Bơm xi măng cột sống - Phương pháp tiên tiến điều trị xẹp đốt sống
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Bơm xi măng cột sống – Phương pháp tiên tiến điều trị xẹp đốt sống

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    25/09/24

    Bơm xi măng cột sống là phương pháp điều trị tổn thương cột sống tiên tiến, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, để quá trình phục hồi nhanh và hiệu quả nhất, cần có chế độ chăm sóc phù hợp sau khi thực hiện thủ thuật.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Bơm xi măng cột sống là gì?

    Bơm xi măng cột sống là phương pháp được sử dụng trong điều trị xẹp lún đốt sống thắt lưng, đốt sống cổ, đốt sống ngực. Bác sĩ sẽ tiến hành bơm một vật liệu là xi măng vào vị trí bên trong đốt sống cần điều trị.

    bơm xi măng cột sống

    Xi măng sử dụng là một vật liệu sinh học, gồm 2 thành phần chủ yếu là:

    • Polymethylmethacrylate (PMMA): Đây là thành phần chính tạo nên khung cấu trúc của xi măng. PMMA có khả năng đông cứng nhanh khi tiếp xúc với chất xúc tác, tạo thành một khối cứng chắc.
    • Methyl methacrylate (MMA): Khi trộn MMA với các chất xúc tác và bột làm đầy sinh học, hỗn hợp này sẽ đông cứng lại, tạo thành một vật liệu có độ cứng tương tự như xương tự nhiên.

    Năm 1958, lần đầu tiên phẫu thuật viên người Anh là Jonh Charley đã ứng dụng thành công xi măng sinh học vào thay khớp háng.

    Theo thống kê từ tổ chức Loãng xương thế giới, cứ 100 triệu người mắc bệnh loãng xương thì có đến 3 triệu người bị xẹp đốt sống và 1/3 trong số đó tiến triển thành đau mạn tính. 25% nữ giới ở độ tuổi trên 50 và 40% nam giới độ tuổi 80-85 gặp phải tình trạng xẹp đốt sống.

    Vì vậy, phương pháp bơm xi măng cột sống ngày càng được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

    Xem thêm   Xẹp đốt sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp nhất 

    2. Đối tượng bơm xi măng cột sống

    Bơm xi măng cột sống trong điều trị xẹp đốt sống có thể giúp giảm đau, ổn định cột sống, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Sau đây là những đối tượng được chỉ định/ chống chỉ định phương pháp điều trị này:

    đối tượng chỉ định bơm xi mang cột sống

    – Chỉ định:

    • Người bị xẹp đốt sống do loãng xương: Đây là đối tượng phổ biến nhất được chỉ định bơm xi măng.
    • Xẹp đốt sống gây đau cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống: Các trường hợp đau đớn quá mức, hạn chế vận động.
    • Xẹp đốt sống do có khối u ác tính.
    • Người bệnh đã thử các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc giảm đau, nẹp lưng, vật lý trị liệu mà không mang lại kết quả.

    – Chống chỉ định:

    • Xẹp đốt sống không do loãng xương
    • Không có triệu chứng đau hoặc đau ít
    • Nhiễm trùng tại vị trí xẹp: Do bơm xi măng có thể làm tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Bệnh nhân rối loạn đông máu
    • Các trường hợp khác: Một số trường hợp khác như khối u cột sống, bệnh lý về xương khác cũng có thể là chống chỉ định.

    Việc quyết định có nên bơm xi măng cột sống hay không cần phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sau khi đã đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

    3. Quy trình thực hiện bơm xi măng cột sống

    Quy trình bơm xi măng cột sống trải qua nhiều bước, mỗi bước cần đảm bảo độ chính xác và vệ sinh tuyệt đối. Sau đây là quy trình cụ thể:

    quy trình bơm xi măng cột sống

    3.1 Chuẩn bị

    • Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng, chụp X-quang, MRI để xác định vị trí và mức độ tổn thương của đốt sống.
    • Gây tê tại chỗ hoặc gây mê
    • Sát trùng vùng da được thực hiện thủ thuật

    3.2 Thực hiện thủ thuật

    • Xác định vị trí: Bác sĩ sử dụng máy C-arm để xác định chính xác vị trí của đốt sống cần bơm xi măng.
    • Chọc kim: Một cây kim đặc biệt sẽ được đưa vào thân đốt sống qua một đường rạch nhỏ trên da.
    • Bơm thuốc cản quang: Trước khi bơm xi măng, bác sĩ sẽ bơm một lượng nhỏ thuốc cản quang để kiểm tra lại vị trí kim và đảm bảo xi măng được bơm vào đúng vị trí.
    • Bơm xi măng: Xi măng sẽ được bơm vào thân đốt sống qua kim, giúp lấp đầy khoảng trống và tăng cường độ vững chắc cho đốt sống.
    • Kiểm tra: Sau khi bơm xong, bác sĩ sẽ kiểm tra lại vị trí bơm xi măng một lần nữa.

    3.3 Kết thúc thủ thuật

    • Vệ sinh, băng bó vùng da vừa thực hiện thủ thuật
    • Theo dõi tại phòng hậu phẫu.

