Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

    Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    21/11/23

    Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, thường xuất hiện ở người cao tuổi nhưng đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ. Phát hiện và nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng để có cách chữa trị kịp thời là lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh.

    5/5 - (24 bình chọn)

    1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

    Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính, tiến triển chậm, tăng dần về cấp độ, gây đau và hạn chế vận động. Bệnh gây thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cùng những thay đổi ở xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Căn bệnh này có thể gây biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm.

    Cột sống vùng thắt lưng có 5 đốt sống từ L1 – L5 với vai trò nâng đỡ cơ thể. Vị trí bị thoái hóa thường là thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5, L5 S1, đặc biệt là thoái hóa đốt sống lưng L5. Vì đây là vùng chịu áp lực lớn của cơ thể cũng là nơi thực hiện chức năng giữ ổn định cho cột sống mỗi khi cơ thể vận động, di chuyển. Do vậy, theo thời gian, 2 vị trí này rất dễ bị lão hóa.

    Theo thống kê từ Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ ghi nhận, có khoảng 85% tổng số người trên 60 tuổi mắc phải bệnh lý này. Và thống kê tại Việt Nam, có hơn 80% người ở độ tuổi trên 50 mắc phải vấn đề vôi hóa cột sống hoặc thoái hóa cột sống, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.

    Thoái hóa cột sống thắt lưng

    2. Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng

    Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng của thoái hoá đốt sống thắt lưng cần chú ý:

    dấu hiệu TRIỆU CHỨNG CỤ THỂ
    Đau tại thắt lưng Xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài. Đau tăng lên khi vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi.
    Đau lan sang các vùng khác ⭐Đau vùng lưng dưới liên tục trong 6 tuần, sau đó lan rộng xuống nhiều khớp xương khác.

    ⭐Lan sang các vùng lân cận như hông, đùi, bàn chân, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.

    Khó cử động ⭐Cơn đau khiến người bệnh khó khăn khi vận động.

    ⭐Không thể cúi người, khi ngồi xuống cần một lúc lâu mới đứng dậy được.

    ✅ Yếu hoặc teo cơ chi dưới ⭐Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây teo cơ chi dưới. Lúc này nhóm cơ bị teo cũng trở nên yếu đi, người bệnh khó giữ thăng bằng khi đứng hoặc di chuyển.

    ⭐ Đây là một trong những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh.

    ✅ Rối loạn đại tiểu tiện ⭐ Không ý thức và kiểm soát được hành động đi ngoài, tiểu tiện

    3. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

    Trên thực tế, tình trạng thoái hóa đốt sống lưng có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là những nguyên nhân dưới đây.

    3.1. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

    Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Tuổi càng cao, quá trình phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn càng diễn ra mạnh. Đến một giai đoạn nhất định, tế bào sụn ở cột sống sẽ mất dần đi độ đàn hồi và khả năng chịu lực. Do đó, người già thường mắc phải căn bệnh này.

    3.2. Ăn uống thiếu chất

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu canxi, magie, vitamin… sẽ đẩy nhanh quá trình bào mòn, ức chế tái tạo sụn khớp. Từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa.

    3.3. Sai tư thế

    Đôi khi người bệnh không ý thức được rằng mình đang vận động sai tư thế. Đó có thể là việc ngồi vắt chéo chân, ngồi xổm, nằm sấp… Chúng sẽ gây áp lực lên vùng cột sống lưng lâu dần làm tổn thương sụn khớp, giảm độ đàn hồi của đĩa đệm.

    sai tư thế gây thoái hóa cột sống thắt lưng

    Ngồi vắt chéo chân là tư thế gây hại cho cột sống thắt lưng

    3.4. Lười vận động

    Ít vận động làm máu lưu thông kém, không cung cấp đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cột sống, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển. Hơn nữa, ít vận động cũng làm mất đi độ linh hoạt của cột sống, dẫn đến dễ bị co cứng.

