Gai đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Gai đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tác giả: Lê Lan Anh

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    16/11/23

    Gai đốt sống cổ (gai cột sống cổ) là bệnh lý ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ gai đốt sống cổ là bệnh gì, dấu hiệu và cách điều trị ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

    5/5 - (66 bình chọn)

    1. Vị trí và chức năng của đốt sống cổ

    Cột sống cổ được cấu thành từ bảy đốt sống đầu tiên (C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7), cong hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống đầu tiên ngay dưới xương sọ. Cột sống cổ bao gồm hai đốt sống cổ đầu tiên (đốt đội và đốt trục) và năm đốt sống còn lại gọi là cột sống cổ thấp.

    Các đốt sống cổ làm nhiệm vụ nâng đỡ vùng đầu đồng thời thực hiện chức năng vận động, bảo vệ tủy sống, mạch máu và hệ thần kinh. Cột sống cổ là nơi vị trí dễ gặp tổn thương nhất với các bệnh lý liên quan như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ (trường hợp này ít xảy ra với đốt sống C1, C2 do không có cấu tạo đĩa đệm) và gai cột sống cổ.

    vị trí gai đốt sống cổ

    2. Gai đốt sống cổ là bệnh gì?

    Gai đốt sống cổ (gai cột sống cổ) là bệnh lý được hình thành từ thoái hóa đốt sống cổ, khi các sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm xẹp. Hệ thống dây chằng nối hai ống đốt sống cổ bị chùng giãn. Lúc này, cơ thể sẽ tăng cường bổ sung canxi nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa thân đốt sống.

    Lâu ngày, sự lắng đọng canxi hình thành nên các gai xương. Các mỏm xương thường mọc ra quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị ở mặt trước và bên của vùng cột sống cổ.

    Ở giai đoạn đầu, triệu chứng chưa rõ ràng, không ảnh hưởng tới sinh hoạt nên nhiều người có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, khi gai xương phát triển có thể chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.

    Bệnh lý này thường liên quan tới sự lão hóa xương khớp nên phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay thì bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sống thiếu khoa học.

    Gai cột sống cổ

    Xem thêmGai cột sống L4 L5 – Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

    3. Nguyên nhân dẫn tới gai đốt sống cổ

    Gai đốt sống cổ xuất phát từ hai nguyên nhân, thoái hóa tự nhiên và các bệnh lý liên quan.

    3.1. Viêm xương khớp

    Viêm xương khớp dễ dẫn đến việc kích thích hình thành các tế bào xương mới và gây lắng đọng ở khu vực bị tổn thương, dẫn tới hình thành các gai xương.

    3.2. Lắng đọng canxi

    Khi cơ thể dư thừa canxi, không thể chuyển hóa và hấp thụ được sẽ khiến xẹp đĩa đệm.

    Khi đó các đốt sống giãn ra và hình thành nên những mỏm gai xương xung quanh cột sống. Nguyên nhân này thường diễn ra ở người cao tuổi.

    3.3. Thoái hóa cột sống cổ

    thoái hóa cột sống cổ

    Thoái hóa đốt sống cổ cũng là một trong những tình trạng gây nên gai đốt sống.

    Quá trình thoái hóa khiến sụn khớp hao mòn dẫn, đĩa đệm xẹp xuống và thoát vị dẫn tới sự biến đổi hình thái về cột sống và các tổ chức xung quanh đĩa đệm, hình thành nên các gai xương.

    3.4. Do chấn thương vùng cổ

    Thường gặp ở những người chơi thể thao quá sức, vận động sai cách, hay mang vác nặng, tai nạn…

    Những chấn thương này khiến xương bị nứt, gãy, cọ xát. Theo thời gian xương tự làm lành lại và sự dư thừa canxi trong quá trình làm lành hình thành nên gai xương.

    4. Dấu hiệu gai đốt sống cổ

    Gai cột sống cổ rất dễ nhầm lẫn với đau lưng, đau vai thông thường khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Vì vậy khi có một số triệu chứng dưới đây, bạn nên chú ý:

    DẤU HIỆU TRIỆU CHỨNG CỤ THỂ
    ✅ Đau đốt sống cổ Xuất hiện những cơn đau cổ ê ẩm và liên tục.

    Khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau xuất hiện liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.

    ✅ Đau tại các vùng lân cận Đau nhức vùng vai gáy, nhức mỏi bả vai.

    Đôi khi cơn đau cảm nhận được ở phía sau mắt hoặc đỉnh đầu, tùy thuộc vào rễ thần kinh bị ảnh hưởng.

    Đau nửa đầu, có các cơn đau buốt lên đỉnh đầu.

    Tê bì, cứng cổ Tê, ngứa ran cánh tay thậm chí lan xuống các ngón tay

    Cứng cổ mỗi khi thức dậy, không quay đầu được.

    Hạn chế khả năng vận động

    ✅ Triệu chứng khác Xuất hiện các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ.

    Một số trường hợp xuất hiện tình trạng khó thở, khó nuốt.

    Nếu bệnh kèm theo thoát vị đĩa đệm vùng cổ, chèn ép vào các rễ thần kinh có thể dẫn tới bại liệt, rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.

    5.  Gai cột sống cổ có nguy hiểm không?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, sự xuất hiện của các gai xương dọc theo đốt sống cổ sẽ dẫn tới những cơn đau nhức, ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nếu không được can thiệp kịp thời, gai cột sống cổ có thể trở nặng, kích thích hàng loạt vấn đề bệnh tật như:

    Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng thoát vị xảy ra cùng lúc với gai cột sống cổ khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn. Thậm chí, có những trường hợp mất hoàn toàn khả năng vận động.

    Rối loạn tiền đình: Thường xuất hiện ở những người gai đốt sống cổ do lượng máu và lượng oxy lưu thông lên não bị hạn chế. Tình trạng này khiến người bệnh bị rối loạn tiền đình với các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, khó giữ thăng bằng…

    Hẹp ống sống: Các gai xương mới hình thành chiếm diện tích làm hẹp ống sống. Hệ quả không chỉ gây đau nhức ở khu vực xuất hiện gai xương mà còn gây ra triệu chứng tê, yếu tay chân.

    Ngoài ra, người bệnh cũng có nguy cơ mắc phải các biến chứng như tăng hoặc hạ huyết áp, vẹo cột sống, mất ngủ… Vì vậy, các bác sĩ xương khớp khuyến khích mọi người nên kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt khi xuất hiện triệu chứng đau nhức bất thường ở cổ.

    6. Đối tượng dễ mắc gai đốt sống cổ

    Dựa theo nguyên nhân, gai đốt sống cổ rất dễ gặp ở các đối tượng bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm và gặp phải chấn thương. Cụ thể:

    • Thường gặp ở nam giới và có nguy cơ tăng dần theo độ tuổi do sự lão hóa cột sống và lắng đọng canxi.
    • Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, dễ gặp ở những người trên 35 tuổi.
    • Người hay mang vác nặng, có thói quen đi đứng, vận động sai tư thế.
    • Người có tiền sử tai nạn, chấn thương, tổn thương ở sụn khớp.
    • Người bị viêm cột sống mãn tính.
    • Người thừa cân, vận động mạnh, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.

    7. Gai cột sống cổ khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    Bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời nếu phát hiện các triệu chứng như:

    • Đau sau cổ kèm theo đau đầu hoặc sốt.
    • Cổ cứng, không thể cúi chạm vào ngực.
    • Hoạt động tay, chân tê yếu.
    • Các cơn đau không có dấu hiệu giảm sau khi chữa trị.
    • Trong trường hợp gặp phải tình trạng tê yếu đột ngột bạn nên chủ động đi khám vì về lâu dài có thể ảnh hưởng tới chấn thương thần kinh vĩnh viễn.

    8. Khám gai cột sống cổ ở đâu?

    Khi bị gai cột sống cổ nhiều người băn khoăn không biết nên khám ở đâu? Người bệnh có thể đến các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hoặc cơ sở y tế gần nơi mình sinh sống để thăm khám.

