5+ bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    5+ bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả từ chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Trang Vũ

    27/08/21

    Áp dụng các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng yoga mỗi ngày giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Đây cũng là cách chữa bệnh an toàn, tốt cho sức khỏe. Cùng tham khảo một số bài tập giúp bạn chữa rối rối loạn thần kinh thực vật ngay tại nhà!

    5/5 - (102 bình chọn)

    1. Tác dụng của bài tập yoga trong chữa rối loạn thần kinh thực vật

    Các bài tập thể dục, đặc biệt là yoga có thể cải thiện cả sức khỏe và tinh thần hiệu quả. Bộ môn yoga được thiết kế đem lại cho người tập sự dẻo dai, tăng cường sức mạnh, sự hưng phấn. Từ đó giúp thoải mái, hiệu quả trong việc kiểm soát cảm xúc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, yoga cải thiện tốt tình trạng rối loạn nhịp tim, huyết áp, rối loạn tiêu hóa,…

    bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật

    Một số tác dụng của yoga trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật:

    • Tạo cân bằng giữa hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
    • Kích hoạt hệ thống phó giao cảm, giúp bình thường hóa chức năng hệ thống thần kinh tự chủ.
    • Kích thích hệ tim mạch, điều hòa quá trình đào thải nhiệt
    • Thường xuyên tập luyện giúp hệ thần kinh hoạt động tự chủ và có trình tự, dễ dàng quản lý.

    Ngoài tác dụng điều trị bệnh, tập luyện yoga còn giúp người bệnh tư giãn đầu óc, tăng khả năng tập trung cũng như tăng năng suất và hiệu quả công việc.

    2. Hướng dẫn 5+ bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

    Trong yoga có rất nhiều bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV) hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập điển hình, dễ thực hiện, những người mới bắt đầu cũng có thể áp dụng:

    2.1 Bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng hít thở

    Hít thở là bài tập đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Hít thở nhiều, đúng cách sẽ giúp não tăng sản sinh serotonin – Một loại chất có tác dụng thúc đẩy khả năng tập trung, cải thiện tâm trạng theo chiều hướng tích cực. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, vui vẻ hơn. Bệnh RLTKTV vì thế mà cũng được cải thiện.

    bài tập hút thở chữa rối loạn thần kinh thực vật

    Tập hít thở cũng là cách thúc đẩy đào thải các độc tố ở tim như CO2 và N2 ra ngoài, mang đến một trái tim khỏe mạnh.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Từ từ hít vào nhẹ nhàng. Song song với quá trình hít vào, cơ bụng từ từ căng ra.
    • Bước 2: Nín thở giữ hơi. Cố gắng thực hiện càng lâu càng tốt.
    • Bước 3: Từ từ đẩy hơi thở ra bằng mũi. Đồng thời tiến hành hóp bụng hết cỡ, bụng hóp càng lâu càng tốt.

    2.2 Chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng bài tập thiền

    Thiền tưởng chừng đơn giản nhưng lại là phương pháp giúp nâng cao tính tập trung, điều chỉnh sự cân bằng ở hệ thần kinh thực vật hiệu quả. Do đó, cải thiện tốt tình trạng rối loạn thần kinh thực vật do căng thẳng gây ra. Ngồi thiền thường xuyên giúp thư giãn, ổn định tinh thần, tâm trí vì thế mà tĩnh lặng hơn.

    bài tập thiền chữa rối loạn thần kinh thực vật

    Để thiền hiệu quả, chúng ta cần:

    • Tập ở không gian yên tĩnh, thoáng mát, tránh bị làm phiền.
    • Thời điểm tập lý tưởng nhất là sáng sớm và tối.
    • Thời gian tập ít nhất 15 phút, thiền càng lâu càng tốt.