    3.5. Đặc thù công việc

    Tính chất công việc phải bê vác nặng, cúi gập người nhiều… dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, xơ cứng dây chằng bao khớp. Lâu dần dẫn tới thoái hóa cột sống lưng.

    Đặc thù công việc gây thoái hóa đốt sống thắt lưng

    Thường xuyên phải bê vác nặng sẽ gây tác động xấu tới cột sống thắt lưng

    3.6. Di truyền

    Dù không phải là phổ biến nhưng cũng không nên loại trừ khả năng này. Một số người bẩm sinh đã có cấu trúc cột sống yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố gây thoái hóa.

    3.7. Do chấn thương

    Chấn thương cột sống trong quá trình sinh hoạt, vận động không được điều trị dứt điểm cũng có thể là nguyên nhân khiến cột sống bị thoái hóa.

    3.8. Các yếu tố khác

    Di truyền, dị tật bẩm sinh, thừa cân, béo phì… cũng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

    Cột sống thắt lưng là bộ phận chịu nhiều áp lực từ sức nặng của cơ thể và các hoạt động, lao động, sinh hoạt khác. Việc xác định được nguyên nhân gây thoái hóa là yếu tố giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh lý chính xác, phù hợp.

    4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

    Những người thuộc nhóm đối tượng này cần đặc biệt cẩn trọng trong dự phòng và phát hiện bệnh.

    • Người cao tuổi và trung niên, 2 đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
    • Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh do cột sống thắt lưng chịu áp lực nặng nề từ trọng lượng cơ thể.
    • Lối sống thiếu khoa học, lười vận động, ăn nhiều thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp…
    • Người có người thân trong gia đình mắc bệnh thoái hóa cột sống nói chung, thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng.
    • Đặc thù công việc phải lao động nặng, thường xuyên lặp lại các động tác có liên quan cột sống thắt lưng. Có thể kể đến như: công nhân may, tài xế…
    • Bị chấn thương cột sống hoặc đã từng phẫu thuật cột sống
    • Người nghiện thuốc lá: Chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến hệ xương khớp, lâu dần sẽ phá hủy sụn khớp dẫn tới thoái hóa.’
    • Giới tính: Nghiên cứu cũng cho thấy những người độ tuổi 45 trở xuống thì nam bị viêm xương khớp nhiều hơn. Trong khi đó 45 tuổi trở lên thì phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Bệnh viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.
    Đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống thắt lưng

    Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống thắt lưng

    5. Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?

    Đây là căn bệnh không đe dọa tới tính mạng nhưng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nhiều người lo lắng và băn khoăn về biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.

    Theo chuyên gia xương khớp, bệnh thoái hóa cột sống lưng nếu không điều trị có nguy cơ gặp phải biến chứng sau:

    5.1. Hậu quả trong sinh hoạt

    Đa số những người mắc bệnh đều chịu những ảnh hưởng trong sinh hoạt. Căn bệnh này có thể làm cứng khớp, sưng đau vùng cột sống tạo cảm giác khó chịu. Cơn đau xuất hiện đột ngột khi người bệnh di chuyển, vận động.

    5.2. Biến dạng cột sống

    Các cơn đau dữ dội ở thắt lưng khiến người bệnh không thể làm việc và vận động bình thường. Người bệnh có xu hướng đứng trong tư thế nghiêng người hoặc cúi người xuống khi di chuyển. Về lâu dài, cột sống thắt lưng có nguy cơ biến dạng (gù, vẹo, cong), ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người bệnh.

    5.3. Chèn ép dây thần kinh

    Thoái hóa cột sống lưng khiến các dây thần kinh bị chèn ép, các cơn đau lan tỏa vùng mông và tứ chi. Nếu không điều trị sớm có thể gây đau nhức, co cơ và tăng nguy cơ bại liệt.