    Nếu muốn tìm tới những bệnh viện, trung tâm y tế lớn, người bệnh có thể tìm đến các bệnh viện tuyến Trung ương, cụ thể là ở Hà Nội và TP.HCM.

    8.1. Khám gai cột sống cổ ở Hà Nội

    Ở miền Bắc, Hà Nội chính là nơi tập trung của nhiều trung tâm y tế, bệnh viện tuyến đầu. Người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ sau:

    – Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 đường Giải phóng, quận Đống Đa, Hà Nội)

    – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    – Bệnh viện Việt Đức (Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

    – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội)

    8.2. Khám gai cột sống cổ ở TP.HCM

    Với những người dân ở phía Nam có thể thăm khám tại các bệnh viện tuyến đầu ở TP.HCM.

    – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM)

    – Bệnh viện Chợ Rẫy (Số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM)

    – Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM (Số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM)

    – Bệnh viện Nhân dân 115 (Số 522 đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP.HCM)

    9. Chẩn đoán gai cột sống cổ

    Dựa vào những triệu chứng lâm sàng các bác sĩ sẽ loại trừ các nguyên nhân gây bệnh hoặc tiến hành điều tra lịch sử dịch tễ, kiểm tra thể chất. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra gai cột sống cổ, gai đốt sống cổ, thông thường có một số phương pháp xét nghiệm, chụp chiếu.

    • Chụp cắt lớp vi tính: Cho phép hiển thị hình dạng, kích thước của đốt sống và các cấu trúc xung quanh, đặc biệt là xương, những bất thường của xương như gai xương, loãng xương.
    • Chụp X-quang: Xác định vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của xương bị tổn thương.
    • Chụp cộng hưởng từ: Chủ yếu xác định tổn thương đĩa sụn và các dây thần kinh có bị chèn ép.
    • Xét nghiệm điện học: Đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hay các bộ phận tay chân để từ đó xác định mức độ chấn thương dây thần kinh cột sống và loại trừ các nguyên nhân khác.
    • Xét nghiệm máu: chẩn đoán loại trừ đau cột sống do nguyên nhân khác.

    10. Điều trị gai đốt sống cổ

    10.1. Điều trị gai đốt sống cổ bằng thuốc

    Điều trị gai đốt sống cổ không phẫu thuật là phương pháp ưu tiên hàng đầu ở những bệnh nhân gai đốt sống cổ thông thường, không liên quan tới chấn thương. Các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp với tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định như sau:

    Paracetamol: Thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả, có thể dùng đơn hoặc phối hợp với các thuốc giảm đau khác. Chẳng hạn như Dextropropoxiphen, Codein…

    Tramadol: Có hiệu quả giảm đau tương đối tốt. Tuy nhiên, chỉ dùng với những người bệnh không đáp ứng với Paracetamol. Tránh sử dụng kéo dài.

    Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid liều thấp: Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac… Chú ý cẩn trọng ở người lớn tuổi có bệnh lý về tim mạch, thận mạn tính…

    Thuốc giãn cơ: Được chỉ định với những bệnh nhân bị gai đốt sống cổ kèm co cứng, tăng trương lực cơ dẫn tới tê bì, đau nghiêm trọng. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống co thắt hoặc thuốc chống co cứng.

    Tiêm Glucocorticoid cạnh cột sống: Có hiệu quả từ khoảng vài ngày đến vài tháng.

    Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc khác như vitamin B, Pregabalin, Gabapetin…

    điều trị gai đốt sống cổ

    Người bệnh có thể sử dụng thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định để điều trị triệu chứng.

    10.2. Vật lý trị liệu gai cột sống cổ

    Vật lý trị liệu gai cột sống cố có thể làm giảm các triệu chứng của đau xương khớp hoặc thực hiện một số bài tập kéo giãn cột sống tăng cường sức mạnh và tăng tính linh hoạt ở cổ.

    Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi tiến hành tập luyện vật lý trị liệu.

