Sốt tiêu chảy là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có phương pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
- Tiêu chảy rota là gì? – Đối tượng nào dễ bị mắc nhất
- Tiêu chảy mãn tính – Đi phân lỏng 3 lần/ngày phải đọc ngay!
- Tiêu chảy cấp tính – Đi phân lỏng kèm chuột rút ở bụng
1. Triệu chứng của sốt tiêu chảy
Người bị tiêu chảy kèm sốt thường có những triệu chứng như:
– Đau bụng, đi ngoài trên 3 lần một ngày.
– Tình trạng tiêu chảy kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần.
– Phân lỏng, kèm theo chất nhầy và sủi bọt, trường hợp nặng phân có thể lẫn máu.
– Thân nhiệt nóng, sốt trên 37 độ, cơ thể nhiều lúc ớn lạnh.
– Người mệt mỏi, suy kiệt, cổ họng khô, khát nước.
Sốt tiêu chảy
: Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
2. Sốt tiêu chảy có nguy hiểm không?
Trường hợp đau bụng đi ngoài kèm theo sốt nhẹ, được chăm sóc đúng cách, triệu chứng sẽ giảm dần và tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, với những trường hợp tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể sẽ mệt mỏi, suy nhược trầm trọng. Nếu lên cơn sốt cao có thể gây sốc phản vệ hoặc co giật, mất nước nặng dẫn tới suy thận, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.
3. Nguyên nhân gây sốt tiêu chảy
3.1. Sốt tiêu chảy do virus
Virus Rota chiếm phần lớn nguyên nhân gây bệnh. Đây là chủng virus dạng vòng, bao gồm 7 nhóm. Trong đó, nhóm A gây đại dịch tiêu chảy ở trẻ nhỏ, nhóm B và C gây ra các vụ dịch lẻ tẻ ở trẻ lớn, người trưởng thành.
Virus Rota có khả năng sống lâu trong nước, phân, các đồ vật tiếp xúc. Chúng gây sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em mà nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
3.2. Do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
Các loại vi khuẩn (Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu, E.coli,…), giun sán, ký sinh trùng có trong thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ tái sống, nguồn nước ô nhiễm,…
Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây ra hiện tượng nôn mửa và tiêu chảy, sốt,…
3.3. Biểu hiện của các bệnh về đường tiêu hóa
Nóng sốt tiêu chảy đôi khi còn là biểu hiện của một số bệnh tiêu hóa như:
3.3.1. Lồng ruột
Đây là tình trạng một đoạn ruột bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu và lồng vào một đoạn ruột khác. Điều này khiến đường ruột bị tắc nghẽn và gây ra các triệu chứng:
– Sốt và tiêu chảy ở người lớn, sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em.
– Buồn nôn hoặc nôn.
– chướng bụng, bụng to.
– Cơ thể nhợt nhạt.
– Tim đập nhanh, hơi thở gấp.
Lồng ruột
3.3.2. Tắc ruột gây sốt tiêu chảy
Tắc ruột phổ biến ở trẻ em từ 3 tháng đến 2 tuổi, gây cản trở lưu lượng máu lưu thông đến ruột, nghiêm trọng hơn có thể hoại tử ruột, vỡ ruột. Đây cũng là nguyên nhân gây sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em.
3.3.3. Viêm ruột thừa
Khi ruột thừa bị tổn thương, nhiễm trùng dẫn đến viêm nhiễm. Đi kèm là các cơn đau xuất hiện ở vùng xương chậu bên phải và lan dần ra cả ổ bụng. Viêm ruột thừa cần được cấp cứu, cách tốt nhất là cắt bỏ ruột thừa.
Viêm ruột thừa cần được cấp cứu kịp thời
3.3.4. Viêm đại tràng
Đây là tình trạng lớp lót bên trong đại tràng bị viêm gây rối loạn chức năng. Dấu hiệu phổ biến thường là sốt tiêu chảy đau bụng, đầy hơi, sụt cân nhanh, khó thở,…
4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Bất kỳ ai cũng có khả năng bị tiêu chảy kèm sốt, điển hình là:
– Sốt tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bé bị sốt tiêu chảy là bệnh gì là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Câu trả lời đầu tiên là tiêu chảy cấp với những dấu hiệu phân lỏng ra nước, mùi hôi tanh, trẻ sốt, quấy khóc, nôn trớ,.. Tiêu chảy cấp thường diễn ra từ 2 – 3 ngày hoặc 1 – 2 tuần.
Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
– Sốt tiêu chảy ở người lớn, nhất là người già trên 60 tuổi.
– Người bị phơi nhiễm độc tố có vi khuẩn ruột do: sống trong môi trường ô nhiễm, ăn phải thực phẩm bẩn, thức ăn nhiễm khuẩn.
5. Khi nào nên gặp bác sỹ?
Khi xuất hiện những dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế:
– Sốt kèm tiêu chảy kéo dài.
– Xuất hiện máu trong phân.
– Chóng mặt, ngất, mất ý thức.
– Không đi tiểu trong 8 giờ.
– Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc màu nâu.
6. Điều trị sốt tiêu chảy
Để ngăn chặn biến chứng khó lường, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt.
6.1. Bù nước, chất điện giải
Khi bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể thường mất nước và bị rối loạn điện giải. Do đó, việc đầu tiên cần thực hiện chính là bù nước, chất điện giải nhanh chóng.
Sử dụng Oresol theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với trẻ em cần sử dụng theo tư vấn của bác sỹ.
Trong trường hợp bạn không kịp mua Oresol có thể tự pha nước đường muối hoặc nước cháo với muối để thay thế.
Oresol giúp bù nước, chất điện giải
6.2. Truyền dịch
Nếu bị tiêu chảy nặng, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ lượng nước mất trong cơ thể thì phải truyền tĩnh mạch.
Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý truyền tĩnh mạch mà phải đến cơ sở y tế.
Bệnh nhân không được tự ý truyền tĩnh mạch
6.3. Uống thuốc trị tiêu chảy
Bị tiêu chảy uống thuốc gì là câu hỏi được người bệnh quan tâm. Căn cứ vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị tiêu chảy phù hợp.
– Nếu nhiễm lỵ trực khuẩn, E.coli, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Ciprofloxacin, Pefloxacin,…
– Nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng Biseptol, Cloramphenicol,…
Người bệnh không được tự ý mua thuốc như kháng sinh và cầm tiêu chảy về sử dụng khi chưa tham vấn ý kiến của bác sỹ.
6.4. Các cách làm hạ sốt
– Chườm trán bằng khăn lạnh.
– Lau cổ, nách, bẹn người bệnh bằng khăn ấm.
– Không đắp chăn quá dày hoặc mặc nhiều lớp quần áo.
– Mặc quần áo thấm hút mồ hôi.
– Để phòng thông thoáng nhưng tránh gió lùa.
– Uống thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen.
7. Phòng tránh sốt tiêu chảy
7.1. Bảo đảm vệ sinh môi trường sống
– Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ
– Mỗi gia đình nên có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi.
– Không đổ rác bừa bãi, đổ rác xuống ao, hồ.
– Sử dụng nguồn nước sạch.
– Ở những nơi dịch bệnh không sử dụng nước máy, nước sinh hoạt, ăn uống phải được sát khuẩn bằng cloramin B.
7.2. Tăng cường vệ sinh cá nhân
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn. Đây là cách phòng tránh tiêu chảy cơ bản.
– Ăn chín, uống sôi.
– Không ăn thức ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn, thức ăn sống như gỏi, nem chua,…
– Thực phẩm đã nấu chín nhưng chưa sử dụng ngay hoặc thức ăn còn dư phải được bảo quản trong tủ lạnh.
– Không ăn thức ăn lưu cữu lâu ngày.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch
7.3. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
– Người bị nóng sốt tiêu chảy nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ như: cháo, canh, súp,…
– Uống nhiều nước, có thể uống trà hoa cúc, trà vỏ cam, ăn sữa chua để giảm các cơn co thắt ruột và hạn chế vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa.
– Hạn chế món ăn có thể gây chướng bụng như: hải sản, đồ nếp, nước ngọt có ga, đồ cay nóng,…
Những thông tin về sốt tiêu chảy trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về bệnh tiêu hóa khi truy cập tambinh.vn hoặc gọi tới hotline 0865 344 349.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.