Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    04/11/21

    Không chỉ quan tâm tới phác đồ điều trị, việc ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì cũng là mối băn khoăn của người bệnh và người nhà bệnh nhân. Bài viết sau sẽ là lời giải cho vấn đề này.

    5/5 - (149 bình chọn)

    1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người bị ung thư đại tràng

    Ung thư đại tràng khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn dẫn tới thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cùng với đó, các phương pháp điều trị bệnh như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… có ảnh hưởng nặng nề đến thể trạng của người bệnh. Bởi vậy, người bệnh cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục.

    Để trả lời câu hỏi ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì, trước hết bạn cần ghi nhớ nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người ung thư đại tràng. Đó là phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời tránh các thực phẩm gây hại hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.

    ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì

    Xem thêmUng thư đại tràng – Căn bệnh đe dọa tới tính mạng

    2. Ung thư đại tràng nên ăn gì?

    Nếu bạn đang thắc mắc ung thư đại tràng nên ăn uống gì thì những loại thực phẩm dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn.

    2.1. Nên ăn rau có màu xanh đậm

    Người bị ung thư đại tràng có thể bổ sung: bắp cải, rau bina… vào bữa ăn hàng ngày. Các loại rau này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, trong đó dồi dào axit folic và vitamin B.

    Rau có màu xanh đậm

    Người bị ung thư đại tràng có thể bổ sung bắp cải, rau bina… vào bữa ăn hàng ngày

    2.2. Đừng quên khoai lang

    Đây là một vị thuốc nhuận tràng tự nhiên. Khoai lang bổ sung chất xơ, tạo môi trường lý tưởng cho các loại lợi khuẩn đường ruột phát triển. Thành phần chất chống oxy hóa trong khoai lang có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào ung thư. Do đó, khoai lang là thực phẩm phù hợp cho người bị ung thư đại trực tràng.

    Khoai lang

    Khoai lang là một vị thuốc nhuận tràng tự nhiên

    2.3. Ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì?

    Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì chính là các loại quả có màu đỏ, màu cam, vàng đậm như: cam, dưa hấu, dâu tây, đu đủ…

    – Cam: Bệnh nhân ung thư đại tràng bị đầy hơi, ăn không tiêu có thể sử dụng nước cam.

    – Dứa: Trong dứa chứa 2 phần tử hợp nhất CCZ và CCS giúp kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư, kìm hãm khả năng di căn.

    – Bơ cũng là một gợi ý hữu ích vì nó chứa vitamin B, K, E,C, kali… có lợi cho sức khỏe.

    Chất xơ trong hoa quả nói riêng và chất xơ trong các loại thực phẩm nói chung giúp gia tăng tiêu thụ axit folic, giảm pH trong lòng đại tràng. Nó đồng thời kích thích sản xuất các acid béo chuỗi ngắn cùng yếu tố vi lượng chống hiện tượng oxy hóa.

    Bơ

    Bơ chứa vitamin B, K, E,C, kali

    2.4. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

    Bệnh nhân ung thư đại tràng đang điều trị bằng hóa chất, xạ trị nên ưu tiên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt. Bởi yến mạch, hạt điều, hạt óc chó… cung cấp chất xơ, vitamin, sắt, magie, folate… Các chất này rất tốt cho sức khỏe của người bị ung thư đại tràng. Bệnh nhân ung thư đại tràng được khuyên là nên thêm ít nhất 1 – 2 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn.

    Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì - ngũ cốc nguyên hạt

    Yến mạch, hạt điều, hạt óc chó,… cung cấp chất xơ, vitamin, sắt, magie, folate

    2.5. Nên dùng một số loại gia vị

    Nằm trong danh sách lời đáp cho ung thư trực tràng nên ăn gì là một số loại gia vị. Gừng có thành phần chứa gingerol giúp kháng viêm và chống oxy hóa mạnh. Uống nước gừng cũng là một cách giúp giảm các triệu chứng bị đầy hơi, khó tiêu của bệnh nhân bị ung thư đại tràng. Thành phần của tỏi, hành giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa.