    2.3 Bài tập Yoga tư thế lạc đà chữa lành rối loạn thần kinh thực vật

    Bài tập này giúp giải phóng căng thẳng hiệu quả, tăng cường lưu thông máu. Từ đó chữa lành các rối loạn trên cơ thể. Tư thế này cũng rất tốt cho người gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là gù lưng.

    tư thế lạc đà trị rối loạn thần kinh thực vật

    Cách thực hiện:

    • Ngồi gập chân, gót chạm hông, giữ lưng thẳng, hít thở sâu, đều.
    • Nhấc hông lên, quỳ trên thảm tập. Dùng 2 tay nắm chặt cổ chân, thở đều.
    • Dồn mọi trọng lực vào 2 cánh tay, rướn ngực lên phía trước để cảm nhận sức căng của cơ thể. Tư thế đúng là hông và eo phải xô về phía trước.
    • Đầu vẫn ngửa ra sau, thả lỏng vai, xoay vai ra phía sau để hỗ trợ lực cho tay.
    • Giữ tư thế trong 10-20 giây. Sau đó từ từ trở về tư thế chuẩn bị, lặp lại động tác 4-5 lần.

    2.4 Bài tập với tư thế cây cầu

    Tương tự như bài tập tư thế lạc đà, tư thế cây cầu hỗ trợ máu lưu thông khắp cơ thể. Tâm trí vì vậy mà được làm dịu, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

    trị rối loạn thần kinh thực vật bằng yoga

    Cách thực hiện:

    • Thả lỏng cơ thể, nằm ngửa trên sàn, 2 tay thẳng dọc thân người.
    • Gập đầu gối lại, dùng 2 tay nắm chặt cổ chân. Đồng thời đẩy thân lên cao, dồn mọi lực và cổ chân và 2 bờ vai để cảm nhận sự căng của lưng và cổ.
    • Điều chỉnh khoảng cách 2 chân rộng bằng vai, giữ tư thế trong 30 giây hoặc lâu hơn có thể.
    • Trở về tư thế ban đầu và lặp lại động tác 3-5 lần.

    2.5 Tư thế ngồi làm việc

    Tư thế này có phần giống với bài tập thiền, tuy nhiên tay chân sẽ được giải phóng nhiều hơn. Thông qua bài tập với tư thế này sẽ giúp phát triển sức mạnh cơ thể bằng cách duỗi thẳng cột sống và giải phóng căng thẳng.

    tư thế ngồi làm việc chữa rối loạn thần kinh thực vật

    Cách thực hiện:

    • Ngồi thẳng lưng, tay duỗi thẳng tự nhiên. 2 chân duỗi ra, bàn chân hướng lên trên.
    • Căn chỉnh đầu hướng lên trần nhà để làm thẳng và kéo dài cột sống.
    • Co duỗi bàn chân, đặc biệt là phần gót chân.
    • Từ từ gập người theo hướng chân đang duỗi, ép sát với chân.
    • Giữ tư thế khoảng 20-30 giây, lặp lại 4-5 lần.

    2.6 Các bài tập khác

    Ngoài các bài tập yoga chữa rối loạn thần kinh thực vật, tham gia các môn thể thao khác cũng là cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe cơ thể, hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, stress. Do đó, hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả.

    Một số môn thể thao người bệnh tập luyện mỗi ngày:

    • Chạy bộ.
    • Bơi lội.
    • Cầu lông, bóng bàn.
    • Bóng rổ.
    • Đạp xe,…

    3. Những lưu ý khi chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng bài tập

    Điều trị RLTKTV bằng các bài tập là phương pháp hiệu quả nên áp dụng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Tuân thủ đúng các kỹ thuật giúp phát huy hiệu quả điều trị, tránh ảnh hưởng tới cơ xương khớp.
    • Kết hợp tập luyện với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
    • Kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả.
    • Phương pháp này chỉ hỗ trợ điều trị, hoàn toàn không thể thay thế thuốc hay các chỉ định từ bác sĩ.

    Ngoài ra, khi áp dụng các bài tập mà tình trạng bệnh không cải thiện, thậm chí nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá mức độ bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp, kịp thời.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tiêu chảy hậu covid: Nguyên nhân và cách điều trị 20/06/22
      Ngoài các triệu chứng ho, mệt mỏi, hụt hơi… nhiều người cũng xuất hiện tình trạng tiêu chảy hậu Covid…
      Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2024 26/09/23
      Chướng bụng đầy hơi khó tiêu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai.…
      Đau bụng trên rốn là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị và phòng tránh 24/09/23
      Đau bụng trên rốn hay còn gọi là đau thượng vị, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và…
      Smecta là thuốc gì? Công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng 25/08/20
      Smecta là thuốc được sử dụng trong trường hợp tiêu chảy dài ngày hoặc ngắn ngày. Tuy nhiên không phải…
      Xem tất cả bài viết