nguyên nhân chính:
5.3.1. Phụ nữ mang thai
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormon relaxin có tác dụng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới.
Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau. Khung chậu giãn nở làm giảm sự liên kết của cho các khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng đau.
5.3.2. Đau lưng ngày đèn đỏ
Khi phụ nữ có kinh, cơ thể trong thời gian này thường mệt mỏi và dễ tổn thương hơn ngày thường do những thay đổi nội tiết tố Prostaglandin (hormone thúc đẩy tử cung để đổ nội mạc tử cung) hoặc do dư thừa prostaglandin gây co thắt nặng ảnh hưởng đến lưng.
Trong hầu hết trường hợp thường đau âm ỉ, đau khi nằm hay ngồi. Tuy nhiên lại có những người đau dữ dội không thể làm việc được.
5.4. Người hút thuốc lá
Những người hút thuốc dễ bị đau lưng do làm giảm lưu thông máu. Hút thuốc cũng là nguyên nhân làm tăng tốc độ thoái hóa của cột sống dưới, làm giảm lưu lượng máu đến cột sống thấp hơn, không cấp đủ dinh dưỡng cho các đĩa đệm ở lưng.
5.5. Người bị căng thẳng, stress
Căng thẳng, lo lắng và rối loạn tâm trạng cũng có liên quan đến đau lưng.
6. Các phương pháp chẩn đoán
Kết hợp với thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán tốt nhất, bao gồm:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp lâm sàng bằng cách ấn các điểm cạnh cột sống để tìm vị trí đau. Hoặc kiểm tra cột sống có bị cong, vẹo, gù hay không. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể đánh giá khả năng vận động cột sống bằng việc cúi, ngửa, xoay người…
- Chụp X-quang: giúp đưa ra các hình ảnh của xương cột sống để bác sĩ có thể đánh giá những nguyên nhân gây đau như sai lệch cột sống, khối u, nhiễm trùng…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sẽ đưa tới hình ảnh 3 chiều về tủy sống, rễ thần kinh và các khu vực xung quanh.
- Chụp cắt lớp vi tính CT Scan: cho ra kết quả là hình ảnh chi tiết hơn như mô mềm, dây thần kinh.
- Kiểm tra điện cơ: Đây là phương pháp thử nghiệm sinh lý thần kinh EMG/NCV của các dây thần kinh để giúp xác định vị trí chèn ép thần kinh.
7. Đau lưng có nguy hiểm không?
Đau lưng là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp. Vì vậy, có thể nói đau lưng không phải là hội chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, vận động của người bệnh.
– Hạn chế khả năng vận động: Đau lưng có thể hạn chế khả năng lao động tay chân, di chuyển, vận động.
– Mất ngủ, thiếu ngủ: Trường hợp đau lưng kéo dài và đau nhiều về đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ. Lâu dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, mất tập trung, thậm chí là suy giảm trí nhớ vì mất ngủ kéo dài. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, người bệnh có nguy cơ trầm cảm vì những cơn đau lưng.
– Ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng: Đau lưng cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến đời sống vợ chồng không còn mặn nồng.
– Yếu cơ, bại liệt: Trường hợp đau lưng do bệnh lý xương khớp nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra biễn chứng yếu cơ, tê liệt.
8. Đau lưng khám ở đâu?
Việc lựa chọn địa chỉ thăm khám, điều trị đau lưng uy tín, chất lượng mang lại hiệu quả điều trị và dứt điểm. Vì vậy, khi mắc hội chứng này nhiều người băn khoăn không biết nên thăm khám, chữa trị tại đâu.
Với hội chứng đau lưng, người bệnh có thể thăm khám tại bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hoặc cơ sở y tế uy tín gần nơi sinh sống. Trường hợp đau lưng nghiêm trọng hoặc muốn lên tuyến trung ương thăm khám, người bệnh có thể tham khảo các bệnh viện tại Hà Nội, TP.HCM.
8.1. Khám ở đâu Hà Nội?
Bệnh viện | CHUYÊN KHOA | ĐỊA CHỈ |
Bệnh viện Bạch Mai | Khoa Cơ xương khớp | 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện E | Trung tâm Cơ xương khớp | Số 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội |
Bệnh viện Việt Đức | Khoa Phẫu thuật cột sống | Số 16 – 18 Phũ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | Khoa Chấn thương chỉnh hình – Cột sống | Số 1, đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
Bệnh viện Việt Pháp | Khoa Chấn thương – Chỉnh hình hoặc Khoa Nội Cơ xương khớp | Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội |
8.2. Khám ở đâu TP.HCM?
Bệnh viện | CHUYÊN KHOA | ĐỊA CHỈ |
Bệnh viện Nhân dân 115 | Khoa Cơ xương khớp | 527 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM |
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM | Khoa cột sống, Khoa Phục hồi chức năng hoặc Khoa Bệnh học cơ xương khớp | Số 929 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP.HCM |
Bệnh viện Thống nhất | Khoa Nội Cơ xương khớp
|
Số 1 đường Lý Thường Kiệt, P7, Q.Tân Bình, TP.HCM |
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương | Khoa Xương khớp | Số 468 Nguyễn Trãi, P.8, Q.5, TP.HCM |
Bệnh viện Chợ Rẫy | Khoa Nội Cơ xương khớp | Số 201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TP.HCM |
9. Phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả
Đau lưng thường được điều trị bằng cách: dùng thuốc và biện pháp khắc phục tại nhà, chỉ khi bị nặng mới cần tới điều trị y tế.
9.1. Hỗ trợ giảm đau tại nhà
Với những cơn đau lưng cấp tính (không phải do bệnh lý xương khớp, chấn thương), bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau lưng tại nhà như sau:
9.1.1. Nghỉ ngơi, thư giãn lưng
Để lưng được nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nằm ngửa, thả lỏng người trên giường hoặc sofa. Tốt hơn, bạn có thể dùng chiếc gối mỏng kê dưới thắt lưng và dưới đầu gối để giữ đường cong tự nhiên cho cột sống.
Lưu ý: Khi thức giấc vào buổi sáng, bạn không nên ngồi bật dậy ngay tức khắc mà nằm nghiêng sang 1 bên, chống tay đẩy người lên từ từ. Hành động ngồi dậy đột ngột khiến cột sống và dây chằng lưng căng cứng, dẫn tới đau nhức.
9.1.2. Chườm lạnh
Hãy bỏ một vài viên đá vào chiếc túi vải hoặc khăn bông mềm rồi chườm dọc theo cột sống lưng khoảng 20 phút. Hơi lạnh có thể làm giảm co mạch giúp cải thiện đau sống lưng hiệu quả.
9.2. Sử dụng thuốc Tây
Có 3 nhóm thuốc chính trong điều trị đau lưng:
- Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Bác sĩ thường kê loại thuốc giảm đau bậc 1 như Paracetamol để giảm đau cho bệnh nhân khi cơn đau có xu hướng tăng lên.
- Thuốc chống viêm không steroid: Thường sử dụng là nhóm NSAIDs: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen… với tác dụng là gây ức chế tổng hợp Prostaglandin – hoạt chất trung gian gây viêm, từ đó ức chế được phản ứng viêm.
- Nhóm thuốc giãn cơ: Ở người đau lưng, các cơ vùng lưng có thể bị co cứng khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Sử dụng các thuốc điều trị bệnh đau lưng thuộc nhóm giãn cơ: Dantrolen, Mephenesin… trong trường hợp này sẽ giúp các cơ được thư giãn từ đó giảm hiện tượng đau cứng lưng.
9.3. Các bài thuốc dân gian chữa đau lưng hiệu quả
Chữa đau lưng bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Bởi, phương pháp này có ưu điểm tiết kiệm, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với những người mới khởi phát triệu chứng đau lưng hoặc đau nhẹ.
9.3.1. Bài thuốc chữa đau lưng bằng đu đủ xanh
Đu đủ có tính bình, vị ngọt, chứa nhiều hoạt chất papain giúp thông kinh mạch, khai thông bế tắc, giảm viêm. Vì vậy, đu đủ được sử dụng phổ biến trong các vấn đề đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện:
– Hơ nóng đu đủ xanh rồi bọc vào khăn mỏng để chườm lên lưng.
– Chườm liên tục 3 lần/ tuần, nhất là khi có triệu chứng đau sẽ thấy đau nhức giảm rõ rệt.
9.3.2. Chữa đau lưng với lá lốt
Lá lốt có tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trừ phong hàn, giảm đau hiệu quả. Vì vậy, dân gian từ xưa đã sử dụng lá lốt vào điều trị, giảm đau xương khớp.
Cách thực hiện:
– Ngâm 200g rễ lá lốt đã rửa sạch với 1,5l rượu trắng trong 1 tháng.
– Mỗi ngày dùng 3-5ml rượu ngâm xoa bóp lên vùng lưng bị đau nhức.
– Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy triệu chứng đau lưng thuyên giảm rõ rệt.
9.3.3. Bài thuốc từ gừng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra trong gừng chứa hoạt chất zingiberene kích thích quá trình lưu thông máu, giảm đau, chống viêm.
Cách thực hiện:
– Lấy 1kg gừng tươi rửa sạch, đập dập.
– Ngâm gừng với 2 lít rượu trắng trong 3 ngày.
– Sau đó, dùng gừng để xoa bóp vùng lưng bị đau mỗi tối trước khi đi ngủ.
