Berberin là thuốc gì? Công dụng như thế nào? Có tác dụng phụ không? - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Berberin là thuốc gì? Công dụng như thế nào? Có tác dụng phụ không?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    19/10/21

    Thuốc Berberin thường được người bệnh tìm đến mỗi khi bị đau bụng, đi ngoài. Vậy loại thuốc này có thành phần, tác dụng như thế nào? Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý gì? Có tác dụng phụ không? Cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (6549 bình chọn)

    1. Thuốc Berberin là gì?

    Berberin là loại thuốc do dược sĩ Phan Quốc Kinh và cộng sự nghiên cứu bào chế từ những năm 70 của thế kỷ trước. Thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn và được sử dụng phổ biến trong điều trị tiêu chảy, kiết lỵ.

    Thành phần chính của thuốc trị tiêu chảy Berberin là cây Hoằng đằng (Vàng đằng). Ngoài ra, thuốc còn được bào chế từ các thảo dược khác như: Hoàng liên, Hoàng bá, Thổ hoàng liên…

    Berberin là thuốc gì?

    Berberin là thuốc gì?

    2. Công dụng của thuốc Berberin

    Thuốc Berberin được biết đến với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, phổ biến nhất là cải thiện triệu chứng tiêu chảy do ký sinh trùng và vi khuẩn trong đường ruột gây ra.  Ngoài ra, có thể sử dụng Berberin nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm nấm, chống lại những tác hại của vi khuẩn E.Coli và vi khuẩn tả gây nên.

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng Berberin hỗ trợ điều trị tình trạng tiêu chảy và bệnh nhiễm trùng đường ruột, các hoạt chất có trong thuốc không làm hại vi khuẩn có lợi. Hơn nữa, nếu sử dụng Berberin chung với các loại thuốc kháng sinh cũng không làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh trên hệ thống tiêu hóa.

    3. Dạng bào chế và hàm lượng

    3.1. Các dạng bào chế

    Berberin được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau:

    – Viên nén

    – Viên nang

    – Viên nén bao đường

    – Viên nén bao phim

    – Thuốc nhỏ mắt

    3.2. Hàm lượng

    Thuốc Berberin thường được điều chế theo nhiều hàm lượng để phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh khác nhau, cụ thể:

    – Berberin 10mg

    – Berberin 50mg

    – Berberin 100mg

    – Berberin 500mg

    Thuốc Berberin trị tiêu chảy

    Thuốc Berberin trị tiêu chảy

    4. Liều dùng Berberin

    Trước khi sử dụng Berberin, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ.

    4.1. Liều dùng Berberin đối với người lớn

    – Dùng liều từ 2-4 viên 50mg, uống 2 lần/ngày. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

    – Trong trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc khác hoặc muốn sử dụng thêm các loại thuốc khác trong quá trình uống thuốc Berberin, nên uống cách nhau ít nhất khoảng 1-2 giờ. Việc này nhằm đảm bảo không xảy ra tương tác thuốc và ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

    4.2. Liều dùng Berberin đối với trẻ em

    Liều dùng tham khảo trẻ em theo độ tuổi như sau:

    ĐỘ TUỔI LIỀU DÙNG
    ✅ Trẻ trên 16 tuổi Liều dùng như người lớn, sử dụng 12 – 15 viên 10mg/1 lần, ngày dùng 2 lần..
    ✅ 8 – 16 tuổi Uống 10 viên 10mg/lần, ngày uống 2 lần.
    ✅ 2-7 tuổi ⭐ Uống 5 viên 10mg, ngày uống 2 lần. 
    ✅ Trẻ dưới 2 tuổi ⭐ Uống 2 viên 10mg, ngày uống 2 lần.

    Lưu ý: Người dùng nên sử dụng thuốc đi ngoài Berberin sau khi ăn no để hạn chế ảnh hưởng của thuốc tới dạ dày.

    Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng luôn khi có dấu hiệu đau bụng đi ngoài.

    5. Berberin có gây tác dụng phụ không?

    Mặc dù thuốc được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng hoặc uống quá liều lượng, người bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ sau:

    – Đau bụng

    – Buồn nôn

    – Khó thở

    – Tim đập chậm

    – Suy tim

    – Hạ huyết áp

    Vì vậy, khi gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Người bệnh dễ bị đau bụng nếu dùng Berberin quá liều

    Người bệnh có thể bị đau bụng nếu dùng Berberin quá liều

    6. Tương tác thuốc

    Berberin có tương tác với những loại thuốc nào? Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần viết danh sách các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ biết và điều chỉnh phù hợp.