    5.5. Biến chứng thoát vị đĩa đệm

    Thoái hóa cột sống lưng có thể chuyển thành thoát vị đĩa đệm. Biến chứng này xuất hiện khi một tác nhân đủ mạnh làm cho đĩa đệm bị chèn ép và thoát khỏi vị trí của nó. Tác nhân ấy có thể đơn giản là việc mang vác vật nặng, lao động quá sức, cúi gập đột ngột.

    Click xem thêmThoát vị đĩa đệm – Bệnh lý có xu hướng gia tăng và trẻ hóa

    6. Chẩn đoán

    Việc chẩn đoán thoái hóa cột sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi, điều này giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể, đồng thời nắm bắt được tình trạng, mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả nhất.

    6.1. Kiểm tra thể chất

    Bác sĩ yêu cầu người bệnh kiểm tra thể chất nhằm quan sát phản xạ, sức mạnh cơ bắp, cột sống và các bộ phận lân cận.

    Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đặt ra các câu hỏi cho người bệnh về thói quen sinh hoạt, triệu chứng thường gặp. Ngoài ra, việc xem xét tiền sử bệnh lý của người bệnh và người thân trong gia đình cũng rất cần thiết.

    6.2. Xét nghiệm hình ảnh

    Chụp Xquang: Hình ảnh từ Xquang cho phép phát hiện những vị trí tổn thương nhỏ nhất ở cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương cột sống.

    Chụp cộng hưởng từ MRI: Công nghệ chụp chiếu chẩn đoán bệnh tật tân tiến bậc nhất hiện nay. Hình ảnh thu được không chỉ rõ ràng về dấu hiệu thoái hóa hẹp đĩa đệm, gai xương, tổn thương thần kinh, mạch máu… mà còn phân tích chi tiết mức độ thoái hóa cột sống.

    Chụp CT cắt lớp: Đây cũng là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh khi nghi ngờ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng.

    Chụp tủy sống: Trong trường hợp nghi ngờ hẹp cột sống, sẽ tiêm chất cản quang vào dịch tủy. Sau đó bác sĩ tiến hành chụp Xquang, phương pháp này cho thấy hình ảnh tủy sống và dây thần kinh.

    6.3. Đo điện cơ (EMG)

    Đo hoạt động điện của cơ và các dây thần kinh chi phối cơ, nhằm phát hiện, xác định vị trí và mức độ của các bệnh gây tổn thương dây thần kinh và cơ bị ảnh hưởng.

    7. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

    Thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa được không là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Căn bệnh này thuộc nhóm bệnh có tính quy luật, bởi vậy việc loại bỏ 100% là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều trị kịp thời và kiểm soát bệnh đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện vận động. Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của mỗi người.

    7.1. Thuốc tây

    Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống thắt lưng uống thuốc gì thì dưới đây là một số loại thuốc có thể được chỉ định.

    Thuốc giảm đau: Theo bậc thang, tác dụng giảm đau của thuốc điều trị thoái hóa cột sống mà WHO phân chia: Đầu tiên là Paracetamol, tiếp theo là Paracetamol kết hợp với Codein hoặc Tramadol, tác dụng hơn nữa là Opiat. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp.

    Thuốc chống viêm không steroid điều trị thoái hóa cột sống: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib… Có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ.

    Thuốc giãn cơ: Eperison hoặc Tolperisone thường được kê đơn để hỗ trợ làm dịu cơn đau và khó chịu do co thắt cơ.

    Thuốc cải thiện triệu chứng tác dụng chậm: Loại thuốc này thường được dùng kéo dài trong nhiều tháng, thậm chính nhiều năm như Glucosamine sulfate, Chondroitin Sulfate.

    Tiêm Corticoid tại chỗ: Có tác dụng giảm bớt phản ứng viêm, giảm đau. Được sử dụng đúng cách giúp giảm tình trạng viêm từ vài tháng đến vài năm.

