Hỏi: Một tuần gần đây tôi có biểu hiện đau bụng đi ngoài ban đêm. Khi thì 2h sáng, khi lại 3h, 4h. Đi ngoài nhiều khiến tôi mệt mỏi, 1 phần vì mất ngủ, phần mất nước. Vậy cho tôi hỏi, tôi đang mắc bệnh gì, nguyên nhân do đâu? Phải làm gì để giải quyết tình trạng tiêu chảy ban đêm? Rất mong nhận được tư vấn của dược sĩ.
(Nguyễn Thị Hoàn, 30 tuổi, Quảng Ninh)
Trả lời:
Chào chị Nguyễn Thị Hoàn, đau bụng đi ngoài ban đêm là triệu chứng phổ biến của đường tiêu hóa mà nhiều người đang gặp phải. Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đau bụng đi ngoài phần lớn là do rối loạn tiêu hóa gây nên, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Để biết chính xác nguyên nhân do đâu, tốt nhất chị Hoàn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám. Ngoài ra, chị có thể tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về các nguyên nhân gây ra cũng như phương pháp xử lý khi gặp tình trạng này.
1. Đau bụng đi ngoài ban đêm do đâu?
Đau bụng, đi ngoài do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
1.1. Đau bụng đi ngoài ban đêm do ngộ độc thực phẩm
Sau bữa cơm tối, nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm sẽ gây tổn thương niêm mạc, ảnh hưởng tới việc vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng quặn từng cơn, sau đó kèm hiện tượng muốn đi đại tiện. Cơn đau sẽ dần dần dịu đi sau vài lần đi cầu hoặc nôn ói.
1.2. Đau bụng đi ngoài ban đêm do nhiễm virus, vi khuẩn
Phần lớn các trường hợp đau bụng, đi cầu vào ban đêm là do nhiễm virus, hoặc sử dụng thực phẩm, nguồn nước có chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
Các loại virus, vi khuẩn điển hình gây tình trạng đi ngoài như:
- Virus: Rotavirrus (Virus gây tiêu chảy ở trẻ em) , Norovirus (virus gây tiêu chảy ở người lớn)..
- Vi khuẩn: E.Coli, Shigella, Vibrrio cholera…
- Ký sinh trùng: Crytosporidium
1.3. Rối loạn tiêu hóa
Chế độ ăn uống vô tội vạ, dung nạp quá nhiều thức phẩm cay nóng, đồ ăn chiên rán, rượu bia, chất kích thích… gây rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng này thường gây ra biểu hiện đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài….
Để biết chính xác có phải là rối loạn tiêu hóa hay không, người bệnh cần theo dõi biểu hiện đi kèm như: đau bụng dưới âm ỉ hoặc từng cơn, đi cầu nhiều lần, bụng căng chướng, đầy hơi…
1.4. Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột có triệu chứng tương tự như rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài phân lỏng, sống phân, đau bụng quặn từng cơn… Nguyên nhân là do loạn khuẩn đường ruột, có thể là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tây (thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị ung thư…) khiến cho vi khuẩn có hại phát triển, lấn át vi khuẩn có lợi. Từ đó, gây tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng.
1.5. Do mắc phải bệnh lý đại tràng
Ngoài những nguyên nhân trên, nếu mắc phải các bệnh lý như: Polyp đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng… người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng đau quặn bụng, đi ngoài liên tục, phân lỏng, sống phân…
Ngoài ra, các bệnh lý này còn gây ra các triệu chứng như: Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ăn uống kém, người mệt mỏi, xanh xao…
Hiện tượng đau bụng đi ngoài do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trường hợp chỉ xảy ra 1-2 lần thì không phải lo lắng nhiều, tuy nhiên nếu kéo dài ít nhất 1 tuần thì người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Đau bụng đi ngoài – Phát hiện nguyên nhân mà ai cũng có nguy cơ mắc phải
2. Đau bụng đi ngoài ban đêm khi nào cần gặp bác sĩ?
Theo Kirsten Nunez, thông thường, tiêu chảy sẽ thuyên giảm sau 2 ngày. Nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục kéo dài, hoặc nếu có thêm triệu chứng sau thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám:
- Cơ thể mất nước, ít hoặc không đi tiểu.
- Nước tiểu đậm
- Chóng mặt
- Người mệt mỏi, yếu đuối
- Đau trực tràng nghiêm trọng
- Nôn mửa thường xuyên
- Sốt trên 39 độ C
- Phân đen có máu kèm theo
3. Làm thế nào để điều trị chứng đau bụng đi ngoài ban đêm?
Phương pháp điều trị tiêu chảy ban đêm dựa trên nguyên nhân gây ra. Người bệnh có thể tham khảo các cách xử trí sau:
3.1. Bù nước và điện giải
Đây là điều đầu tiên mà người bệnh nên thực hiện sau khi bị tiêu chảy, kể cả người lớn hay trẻ em.
Với người lớn, có thể uống nước trái cây hoặc sử dụng Oresol điện giải. Trường hợp không thể uống được nước do có cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, có thể truyền dịch qua tĩnh mạch.