    Xem thêm:

    Top 11 cách trị gai cột sống đơn giản, dễ thực hiện

    [ 5+] cách xoa bóp, bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tốt nhất

    Tham khảo 12 cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà theo lời chuyên gia

    4. Ưu/ nhược điểm của phương pháp bơm xi măng điều trị xẹp đốt sống

    – Ưu điểm:

    • Giảm đau nhanh chóng: Hầu hết bệnh nhân cảm thấy giảm đau đáng kể ngay sau khi thực hiện thủ thuật.
    • Ít xâm lấn: Thủ thuật được thực hiện qua một đường rạch nhỏ trên da; ít gây tổn thương cho các mô xung quanh.
    • Thời gian hồi phục nhanh: Bệnh nhân có thể trở về nhà sau vài giờ thực hiện thủ thuật.
    • Hiệu quả lâu dài: Xi măng có thể duy trì độ vững chắc cho đốt sống trong nhiều năm.

    – Nhược điểm:

    • Không phải là giải pháp lâu dài: Xi măng có thể bị vỡ hoặc rò rỉ theo thời gian, đặc biệt ở những bệnh nhân bị loãng xương nặng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau trở lại và cần phải thực hiện thủ thuật lặp lại.
    • Không chữa khỏi bệnh gốc: Bơm xi măng chỉ là một phương pháp điều trị triệu chứng; không thể chữa khỏi bệnh loãng xương hoặc các bệnh lý nền gây xẹp đốt sống.
    • Rủi ro biến chứng: Mặc dù ít gặp, nhưng thủ thuật này vẫn có thể gây ra một số biến chứng như: nhiễm trùng, rò rỉ xi măng gây đau, viêm, gãy xương do cấu trúc xương yếu, chèn ép thần kinh gây đau…
    • Chi phí: Chi phí cho thủ thuật này khá cao…

    5. Chi phí bơm xi măng cột sống bao nhiêu? Ở đâu?

    Bơm xi măng cột sống hết bao nhiêu tiền? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như cơ sở y tế lựa chọn, số lượng đốt sống cần bơm, dịch vụ đi kèm, phương pháp bơm…

    Tại Việt Nam, chi phí cho mỗi ca bơm xi măng đốt sống dao động khoảng 10 triệu đồng trở lên. Với một số loại bảo hiểm, bệnh nhân có thể được chi trả một phần hoặc toàn bộ cho quá trình điều trị.

    Bơm xi măng cột sống ở đâu? Đây là kỹ thuật tiên tiến, yêu cầu độ chính xác cao, phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Vì vậy, bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở lớn, uy tín để thực hiện như:

    • Bệnh viện Việt Đức
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện 108
    • Bệnh viện Chợ Rẫy…

    6. Chăm sóc bệnh nhân sau bơm xi măng cột sống

    Chăm sóc bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật là vô cùng quan trọng; giúp đảm bảo quá trình phục hồi an toàn, thuận lợi, nhanh chóng. Cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Theo dõi sức khỏe: Với lịch hẹn tái khám, bệnh nhân sẽ được kiểm tra tổn thương sau bơm xi măng: sưng đỏ, đau… Đo nhịp tim, huyết áp…
    • Sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết
    • Hướng dẫn bệnh nhân luyện tập, di chuyển an toàn; tránh gây áp lực lên cột sống sau khi phẫu thuật.
    • Thường xuyên hỗ trợ bệnh nhân kiểm tra, vệ sinh vết thương hở sau phẫu thuật. Đảm bảo vết thương sạch sẽ, không có triệu chứng nhiễm trùng.
    • Chăm sóc bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng phong phú, lành mạnh, giàu canxi.
    • Chăm sóc tinh thần: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để hỗ trợ bệnh nhân bớt căng thẳng, ổn định tâm lý, yên tâm về quá trình hồi phục.
    • Nhắc lịch tái khám định kỳ với bác sĩ.

    7. Lưu ý dành cho bệnh nhân

    Bản thân bệnh nhân nếu muốn quá trình phục hồi nhanh chóng, thuận lợi cũng cần thực hiện tốt:

    • Tuân thủ đúng liệu trình điều chỉ và hướng dẫn của bác sĩ.
    • Tuyệt đối giữ an toàn trong sinh hoạt hàng ngày; tránh các va đập mạnh làm ảnh hưởng tới cột sống.
    • Ăn uống đủ chất, tránh sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích, không hút thuốc lá…
    • Sau khi cột sống ổn định, nên tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên bằng các bài tập chịu đựng sức nặng của cơ thể như chạy bộ, đi bộ, khiêu vũ…
    • Khám sức khỏe xương khớp định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường; từ đó có biện pháp can thiệp, bổ sung đầy đủ.

    Trên đây là những thông tin liên quan đến phương pháp điều trị xẹp đốt sống bằng xi măng sinh học. Trước khi điều trị bằng phương pháp này, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ và cân nhắc giữa lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải.

     >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Top 5+ phương pháp châm cứu chữa đau lưng chuyên gia mách bạn 30/12/20
      Châm cứu chữa đau lưng là phương pháp được nhiều người tin dùng không chỉ bởi tính hiệu quả mà…
      Đau xương cụt có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? 21/09/19
      Đau xương cụt không những gây ra bất tiện trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức…
      Tổng hợp 7 thảm bấm huyệt trị đau xương khớp chuyên gia khuyên dùng 23/01/21
      Thảm bấm huyệt là một trong những công cụ sử dụng để giảm đau, kết hợp trong điều trị đau…
      Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 06/12/23
      Hội chứng ống cổ tay dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây nhiều khó khăn trong vận động…
      Xem thêm