    */Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc tăng, giảm liều lượng. Bởi, lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Thuốc tây trị thoái hóa đốt sống thắt lưng

    Diclofenac trị thoái hóa đốt sống thắt lưng

    7.2. Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà

    Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để giảm tình trạng bệnh. Các bài thuốc này đòi hỏi thời gian, công sức chuẩn bị và cũng chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ.

    7.2.1. Bài thuốc từ lá lốt

    Lá lốt có công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm, đau lưng, thoái hóa cột sống… hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy 200g lá lốt sắc với 500ml nước. Ngày uống 1 lần, kéo dài trong 7 ngày.

    7.2.2. Bài thuốc từ cây xương rồng

    Bài thuốc đắp từ xương rồng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giảm ứ trệ. Cách thực hiện là loại bỏ sạch gai xương rồng rồi ngâm xương rồng vào nước muối. Để ráo nước rồi cho xương rồng lên bếp nướng, mỗi mặt 5 phút. Cho xương rồng đã vào khăn mỏng đắp lên vùng cột sống bị thoái hóa cho đến khi nguội.

    7.2.3. Bài thuốc từ rễ cây nhàu

    Cây nhàu có hơn 150 chất khác nhau, bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất. Nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp

    Chuẩn bị: Rễ cây nhàu 12g và rau ngót, cối xay, dây gùi, ngó bần, đậu săng, tầm gửi cây dâu, rễ ngà voi mỗi loại 8g.

    – Cách thực hiện: Sắc với nửa lít nước đến khi còn 1/2 lượng nước. Uống khi còn nóng 2 lần/ngày.

    Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

    Uống nước sắc lá lốt giúp giảm đau

    7.3. Châm cứu điều trị thoái hóa cột sống lưng

    Chấm cứu là biện pháp giảm đau bằng cách tác động kim châm lên các mạch máu và dây thần kinh. Bên cạnh việc châm cứu thủ công, hiện nay nhiều cơ sở y tế còn tận dụng nhiệt, dòng điện để tăng hiệu quả giảm đau.

    Phương pháp này có nguồn gốc từ đông y nhưng đã được chứng minh trên phương diện khoa học. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện liệu pháp này.

    7.4. Vật lý trị liệu

    Để giảm đau, cải thiện khả năng vận động của cột sống thắt lưng, một liệu trình vật lý trị liệu có thể được lựa chọn. Các phương pháp phù hợp là:

    – Nắn chỉnh cột sống

    – Xoa nắn mô mềm

    – Siêu âm trị liệu

    – Điện xung trị liệu

    – Chiếu đèn hồng ngoại

    7.5. Phẫu thuật

    Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp triệu chứng bệnh trở nặng, các biện pháp khác không phát huy hiệu quả. Nếu người bệnh bị chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng, mất kiểm soát đại tiểu tiện, nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ cũng có thể quyết định phẫu thuật.

    Các phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống được áp dụng bao gồm:

    Cắt bỏ một phần xương cột sống: Thủ thuật cắt bỏ được thực hiện với bệnh nhân bị hẹp cột sống. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần cột sống gây chèn ép lên dây thần kinh bên trong tủy sống.

    Phẫu thuật giúp ổn định cấu trúc cột sống: Thủ thuật này được thực hiện trong điều kiện cột sống bị thoái hóa nghiêm trọng. Trường hợp này bác sĩ sẽ sử dụng các bộ phận nhân tạo để kết nối các đốt sống lại với nhau.

    Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Một phần đĩa đệm nhô ra chèn ép dây chằng và cơ quan lân cận sẽ được cắt bỏ trong thủ thuật này.

    Điều trị ngoại khoa giúp giảm cơn đau đáng kể, cải thiện khả năng vận động người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây biến chứng tiềm ẩn. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, người bệnh nên trao đổi bác sĩ thật kĩ và lựa chọn bệnh viện uy tín để phẫu thuật.