    Không tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều dùng mà chưa được bác sĩ đồng ý.

    Berberin có tương tác với một số loại thuốc sau đây:

    6.1. Tương tác nghiêm trọng

    Berberin có tương tác nghiêm trọng đối với Cyclosporine (Neoral, Sandimmune)

    Berberin có thể làm giảm tốc độ chuyển hóa Cyclosporine của cơ thể. Từ đó, gây tăng nồng độ Cyclosporine trong cơ thể, dẫn tới tác dụng không mong muốn.

    6.2. Tương tác trung bình

    Đối với các thuốc chuyển hóa bởi gan (lovastatin, Clarithromycin, Sildenafil…), Berberin có thể khiến quá trình đào thải của gan bị chậm lại. Khi dùng kết hợp cùng một số thuốc chuyển hóa bởi gan thì có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

    Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tương tác thuốc xảy ra

    Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tương tác thuốc xảy ra

    7. Giá thành và nhà sản xuất thuốc Berberin

    Có rất nhiều đơn vị sản xuất thuốc Berberin với liều lượng khác nhau với mức giá khác nhau. Cụ thể:

    Dạng thuốc NHÀ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH
    ✅Berberin Đại y 5mg lọ 80 viên nén Sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Đại Y 3.000Đ – 5.000Đ/lọ
    ✅Berberin 10mg lọ 100 viên nén Sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội – Việt Nam 34.000Đ/lọ
    ✅Berberin 50mg lọ 100 viên Sản xuất bởi Công ty Cổ phần dược Trung Ương 3 Dao động trong khoảng 441Đ/viên
    Berberin 100g lọ 100 viên ngang Công ty cổ phần Hóa-Dược phẩm MEKOPHAR 80.000 – 85.000Đ/lọ
    ✅Berberin mộc hương – Berberin 5mg lọ 100 viên nén Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh 10.000 – 15.000Đ/lọ

    8. Berberin mua ở đâu?

    Vì là thuốc điều trị tốt cho đường tiêu hóa nên người dùng dễ tìm mua được các loại thuốc Berberin với hàm lượng khác nhau.

    Bạn có thể tìm mua các sản phẩm tại các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc hoặc đặt hàng trực tiếp từ các trang bán hàng online và website của nhà thuốc.

    Tuy nhiên để mua được thuốc đúng yêu cầu, đảm bảo chất lượng, bạn nên tới những nhà thuốc lớn, uy tín để được tư vấn cụ thể nhất.

    Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa

    Chứng nhận: Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    9. Một số lưu ý khi dùng Berberin

    Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau để tránh rủi ro không đáng có xảy ra.

    9.1. Lưu ý khi sử dụng thuốc

    Để hạn chế những tác dụng phụ không đáng, trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc sau:

    • Berberin tuy lành tính nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, để việc sử dụng thuốc được an toàn, người bệnh nên tuân thủ liều lượng chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
    • Trong trường hợp đang sử dụng cùng với thuốc tây hoặc đông y khác, nên dùng cách Berberin 2 giờ đồng hồ để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
    • Trẻ sơ sinh không nên dùng thuốc. Bởi, theo nghiên cứu Berberin có thể gây tổn thương não hiếm ở những đứa trẻ sơ sinh mắc chứng da vàng nặng.
    • Tránh sử dụng Berberin khi đang hút thuốc lá, uống rượu bia.

    9.2. Người bị đái tháo đường

    Người bị đái tháo đường cần thận trọng khi dùng thuốc Berberin.

    Thuốc có thể gây hạ đường huyết quá mức nếu dùng trong trường hợp bị đái tháo đường đang kiểm soát đường huyết bằng insulin hoặc thuốc uống khác.

    9.3. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

    Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Nghiên cứu khoa học cho thấy, Berberin có thể đi qua nhau thai và gây hại cho thai nhi.