    10.3. Xoa bóp, massage

    Các chuyên gia vật lý trị liệu thần kinh cột sống có thể thực hiện phương pháp nắn xương hoặc xoa bóp để điều chỉnh tư thế cột sống. Điều này giúp hỗ trợ giảm đau, tăng cường khả năng vận động và hạn chế rủi ro không mong muốn.

    Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp xoa bóp, nắn chỉnh cần tới những bác sĩ có chuyên môn cao.

    10.4. Tác dụng nhiệt hỗ trợ giảm đau do gai cột sống cổ gây ra

    Đây là biện pháp hỗ trợ giảm sưng, đau hiệu quả và đơn giản, người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Trường hợp đau nhức đi kèm với sưng, viêm thì người bệnh có thể chườm đá lạnh để gây tê tạm thời và giảm đau. Còn nếu gai cột sống gây đau, co cứng cơ thì nên chườm nóng để thư giãn gân cơ, giải phóng áp lực. Đồng thời, chườm nóng cũng giúp tăng tuần hoàn máu.

    10.5. Phẫu thuật gai đốt sống cổ

    Trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn gai đốt sống cổ không mang lại hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc tới phương án phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:

    • Phẫu thuật cắt bỏ gai xương: Loại bỏ trực tiếp gai xương và các mô gây chèn ép dây thần kinh, tạo không gian các dây thần kinh cột sống và hạn chế các triệu chứng thần kinh.
    • Phẫu thuật thông qua vết mổ phía trước cổ: Loại bỏ các gai xương xung quanh đĩa đệm đốt sống cổ thông qua vết mổ ở phía trước cổ.
    • Phẫu thuật thông qua vết mổ phía sau cổ: Cắt bỏ một phần xương ở gần cột sống để giảm áp lực lên tủy sống và hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở tủy.

    10.6. Trị gai đốt sống cổ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian

    10.6.1. Chữa gai đốt sống cổ bằng ngải cứu

    lá ngải chữa gai đốt sống cổ

    Lá ngải có công dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt.

    Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu để hỗ trợ điều trị gai đốt sống cổ bằng cách:

    • Giã nát khoảng 300g ngải cứu tươi đã ngâm muối sau đó vắt lấy nước cốt và cho thêm mật ong vào uống hết trong ngày.
    • Giã nát ngải cứu thêm giấm nuôi vào trộn đều. Đun sôi hỗn hợp lên và bọc vào tấm vải sạch chườm lên vị trí đau trước khi đi ngủ.
    • Sử dụng 200g ngải cứu, 2 quả bưởi, 1kg chanh phơi khô bỏ hạt, 1 lít rượu trắng, 200g đường phèn. Thái nhỏ, phơi khô, sao vàng các nguyên liệu trên sau đó ngâm với 1 lít rượu cùng đường phèn trong vòng 1 tháng có thể sử dụng.
    • Mỗi lần uống khoảng 5ml đến khi triệu chứng bệnh cải thiện.
    • Sử dụng ngải cứu cùng thạch xương bồ sao vàng sau đó gói trong miếng vải sạch để chườm nóng lên vị trí đau nhức.
    • Giã nát ngải cứu và muối để đắp lên vùng cổ bị đau từ 2-3 lần mỗi ngày để giảm mức độ và tần suất các triệu chứng của bệnh gai cột sống.

    10.6.2. Chữa gai đốt sống cổ bằng cây đinh lăng

    • Sắc 20g rễ đinh lăng đã sao nóng với 500ml nước tới khi còn 1/3. Chia 3 bữa uống trong ngày.
    • Kết hợp rễ đinh lăng 12g với ma mãnh thảo, huyết rồng, ngưu tất nam, sơn thục mỗi vị 8g, trần bì và quế chi mỗi vị 4g. Sắc nước vừa phải tới khi cô đặc còn hai bát chia ba lần uống trong ngày.

    10.6.3. Sử dụng lá lốt chữa gai cột sống cổ

    Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng giúp tán hàn, hạ khí, chỉ thống, tiêu viêm. Có thể dùng trong các bài thuốc điều trị xương khớp, cột sống.

    Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và ghi nhận, thành phần alkaloid, beta caryophylen… giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng. Vì vậy, vị thảo dược này có thể dùng trong điều trị gai cột sống cổ, thoái hóa cột sống…

    Sử dụng lá lốt trong điều trị gai cột sống cổ cho tác dụng:

    • Giảm đau
    • Tăng cường lưu thông máu, giúp đầu óc thư giãn
    • An toàn với người bệnh.

    Cách thực hiện như sau:

    • Sao nóng lá lốt với muối và chườm trực tiếp vào vị trí đau.
    • Sử dụng lá lốt và lá đinh lăng, mỗi vị 50g sau đó đem rửa sạch, sắc nước uống, chia làm 3-4 lần trong ngày.

    Click xem thêmTop 11 cách trị gai cột sống đơn giản – Tham khảo ngay để cải thiện bệnh lý của mình

    11. Gai đốt sống cổ nên ăn gì kiêng gì?

    11.1. Gai đốt sống cổ nên ăn gì?

    thay đổi chế độ ăn cho người gai đốt sống cổ

    Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D, canxi.

    Người bị gai cột sống cổ nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh để phục hồi những tổn thương gây ra ở cột sống, nâng cao sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa như:

    • Các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, sữa bò, phô mai, hàu, sữa chua, các loại đậu…
    • Thực phẩm giàu vitamin D, vitamin K có nhiều trong sữa, ngũ cốc, cá thu, cá hồi, các loại rau củ có màu xanh.
    • Các thực phẩm giàu Omega-3 giúp kháng viêm, hỗ trợ giảm đau nhức với các vấn đề xương khớp như cá hồi, cá thu, dầu oliu, hạt lanh…
    • Các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa có trong quả việt quất, hồ đào, dâu tây, quả lựu, rau chân vịt, cải xoăn, hạt óc chó, hạnh nhân, atiso, bắp cải tím, khoai lang.

    11.2. Gai đốt sống cổ kiêng ăn gì?

    • Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm dễ gây tăng cân như mì gói, khoai tây chiên, bánh kẹo, bơ, đậu phộng, kem…
    • Hạn chế thịt đỏ có trong thịt lợn, thịt bò, thịt cừu… chứa hàm lượng đạm nhân purin dồi dào có thể tăng axit uric trong máu, kích thích phản ứng viêm đồng thời những thực phẩm này thúc đẩy tốc độ lão hóa.
    • Thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến tăng cân, mất nước, tăng huyết áp, kích thích phản ứng viêm ở đốt sống mọc gai xương.
    • Tránh sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn rất dễ tăng cân và giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
    • Hạn chế nước ngọt có ga, cà phê, thức uống chứa caffeine, rượu bia, thuốc lá.

    12. Lời khuyên của chuyên gia trong chữa trị gai đốt sống cổ

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh việc điều trị bệnh gai đốt sống cổ bằng massage, vật lý trị liệu kết hợp sử dụng thuốc, người bệnh nên thực hiện chế độ tập luyện, sinh hoạt điều độ để hạn chế cơn đau tái phát.

    Cụ thể, người bệnh nên thực hiện các biện pháp:

    thường xuyên tập thể dục với người gai đốt sống cổ

    • Thực hiện các bài tập thể dục cho gai cột sống cổ như bài tập xoay cổ, gập cổ, kéo giãn hai bên cột sống cổ.
    • Phối hợp tập thể dục toàn thân kết hợp yoga để cơ thể dẻo dai.
    • Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức trong thời gian dài.
    • Đối với nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi nhiều nên thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng để tránh đau mỏi cổ.
    • Luyện tập nhưng tư thế tốt cho sức khỏe, tránh ngồi gù lưng, gập cổ dễ gây đau và hình thành bệnh.
    • Luôn dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể có thời gian hồi phục và làm việc hiệu quả.
    • Khám sức khỏe định kì để tầm soát các bệnh lý nguy hiểm.