>>>Xem thêm: [10+] bài thuốc dân gian chữa đau lưng – Dùng là thấy đỡ
9.4. Điều trị bằng vật lý trị liệu
Chữa đau lưng bằng vật lý trị liệu ngày càng đa đạng và được nhiều người áp dụng. Phương pháp này bao gồm những tác nhân vật lý sau:
– Kéo dãn cột sống: Bạn được mang một vòng đai cố định vùng lưng. Máy sẽ dùng lực kéo phần thân dưới của bạn với lực kéo phù hợp. Bạn sẽ thấy vùng lực được co dãn, triệu chứng đau lưng thuyên giảm.
– Siêu âm điều trị: Sử dụng đầu dò siêu âm đặt lên vùng lưng bị đau. Các thông số phù hợp được thiết lập, sau đó chuyên gia sẽ tiến hành siêu âm. Siêu âm giúp giảm đau, giảm viêm, gia tăng tưới máu, giảm kết dính các mô dưới da.
– Sóng ngắn: Khi sử dụng sóng ngắn bạn sẽ thấy vùng lưng được nóng lên. Tác dụng nhiệt này giúp giảm co thắt cơ, giảm đau, giảm viêm.
– Hồng ngoại: Tác dụng của điều trị hồng ngoại tương tự như sóng ngắn. Bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc đèn hồng ngoại chiếu lên vùng lưng. Sức nóng từ đèn hồng ngoại giúp giảm đau, giảm viêm, giãn cơ lưng.
– Kích thích điện: Các bản cực điện sẽ được dán lên vùng lưng. Bạn sẽ cảm thấy tê hoặc rung cơ tùy vào từng dòng điện được lựa chọn. Đồng thời, dòng điện giúp giảm co thắt cơ, giảm triệu chứng đau nhức lưng.
9.5. Phẫu thuật
Đau lưng rất hiếm khi phải phẫu thuật. Tuy nhiên, với những trường hợp điều trị bằng các phương pháp kể trên nhưng không hiệu quả hoặc đau lưng do thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh bị chèn ép khiến cơ suy yếu thì bác sĩ vẫn chỉ định phẫu thuật.
Mục đích của phẫu thuật là làm giảm áp lực lên rễ thần kinh hoặc tăng cường sức mạnh cột sống bằng các thủ thuật như:
– Cắt bỏ một phần của ống sống;
– Loại bỏ đĩa đệm và hợp nhất các đốt sống cạnh nhau;
– Giải nén cột sống để tăng kích thước ống sống.
Các thao tác phẫu thuật điều trị đau lưng rất phức tạp, đòi hỏi người bác sĩ phải có chuyên môn, kinh nghiệm. Vì vậy, người bệnh hãy thận trọng tìm cho mình địa chỉ phẫu thuật uy tín, an toàn.
>> Tìm hiểu thêm: 5 Bài tập cho người đau lưng, tập 1 đỡ 10
10. Làm sao để phòng ngừa?
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách không chắc chắn ngăn chặn 100% nguy cơ đau lưng nhưng sẽ giúp bạn giảm bớt mức độ nghiêm trọng nếu tình trạng này xảy ra. Vì vậy, mỗi người hãy bổ sung cho mình những kiến thức phòng ngừa đau lưng cơ bản dưới đây. Thông tin được chuyên gia xương khớp chia sẻ, Ban biên tập hi vọng độc giả có thể ghi nhớ.
- Bổ sung một số dưỡng chất thiên nhiên có lợi cho sức khỏe xương khớp như Glucosamine, Kollagen II-xs… Các tinh chất đã được Y học hiện đại nghiên cứu, chứng minh lâm sàng có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Đồng thời, hỗ trợ tái tạo sụn khớp, cải thiện khả năng vận động.
- Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày (cường độ tập luyện tùy thuộc vào sức khỏe và thời gian của bản thân).
- Thực hiện giảm cân nếu bạn thừa cân, béo phì (tham khảo chỉ số BMI, nếu trên 23 nên giảm cân).
- Hạn chế khuân vác vật nặng vượt quá sức chịu đựng của cơ thể.
- Làm việc và vận động đúng tư thế, luôn giữ lưng thẳng, không cong vẹo hay cúi gập người.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cân bằng dinh dưỡng.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, rượu bia.
- Không hút thuốc lá, trong trường hợp nghiện thuốc lá thì nên cai, bỏ.
Kết luận
Như vậy, nội dung về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đau lưng đã được chia sẻ đầy đủ trong bài viết. Hi vọng, đây sẽ là những thông tin có ích cho bạn và gia đình. Có thể nói, đau lưng là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý, bao gồm các xương khớp, bệnh phụ nữ, nam giới… Vì vậy, đừng chủ quan nếu cơ thể tự nhiên xuất hiện triệu chứng này. Liên hệ ngay Hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.