    Một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra như vàng da nhân, tổn thương não… Trường hợp mẹ đang cho con bú sử dụng Berberin thì thuốc có thể đi vào cơ thể trẻ qua sữa mẹ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

    Phụ nữ mang thai không nên dùng Berberin

    Phụ nữ mang thai không nên dùng Berberin

    9.4. Người có nồng độ bilirubin trong máu cao

    Berberin có thể làm gan không hấp thụ bilirubin (sắc tố vàng da cam) quá nhanh. Việc này có thể gây ra vấn đề về não, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh với nồng độ cao của bilirubin trong máu. Do đó, trường hợp trẻ em có nồng độ bilirubin trong máu cao nên tránh sử dụng thuốc.

    9.5. Người huyết áp thấp

    Berberin có thể làm hạ huyết áp nên cần thận trọng khi sử dụng cho người huyết áp thấp.

    9.6. Cách bảo quản thuốc

    – Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

    – Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

    – Giữ nguyên bao bì đóng gói của nhà sản xuất.

    – Không dùng tay ướt, bẩn khi lấy thuốc.

    Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ về thành phần, công dụng và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Berberin! Hãy luôn nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc!

    Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa, bên cạnh thuốc Berberin thì bạn có thể lựa chọn những sản phẩm thảo dược có tác dụng kiện tỳ hòa vị (bồi bổ cho tỳ vị) như bạch truật, bạch linh, đảng sâm, hoài sơn; nhóm lý khí chỉ thống tiêu viêm (khai thông khí, giảm đau chống viêm) bao gồm mộc hương, hoàng liên, trần bì, sa nhân; nhóm tiêu thực (tiêu thức ăn ứ trệ trong bụng) gồm sơn tra, mạch nha; nhóm sáp trường chỉ tả (cầm tiêu chảy) như nhục đậu khấu, cam thảo để cải thiện triệu chứng nhanh chóng và an toàn.

    Bộ đôi giải pháp hỗ trợ tiêu hóa từ thiên nhiên

    TPBVSK Đại tràng Tâm Bình và Đại tràng Extra Tâm Bình – bộ đôi sản phẩm được hàng triệu người Việt tin dùng trong hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng cấp và mạn tính, đại tràng co thắt. Trong đó, Đại tràng Extra Tâm Bình là phiên bản cải tiến của Đại tràng Tâm Bình với mục tiêu mang đến cho người dùng một giải pháp hỗ trợ toàn diện hơn. Tùy với tình trạng, vấn đề gặp phải, bạn có thể lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp cho mình:

    Đại tràng Tâm Bình (nhãn đỏ)

    Gồm 12 thảo dược tự nhiên điển hình là Bạch truật, Bạch linh, Đảng sâm, Cam thảo, Hoàng liên…hỗ trợ: Giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mạn tính, rối loạn tiêu hóa, đại tràng co thắt… hỗ trợ kích thích tiêu hóa.

    đại tràng tâm bình

    Đối tượng:

    – Người viêm đại tràng cấp và mạn tính, hay bị tái phát triệu chứng cần một giải pháp lành tính, dùng trong thời gian dài…

    – Người có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đầy hơi…

    Đại tràng Extra Tâm Bình (Nhãn vàng) – Bản nâng cấp

    Kế thừa công thức Đại tràng Tâm Bình, bổ sung tinh chất Nanocurcumin và Immunecanmix giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng; hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mạn tính, đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa… hỗ trợ kích thích tiêu hóa.

    đại tràng extra tâm bình hỗ trợ tiêu hóa

    Dành cho đối tượng:

    – Người bị viêm đại tràng, đại tràng co thắt, thường xuyên bị tái phát triệu chứng.

    – Người gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, đầy hơi, đi ngoài, ăn không tiêu…

    – Người có tổn thương viêm nhiễm tại niêm mạc đại tràng.

    – Người muốn dự phòng nguy cơ mắc viêm đại tràng do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.

    Như vậy, ngoài Đại tràng Tâm Bình, người mắc các vấn đề về viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài… có thêm một sự lựa chọn nữa là Đại tràng Extra Tâm Bình để hỗ trợ vấn đề của mình một cách tốt hơn.

    bộ đôi hỗ trợ tiêu hóa

    Chỉ từ 9.000 đồng/ngày – hỗ trợ giảm viêm đại tràng ngay hôm nay!

    *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    18 bình luận cho “Berberin là thuốc gì? Công dụng như thế nào? Có tác dụng phụ không?”

