Tiểu đêm ở nam giới – Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH SINH LÝ

    Tiểu đêm ở nam giới – Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    29/06/21

    Tiểu đêm ở nam giới không chỉ làm đảo lộn nhịp sinh hoạt, gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp để khắc phục chứng tiểu đêm?

    4.9/5 - (14 bình chọn)

    1. Tiểu đêm là gì?

    Tiểu đêm là hội chứng rối loạn tiểu tiện phổ biến ở nam giới, nhất là những người ở độ tuổi trung niên. Theo Hội Niệu học Quốc tế, tiểu đêm là tình trạng đi tiểu nhiều hơn một lần vào ban đêm kèm theo cảm giác buồn tiểu gấp, khó nhịn tiểu.

    Người mắc tình trạng này thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Lâu dần gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe. Theo các thống kê y tế, những người bị tiểu đêm có nguy cơ té ngã, chấn thương, đột quỵ cao hơn nhiều so với những đối tượng khác.

    2. Nguyên nhân gây nên chứng tiểu đêm

    Chúng ta cần lưu ý rằng, tiểu đêm được hiểu là triệu chứng, không phải là căn bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phiền toái này, điển hình như:

    nguyên nhân gây tiểu đêm

    2.1 Tiểu đêm do lượng dịch trong cơ thể mất cân bằng

    Lượng dịch trong cơ thể được cho là cân bằng nếu lượng nước tiểu bài tiết ra nhỏ hơn 40ml/kg/ngày. Nếu vượt quá con số đó khoảng 35% thì khả năng cao nam giới sẽ phải thức dậy đi tiểu vào ban đêm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, sử dụng bia rượu vào tối ngày hôm trước, uống cà phê và sử dụng các chất gây kích thích khác.

    2.2 Tiểu đêm do rối loạn điều khiển của hệ thần kinh

    Thông thường, bàng quang có khả năng chứa khoảng 300 đến 400ml nước tiểu. Lượng chất lỏng sau khi đã qua bài tiết sẽ từ thận đẩy xuống bàng quang. Khi bàng quang đầy sẽ phát tín hiệu đến hệ thần kinh, gây cảm giác “mắc tiểu”.

    Tuy nhiên, nếu sự dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh bị rối loạn, phát tín hiệu “sai lệch” thì tiểu nhiều vào đêm là điều khó tránh khỏi. Trên thực tế, rất nhiều nam giới đi tiểu nhiều lần trong đêm, nhưng lượng bài tiết mỗi lần đều rất ít.

    Ngoài ra, hiện tượng ngưng thở khi ngủ cũng khiến nam giới thường xuyên bí tiểu và tiểu vào đêm nhiều lần.

    >>> Video đề xuất: Tổng hợp các nguyên nhân gây tiểu đêm

    2.3 Rối loạn chức năng hệ bài tiết dẫn đến tiểu đêm

    Những người khỏe mạnh có thể ngủ xuyên đêm mà không phải trở dậy đi tiểu, do cơ thể có khả năng cô đặc nước tiểu. Từ đó làm giảm áp lực bàng quang. Tuy nhiên, theo thời gian, chức năng này dần suy yếu.

    Ngoài yếu tố tuổi tác, hệ bài tiết bị rối loạn chức năng còn do các lý do như:

    • Nhiễm trùng đường tiết niệu
    • Viêm bàng quang
    • Các bệnh niệu đạo gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu từ bàng quang
    • Do mắc các bệnh lý khác như: bệnh huyết áp, đái thảo đường, suy giảm chức năng tim thận,…

    Xem thêm Tổng hợp cách điều trị THẬN YẾU được chuyên gia chia sẻ

    2.4 Tiểu đêm do phì đại tuyến tiền liệt

    Đây là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến 50% ở nam giới ở độ tuổi từ 50-60, đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu đêm. Tuy là bệnh lý lành tính, nhưng khi tiền liệt tuyến bị phì đại sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy.

    Bên cạnh đó, phì đại tuyến tiền liệt còn làm thành bàng quang dày lên, khiến lượng nước tiểu chứa được giảm đi. Người bệnh sẽ nhanh “mắc tiểu” hơn người bình thường.

    2.5 Đi tiểu nhiều lần do tác dụng phụ của các loại thuốc

    Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp, phù ngoại biên ở chân cũng làm tăng tần suất tiểu đêm. Nguyên nhân do các loại thuốc này thúc đẩy hoạt động bài tiết, từ đó dồn nước tiểu xuống bàng quang nhanh hơn, gây “mắc tiểu”.