Với trẻ nhỏ, nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng, tránh để cơ thể mất nước quá lâu gây ra tình trạng mệt mỏi.
Tuy nhiên, cần tránh sử dụng sữa, rượu, đồ uống chứa caffeine, vì nó có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
3.2. Sử dụng thuốc tây
Thông thường, khi bị đau bụng đi ngoài, bác sĩ thường kê các loại thuốc sau:
Berberin: Loại thuốc trị đau bụng tiêu chảy có nguồn gốc thảo dược, dùng để điều trị triệu chứng tiêu chảy, viêm đường ruột.
Loperamide: Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa ở ruột, cho phép thực phẩm ở lại đại tràng lâu hơn. Từ đó, giúp đường ruột hấp thu chất dinh dưỡng, giảm số lượng nhu động ruột, giảm tình trạng đau bụng đi ngoài.
Diphenoxylate: Có tác dụng giảm hoạt động của nhu động ruột, từ đó cải thiện triệu chứng đi ngoài, sống phân.
Uống men vi sinh: giúp khôi phục, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định các loại thuốc như: Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin…
Các loại thuốc tây thường có hiệu quả nhanh, tuy nhiên người bệnh nên chú ý liệu trình và liều lượng sử dụng theo đúng chỉ định. Bởi, việc lạm dụng có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới gan, thận, hệ tiêu hóa.
4. Hỗ trợ điều trị đau bụng đi ngoài bằng bài thuốc cổ phương kết hợp với tinh chất hiện đại
4.1. Bài thuốc cổ phương “Tứ quân tử thang” hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài
“Tứ quân tử thang” là bài thuốc cổ phương nổi tiếng đời nhà Tống có tác dụng bổ khí, kiện tỳ vị, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng.
Với thành phần chính gồm 4 vị là: Bạch truật, Bạch linh, Đảng sâm (Nhân sâm), Cam thảo . Mỗi vị lại có công dụng khác nhau, cụ thể:
- Bạch truật: Kiện tỳ táo thấp, hỗ trợ bồi bổ hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng kém ăn, đầy bụng, đi ngoài…
- Nhân sâm (Đảng sâm): Có chức năng tiêu hóa, vận chuyển đồ ăn, nước, ích dưỡng..
- Bạch linh: Tăng cường chức năng vận hóa tỳ vị.
- Cam thảo: Giúp bổ trung hòa vị.
4.2. Tinh chất thiên nhiên hỗ trợ ngăn ngừa bệnh đường tiêu hóa
Ngoài ra, Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phát hiện ra các tinh chất thiên nhiên có công dụng tốt trong hỗ trợ cải thiện đau bụng, đi ngoài. Cụ thể:
Nanocurcumin: Giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, kháng viêm, kháng khuẩn. Tăng bài tiết chất nhầy mucin trong dịch vị. Từ đó, tái tạo niêm mạc dạ dày, đại tràng bị tổn thương. Nanocurcumin bào chế dạng lỏng, có ưu điểm tan hoàn toàn trong nước, tăng khả năng hấp thu gấp 185 lần Curcumin truyền thống và gấp 4 lần Nanocurcumin dạng bột.
Immunecanmix: Giúp đa dạng hóa các yếu tố kích thích hệ miễn dịch, để cơ thể chống chọi với bệnh tật. Từ đó, hỗ trợ người bệnh trong các trường hợp như: Hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, bệnh do virus gây ra, hỗ trợ cải thiện viêm nhiễm đường tiêu hóa.
5. Biện pháp phòng ngừa đau bụng đi ngoài ban đêm từ chuyên gia
Đau bụng đi ngoài do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, điểm chung đều có liên quan đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng này, người bệnh nên chú ý thực hiện những điều sau:
- Bữa tối, không nên ăn thức ăn chưa được chế biến chín như: gỏi cá, tiết canh, nem chua…
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc an toàn, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng đồ đã quá hạn.
- Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, không uống nước lã.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch, không ô nhiễm.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Đau bụng đi ngoài ban đêm sẽ kết thúc sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài kèm theo những triệu chứng như sống phân, đầy hơi, mệt mỏi… Người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xử lý kịp thời. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào có thể liên hệ hotline 0865344349 để được dược sĩ tư vấn.
Xem thêm:
- Đau bụng đi ngoài nên ăn gì kiêng gì?– Đọc ngay kẻo phí
- Thuốc đau bụng đi ngoài loại nào tốt nhất? – Rất cẩn thiết khi bị cơn đau bụng đi ngoài ập đến nửa đêm
- Chữa đau bụng đi ngoài bằng cách nào?– Bổ sung phương pháp điều trị tại nhà cho bạn
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Nguyên nhân gây tiêu chảy vào nửa đêm
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321936 - Tìm hiểu tiêu chảy về đêm
https://www.healthline.com/health/diarrhea/nocturnal-diarrhea - Tìm hiểu về Nanocurcumin dạng lỏng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh đường tiêu hóa
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30006023/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.