    1. Tân viết:

      Dạ dung thuốc tối đa là cao nhiêu ngày a?

      • Chào bạn Tân, việc sử dụng Berberin bao nhiêu ngày tùy thuộc vào tình trạng, mức độ của mỗi người. Đối với rối loạn tiêu hóa thông thường, có thể sử dụng Berberin từ 1-2 lần/ ngày đến khi hết các triệu chứng. Tuy nhiên, để hạn chế các tác dụng không mong muốn xảy ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về tình trạng của mình trước khi sử dụng nhé.
        Chúc bạn sức khỏe !

    2. Phạm Hà Anh viết:

      Người có tuổi có thể dùng Berberine được không? Tôi năm nay 59 tuổi.

      • Chào bạn, hiện chưa có thông tin berberine có thể có hại ở người có tuổi, tuy nhiên Berberine có thể gia tăng tác dụng phụ ở những người bị tiểu đường, suy giảm bạch cầu, phụ nữ có thai và cho con bú… Bạn có đang mắc bệnh nào khác không? Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé. Hoặc bạn có thể gọi vào số hotline 0343446699 để trò chuyện trực tiếp với dược sĩ Tâm Bình nhằm được tư vấn trực tiếp. Chúc bạn sức khoẻ.

    3. Đặng Anh Đào viết:

      Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 37 tuổi, cho tôi hỏi đang dùng đại tràng tâm bình dùng thêm berberine thì có vấn đề gì không và phải uống ra sao?

      • Chào bạn, không rõ tình trạng bệnh của bạn được bác sĩ chẩn đoán là gì nhỉ? Bạn có thể uống được viên Đại tràng Tâm Bình với Berberine bạn nhé, tuy nhiên bạn nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ để đảm bảo hấp thu cả 2 sản phẩm.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    4. Tô Ngọc Yến viết:

      Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 31 tuổi, do đặc thù công việc tôi hay phải đi ăn uống bên ngoài, tôi thường xuyên bị đau bụng đi ngoài sau ăn nhất là khi ăn các món ăn như gỏi cá, nem chua… Tôi có thể uống Berberin trước khi ăn để đề phòng trước được không?

      • Chào bạn, trong các trường hợp cần thiết có thể uống Berberin trước ăn, tuy nhiên nên lưu ý dù Berberin nhìn chung khá lành tính nhưng nếu lạm dụng, dùng không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra một số tác dụng phụ, Berberin không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, hoặc không nên dùng Berberin cho người đang dùng một số thuốc khác như clarithromycin, sildenafil… Vì vậy bạn nên khám cơ sở y tế và cung cấp thêm thông tin về tình trạng bệnh lý, có đang sử dụng thuốc/ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nào không để được cân nhắc đưa ra lời khuyên chính xác nhất nhé.
        Chúc bạn chóng khoẻ.

    5. Nguyễn Thị Minh Thư viết:

      Xin chào dược sĩ, tôi năm nay 45 tuổi, tôi có đang dùng Viên Khớp Tâm Bình vì tôi bị thoái hoá nhẹ đốt sống cổ, dạo gần đây tôi lại hay bị tiêu chảy sau khi ăn, tôi nên dùng Đại Tràng Tâm Bình hay Berberin, vì tôi dùng hàng của Tâm Bình thấy hợp tuy nhiên về thời gian dùng thường trên vỏ hộp toàn khuyến cáo dùng vài tháng. Mong dược sĩ giải đáp giúp tôi. Chúc dược sĩ và công ty sức khoẻ và thành công.

      • Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng Tâm Bình. Nếu tình trạng tiêu chảy chỉ mới bị thì bạn có thể dùng berberin bạn nhé. Còn nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài và thường xuyên tái phát bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy để từ đó có biện pháp điều trị hợp lý bạn nhé. Nếu bạn được chẩn đoán tiêu chảy do bệnh lý viêm đại tràng và bạn đang quan tâm đến TPBVSK đại tràng Tâm Bình, bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm ở đây nhé: https://tambinh.vn/dai-trang-tam-binh_p1575.html
        Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ!

    6. Yến viết:

      Thưa quý công ty, tôi năm nay 29 tuổi, tôi đang có thai được 2 tuần, tôi có sử dụng được berberine không?