    Một số loại thuốc gây tiểu đêm phổ biến là:

    • Furosemide
    • Lithium
    • Phenytoin
    • Demeclocycline

    2.6 Tiểu đêm do suy giảm chức năng tạng thận

    Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động bài tiết. Thận thực hiện nhiệm vụ đào thải chất cặn bã, độc tố, điều tiết chất điện giải, kiểm soát huyết áp và sản sinh hồng cầu. Ngoài ra, thận còn chủ về sinh lý và khả năng tình dục của nam giới. Thận hư dẫn đến suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý.

    Theo quy luật tự nhiên, nữ 49 tuổi, nam 64 tuổi, chức năng tạng thận bước vào thời kỳ suy giảm. Rất nhiều trường hợp dù không uống nhiều nước, không có các bệnh lý đi kèm, không dùng thuốc nhưng vẫn tiểu đêm nhiều lần.

    Theo nguyên lý Y học cổ truyền, tạng Thận chủ Thủy và nhị tiện (đại tiểu tiện). Ở những người trung niên và người cao tuổi, tạng thận suy yếu dẫn đến rối loạn trao đổi thủy dịch, nhị tiện mất kiểm soát. Từ đó gây tiểu nhiều, tiểu đêm, thậm chí tiểu mất kiểm soát. Chứng trạng này ở người già chủ yếu là do thận dương hư yếu.

    3. Triệu chứng tiểu đêm và các biểu hiện đi kèm

    Tiểu đêm được biết đến là tình trạng thường xuyên đi tiểu nhiều hơn một lần vào ban đêm. Ở một số trường hợp, số lần đi tiểu có thể lên tới 6-7 lần, thậm chí nhiều hơn.

    triệu chứng tiểu đêm

    Bên cạnh tần suất đi tiểu lớn, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng bất thường như:

    • Cảm giác đau rát khi đi tiểu
    • Tiểu buốt, tiểu rắt
    • Nóng niệu đạo
    • Bàng quang thường xuyên căng tức
    • Lượng nước tiểu bài tiết rất ít
    • Tiểu ra mủ, ra máu
    • Đau lưng, mỏi gối
    • Lòng bàn chân, bàn tay lạnh

    Tình trạng này thường gặp hơn từ độ tuổi trung niên trở đi, do sự suy giảm chức năng cơ thể hoặc mắc các bệnh lý có liên quan. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh dậy vào ban đêm nên càng dễ có cảm giác buồn tiểu.

    Ngược lại, đi tiểu nhiều lần càng khiến họ mất ngủ, khó vào lại giấc, thậm chí trằn trọc cả đêm. Đây là một vòng tròn “luẩn quẩn”, khiến người bệnh mệt mỏi. Lâu dần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    4. Tiểu đêm có phải là dấu hiện suy giảm chức năng sinh lý không?

    Theo các chuyên gia y tế, tiểu đêm nhiều có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do thận suy giảm chức năng. Ngoài chức năng bài tiết, thận còn góp phần điều tiết hormone sinh dục nam – Testosterone và Androgen. Khi mắc các bệnh về thận, ngoài triệu chứng tiểu đêm nhiều lần, khả năng tự sản sinh các hormone này của cơ thể cũng bị suy giảm.

    Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến nam giới suy giảm chức năng sinh lý, mất đi hứng thú và cảm xúc trong chuyện “chăn gối”. Ngoài ra, sự thiếu hụt Testosterone còn khiến phái mạnh trở nên dễ cáu gắt, thiếu tự tin, cơ thể kém săn chắc, râu tóc bạc… Đặc biệt tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa như tim mạch, huyết áp, tiểu đường…

    >>> Video đề xuất: Tiểu đêm ảnh hưởng thế nào đến chức năng sinh lý nam giới?

    Đặc biệt, thận suy yếu cũng làm suy giảm tốc độ lưu thông máu đến dương vật, gây rối loạn cương dương, khó cương cứng. Thận hư còn dẫn đến các vấn đề liên quan đến yếu sinh lý khác như: xuất tinh sớm, liệt dương hoặc rối loạn cương dương.

    Như vậy, tiểu đêm nhiều lần do thận yếu và suy giảm chức năng sinh lý có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bệnh nhân bị thận hư, thận yếu thì cũng có nguy cơ cao yếu sinh lý.