    2.6. Sữa và các chế phẩm từ sữa tốt cho người bệnh

    Trong thời kỳ điều trị bằng hóa chất, người bị ung thư đại tràng thường bị chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, không muốn ăn thì uống sữa sẽ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào, giàu chất béo thực vật và axit linoleic giúp chống lại tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng sữa ít béo, phô mai, váng sữa…

    Đặc biệt, sữa chua được coi là loại sữa dành cho người ung thư đại tràng và nên nằm trong thực đơn của người bị ung thư trực tràng. Do sữa chua chứa lợi khuẩn đường ruột giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích nhu động ruột.

    Sữa

    Sữa và các chế phẩm từ sữa giàu chất béo thực vật và axit linoleic giúp chống lại tế bào ung thư.

    2.7. Người ung thư đại tràng cần uống đủ nước

    Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp người bệnh hạn chế tình trạng táo bón và mệt mỏi. Lượng nước hàng này này bao gồm cả nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả.

    3. Ung thư đại tràng kiêng gì?

    Bên cạnh danh sách các loại thực phẩm người ung thư đại tràng nên ăn thì người bệnh cũng cần kiêng nhiều loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

    3.1. Hạn chế thịt đỏ

    Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê… được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao gấp 3 lần. Bạn có thể thay thịt đỏ bằng thịt trắng hoặc hải sản.

    3.2. Không ăn thực phẩm chứa nhiều muối, lên men

    Dưa muối, cà muối… khi trồng có nhiều phân đạm, nếu muối chưa kỹ sẽ chứa nhiều muối nitrit. Chất này khi kết hợp với amin bậc 2 có trong một số thực phẩm như tôm, cá sẽ biến đổi thành nitrozamin có khả năng gây ung thư.

    Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì - Dưa muối

    Ăn nhiều thực phẩm muối, lên men có nguy cơ gây ung thư

    3.3. Loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn

    Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, lạp xưởng, thịt muối… có hàm lượng natri nitrit cao. Đây là “thủ phạm” gây ung thư. Do đó, để ko khiến bệnh trở nên trầm trọng cũng như dự phòng bệnh, hãy loại bỏ loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn.

    3.4. Không ăn đồ chiên, nướng

    Hình thức chế biến thức ăn dưới dạng chiên, nướng sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư. Bên cạnh đó, thức ăn nhiều dầu mỡ còn dễ dẫn đến béo phì, một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng.

    Ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì - Đồ chiên

    Chế biến thức ăn dưới dạng chiên, nướng sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư

    3.5. Nói “không” với thực phẩm chứa nhiều đường

    Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, siro… không những cung cấp ít dưỡng chất cho cơ thể mà còn là thức ăn mà tế bào ung thư rất ưa thích. Việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư gia tăng kích thước, số lượng.

    3.6. Người bị ung thư đại tràng phải kiêng uống bia, rượu

    Bạn nên “nói không” với bia, rượu bởi các loại nước uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Hơn nữa, loại đồ uống này cũng gây ra tác động xấu đối với sức khỏe nói chung.

    Thuốc lá

    Thuốc lá là “thủ phạm” gây các bệnh lý tim mạch, ung thư phổi và ung thư đại tràng

    4. Lời khuyên của chuyên gia

    Ngoài việc chú ý tới ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì, TTƯT, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng (Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) khuyên bạn nên:

    – Ăn đúng giờ, đủ bữa.

    – Chia nhỏ bữa ăn. Bởi người bị ung thư đại tràng thường tiêu hóa kém.

    – Ăn chậm, nhai kỹ.

    – Ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu, nhất là đối với bệnh nhân sau mổ ung thư đại tràng.

    – Ưu tiên các món luộc, hấp.

    – Giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng.

    – Tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng.

    – Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ.

    Hy vọng những thông tin về ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì đã giúp ích cho bạn. Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Mách bạn 8+] cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà “siêu dễ” 19/10/20
      Kinh nghiệm dân gian đã đúc kết ra nhiều bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà an…
      TOP 11 nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn – Cách điều trị & lưu ý từ bác sĩ 18/11/23
      Đau bụng dưới rốn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó có các bệnh nguy hiểm…
      Polyp đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị 31/10/19
      Polyp đại tràng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nếu không được phát hiện và điều trị kịp…
      Mách bạn 5 cách chữa đầy bụng dân gian chỉ trong “một nốt nhạc” 21/09/19
      Đầy bụng (đầy hơi, chướng bụng), khó tiêu là tình trạng thường gặp, gây khó chịu trong ăn uống và…
      Xem thêm