      • Chào bạn, theo các báo cáo y khoa hiện nay, phụ nữ có thai không nên dùng Berberin bạn nhé, do Berberin có khả năng gây kích thích co bóp tử cung làm ảnh hưởng tới thai nhi và có nguy cơ gây sảy thai. Bạn không nói rõ tình trạng của mình, tuy nhiên nếu đang mang thai và thường xuyên đi ngoài phân lỏng bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được bác sĩ xem xét tình trạng có cần dùng không và lựa chọn sản phẩm cho phù hợp để tránh ảnh hưởng tới thai nhi bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khoẻ!

    7. Thắng viết:

      E bị sáng dậy đi ngoài.ăn sáng xong lại đi,hay sau các bữa ăn lại đi.bác sỹ cho em hỏi e có thể dùng berberin được không a?

      • Chào bạn, không rõ tình trạng này của bạn diễn ra bao lâu rồi? Bạn đã đi khám ở đâu chưa? Bạn đi ngoài bị tiêu chảy hay táo bón hay phân vẫn bình thường? Berberine có thể dùng để giảm tiêu chảy ở những người bị tiêu chảy do vi khuẩn nếu trường hợp của bạn không phải tiêu chảy do vi khuẩn thì Berberine có lẽ chưa phải là phương án tối ưu. Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin về tình trạng của mình để dược sĩ tư vấn cụ thể hơn hoặc đến cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của mình từ đó có phương án điều trị hợp lý bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khoẻ!

    8. Oanh kids viết:

      Em bé đang bú mẹ bị tiêu chảy mẹ uống berberin để tiết sữa cho e bé dx ko

      • Chào bạn, Berberin có thể qua đường sữa mẹ vào cơ thể của trẻ khi trẻ bú, vì vậy phụ nữ có thai cần cân nhắc hạn chế không nên sử dụng Berberin trừ khi có chỉ định của Bác sĩ điều trị.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. Linh nguyen viết:

      Xin chào bác sĩ, tôi năm nay 19 tuổi. Từ nhỏ đến giờ tôi có bị hội chứng ruột kích thích, biểu hiện là mỗi lần trời trở lạnh hay sáng ra chỉ cần uống nước, ăn đồ ăn nướng, lẩu, nước ngọt hay suy nghĩ nhiều đều bị đau bụng và bị đi phân lỏng ngay lập tức. 2 năm trước tôi có bị viêm loét dạ dày, sút tới hơn chục cân nhưng giờ đã béo lại. Gần đây trước các cuộc nhậu, tôi có sử dụng thuốc trước khi nhậu và không bị đi ngoài hay đau bụng nữa, nhưng sau đó lại mất 2 ngày để có thể đi ngoài lại được. Tôi có đọc được thông tin là tránh dùng thuốc berberin với bia, và sử dụng sau bữa ăn, vậy trường hợp của tôi uống trước các bữa nhậu với tần suất 1 lần/ 1 tuần liệu có ổn không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ

      • Chào bạn, bạn có tiền sử bị viêm loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích nhưng hiện tại không dùng phương pháp gì hỗ trợ điều trị cải thiện phải không em? Việc lạm dụng berberin với tần suất thường xuyên và liên tục như thế thì không nên nhé.
        Với các vấn đề về rối loạn tiêu hóa bạn đang gặp phải bạn không nên chỉ hỗ trợ triệu chứng tức thời mà nên điều trị căn nguyên vấn đề là chứng viêm loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Với 2 vấn đề này bạn đều nên lưu ý đề chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện, đồng thời có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ bảo vệ dạ dày và đại tràng, kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa của các công ty uy tín.
        Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn giải đáp
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc Oresol là gì? Công dụng và hướng dẫn sử dụng đúng cách 27/08/20
      Oresol là dung dịch có tác dụng bù nước và điện giải. Tuy nhiên trường hợp nào nên sử dụng…
      Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật – Hiệu quả không ngờ 20/09/21
      Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật nằm trong danh sách những phương pháp hữu hiệu…
      Căn cứ để phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích? 14/11/18
      Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích là hai chứng bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa. Các…
      Ăn ít, ăn nhanh no do đâu? Bác sĩ cảnh báo 5 bệnh lý thường gặp 29/09/21
      Rất nhiều người gặp phải tình trạng ăn ít, ăn nhanh no và lo lắng mình đang mắc phải các…
      Xem tất cả bài viết