    13. Những câu hỏi liên quan đến gai cột sống cổ

    13.1. Bệnh gai cột sống cổ có nên uống canxi không?

    Canxi là hoạt chất giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương ở các đốt xương. Nếu thiếu hụt canxi, các tế bào xương mới sẽ không được hình thành. Mặc dù, canxi lắng đọng là một trong những nguyên nhân dẫn tới gai cột sống cổ nhưng không phải vì thế mà người bệnh kiêng tuyệt đối canxi. Bổ sung canxi giúp các tổn thương ở xương phục hồi, hạn chế nguy cơ thoái hóa và đau nhức xương khớp.

    >>>Xem thêm: Người bị gai cột sống có bổ sung canxi được không? 

    13.2. Gai cột sống có uống glucosamine được không?

    Glucosamine được tìm thấy ở một số động vật có vỏ như vỏ sò, xương động vật, nấm. Thực tế các dạng bổ sung của Glucosamine được lấy từ nguồn tự nhiên.

    Trong khi đó, hoạt chất này có tác dụng rất tốt cho xương khớp. Cụ thể:

    • Cải thiện triệu chứng viêm trên xương khớp.
    • Hỗ trợ phát triển các mô giữa sụn và khớp của bạn, giúp xương khớp hoạt động linh hoạt, dễ dàng.

    Cũng như canxi, việc bổ sung glucosamine là cần thiết cho người bị gai cột sống. Vì vậy, người bệnh gai cột sống cổ hoàn toàn có thể sử dụng Glucosamine. Tuy nhiên, liều lượng như thế nào người bệnh nên tham vấn ý kiến của chuyên gia.

    13.3. Gai cột sống cổ có nên tập gym không?

    Nếu bạn kiểm soát được các triệu chứng gai cột sống cổ thì việc tập gym có thể thực hiện bình thường. Tuy nhiên, các bài tập phải được thiết kế phù hợp với thể trạng người bệnh. Không nên tập với cường độ cao, vì các bài tập nặng có nguy cơ khiến bệnh thêm trầm trọng.

    13.4. Gai cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm có giống nhau không?

    Đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Cả hai đều là dạng thoái hóa xương khớp ở cột sống nhưng hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường chèn ép vào ống sống, còn gai cột sống là thoái hóa xương khớp ở vùng cột sống, hình thành gai xương.

    13.5. Gai cột sống cổ có di truyền không?

    Với những nguyên nhân phân tích ở trên, có thể nói gai cột sống cổ là bệnh không thể di truyền mà chủ yếu do thói quen không tốt trong cuộc sống hàng ngày hoặc bệnh lý xương khớp hình thành. Vì vậy, bạn có thể an tâm vì bệnh lý gai cột sống không di truyền.

    Trên đây là một số thông tin về bệnh lý gai đốt sống cổ, những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Gai đốt sống cổ có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn khởi phát. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn, giải đáp!

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    4 bình luận cho “Gai đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”

    1. Vinh viết:

      Xin cảm ơn đã viết bài nhiệt tình…

      • Chào bạn! Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của Dược Phẩm Tâm Bình. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn có thể để lại SĐT hoặc liên hệ trực tiếp tới số hotline 0343 446699 để được các Dược Sĩ Tâm Bình tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé.
        Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    2. Nhờ tư vấn giùm tôi bị gai đốt sống cổ cách chữa xin cảm ơn ạ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thử ngay 13 bài tập giảm đau cổ tay ngay tại nhà “siêu dễ”! 26/08/22
      Cổ tay là một trong những vị trí phải hoạt động nhiều trên cơ thể. Do đó nó có nhiều…
      Đau xương bàn chân là bệnh gì? Điều trị như thế nào? 13/07/24
      Nhiều người gặp phải tình trạng đau xương bàn chân mà không hề hay biết nguyên nhân gây bệnh là…
      Đau lưng nên ăn gì và kiêng gì? 11 gợi ý giúp cải thiện tình trạng bệnh 06/09/24
      Đau lưng gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Để mau chóng “thoát khỏi” tình trạng này,…
      Đau đầu gối: Cảnh báo 8 bệnh lý xương khớp cần điều trị 09/10/23
      Đầu gối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vận động của cơ thể, chịu áp lực lớn…
      Xem thêm