    4. Giải pháp khắc phục tình trạng tiểu đêm ở nam giới

    giải pháp cải thiện chứng tiểu đêm

    Như đã nói ở trên, tiểu đêm do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì thế, khi mắc chứng trạng này, nam giới cần điều chỉnh một số thói quen, đồng thời thực hiện các lưu ý sau:

    4.1 Điều chỉnh chế độ và thời gian ăn uống, sinh hoạt

    Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất đi tiểu mỗi đêm của người bệnh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lại cho phù hợp cũng không quá khó:

    • Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ
    • Giảm ăn các loại rau, canh có tính lợi tiểu như rau cải, bầu, bí, mướp,… đặc biệt vào bữa tối.
    • Hạn chế các loại trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, dứa, bưởi,…
    • Không dùng đồ ăn chứa nhiều muối
    • Tăng cường các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin, chất xơ
    • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để có cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái.

    !!! Đừng bỏ lỡ: Tiểu đêm nhiều kiêng gì và ăn gì?

    4.2 Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng

    Tâm lý lo lắng, căng thẳng thường gây ra cảm giác mất ngủ, ngủ chập chờn. Vì thế, người bệnh không nên tự tạo cho mình áp lực. Nên đi ngủ với tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Giấc ngủ sâu và kéo dài sẽ giúp hạn chế tối đa số lần đi tiểu về đêm.

    Nếu chưa đi ngủ, người bệnh nên thực hiện vào một việc gì đó, thay vì ngồi không, nhàn rỗi để “quên” đi nhu cầu đi tiểu. Với người già, có thể trò chuyện với con cháu, xem tivi, nghe đài… Tinh thần vui vẻ cũng là một cách hạn chế tiểu nhiều lần ở nam giới.

    Bên cạnh đó, đừng quên đi tiểu trước khi đi ngủ, tập tiểu tiện đúng khung giờ hàng ngày để hình thành “đồng hồ sinh học” của bản thân.

    4.3 Giải pháp cải thiện tiểu đêm bằng Đông y

    Theo Đông y, chứng tiểu nhiều lần về đêm ở nam giới nguyên nhân chủ yếu do suy giảm chức năng tạng thận và bàng quang. Đây là 2 cơ quan chính đảm nhiệm chức năng bài tiết của cơ thể. Vì vậy, nếu có triệu chứng tiểu đêm thì cần chú trọng ôn thận bổ dương, bổ khí huyết, làm ấm bàng quang.

    Các vị thuốc thường được sử dụng trong Y học cổ truyền giúp bổ thận, cải thiện chứng tiểu đêm bao gồm: Ngũ gia bì, Sơn thù, Kỷ tử, Sâm cau, Ba kích, Ích trí nhân, Kim tiền thảo,…

    chữa tiểu đêm bằng Đông y

    Dưới đây là một số bài thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất:

    • Bài thuốc trị tiểu về đêm do bàng quang và thận hư hàn: Ích trí nhân, Ô dược, Súc tuyền hoàn, 3 vị lượng tương đương nhau; thêm Sơn dược lượng bằng 3 loại kia cộng lại. Tất cả tán thành bột, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 8g.
    • Bài thuốc bổ thận, bổ khí, chứa thận dương suy: Ngũ gia bì, Sơn thù, Thục địa, Kỷ tử, Phòng sâm, Bạch truật, mỗi loại 12g; Thỏ ty tử, bạch linh, Trạch tả, mỗi loại 10g; Tang diệp 16g. Tất cả đem rửa sạch, hãm với nước sôi và dùng thay trà hàng ngày.

    Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên giúp tăng chức năng tạng thận, từ đó hạn chế tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nam giới là giải pháp an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả lâu dài. Đây không chỉ là phương pháp cải thiện triệu chứng mà còn tác động vào căn nguyên, giúp nâng cao sức khỏe toàn thân của nam giới.

    Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, liên hệ ngay với số tổng đài 0865344349 của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bật mí 10 cách quan hệ không mang thai an toàn, hiệu quả 06/05/22
      Đối với những cặp đôi không mong muốn có con thì việc tìm hiểu các cách quan hệ không mang…
      Tiểu nhiều có sao không? Tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường? 07/07/21
      Tôi năm này 55 tuổi, là giáo viên về hưu. Gần đây, số lần đi tiểu tiện của tôi tăng…
      Cây bá bệnh (mật nhân) – Thực hư công dụng chữa yếu sinh lý nam 25/08/21
      Cây bá bệnh (tên khoa học là Eurycoma Longifolia), được lưu truyền trong dân gian với công dụng chữa “bách…
      Rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 18/04/22
      Rối loạn cương dương là bệnh lý nam khoa thường gặp nhất ở phái mạnh. Một thống kê được thực…
      Xem tất cả bài viết