    8. Hỗ trợ giảm đau thoái hóa cột sống lưng với thành phần tinh chất tự nhiên

    Bên cạnh những phương pháp kể trên, các chuyên gia còn tư vấn cho người bệnh bổ sung thêm các sản phẩm có thành phần tinh chất thiên nhiên đã được chứng minh lâm sàng, điển hình như:

    Glucosamin: Chiết xuất từ vỏ tôm, cua có tác dụng tăng sản xuất chất nhầy bôi trơn khớp, giúp khớp cử động linh hoạt, ngăn ngừa lão hóa khớp.

    Kollagen II-xs: Chiết xuất từ sụn ức gà non giúp tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa lão hóa sụn, tăng tiết dịch bôi trơn.

    AKBAMAX: Chiết xuất từ cây Nhũ hương có tác dụng kháng viêm, giảm đau xương khớp, cải thiện khả năng vận động.

    Các hoạt chất này đã được thế giới ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp. Tại Việt Nam, một số hãng dược cũng đã ứng dụng thành công, người bệnh có thể tìm hiểu.

    Tinh chất thiên nhiên giúp xương khớp chắc khỏe

    Tinh chất thiên nhiên giúp xương khớp chắc khỏe

    8. Bài tập chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

    Một số bài tập tại nhà sẽ giúp điều trị và dự phòng căn bệnh này. Để lựa chọn được bài tập phù hợp hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập.

    8.1. Bài tập kéo giãn cơ lưng bên chân co

    Bài tập này giúp giảm căng cứng cơ, hỗ trợ giảm đau vùng thắt lưng.

    – Nằm ngửa trên mặt phẳng

    – Chân trái duỗi thẳng, chân phải co gối

    – Lấy tay kéo sát gối phải về phía ngực, hít vào

    – Sau đó duỗi thẳng phải và thở ra

    – Đổi bên

    Bài tập kéo giãn cơ chân co chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

    Bài tập kéo giãn cơ lưng bên chân co

    8.2. Bài tập di động cột sống

    Một trong những bài tập giúp giảm đau do thoái hóa đốt sống thắt lưng không thể bỏ qua là di động cột sống.

    – Nằm ngửa, hai tay đan sau gáy hoặc để dọc thân

    – Ấn lưng sát mặt sàn và nhấc mông lên khỏi mặt sàn

    – Sau đó nhấc lưng lên và ấn mông xuống

    – Thực hiện luân phiên 5 lần

    8.3. Bài tập kéo giãn cơ bên thân

    Đối với những trường hợp không bị đau quá nặng có thể áp dụng bài tập này. Khi mới tập không nên quá ép chân chạm sát mặt sàn.

    – Nằm ngửa, hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc thân. Co đầu gối

    – Nghiêng hai chân sang cùng 1 bên sao cho càng gần mặt sàn càng tốt

    – Sau đó trở về tư thế ban đầu và đổi bên

    – Thực hiện 5 lần mỗi bên

    8.4. Bài tập giữ thăng bằng

    Không chỉ giúp gia tăng khả năng vận động, giữ thăng bằng của cơ thể, bài tập này còn tăng cường nhóm cơ lưng.

    – Chống bàn tay và đầu gối xuống sàn

    – Đưa tay phải thẳng về phía trước, đầu ngón tay hướng lên trần nhà. Đồng thời duỗi chân trái ra sau. Mắt nhìn theo tay

    – Trở về tư thế ban đầu. Đổi bên

    Bài giữ thăng bằng chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

    Bài giữ thăng bằng

    >>>Xem thêm:[Top 15] bài tập thể dục thoái hóa cột sống lưng  – Người bệnh có thể tham khảo và thực hiện tại nhà

    9. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh thoái hóa cột sống lưng 

    Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc cho người bệnh. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát bệnh và phòng ngừa biến chứng.

    9.1. Chế độ dinh dưỡng

    Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày của người bệnh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thực đơn của người bệnh cần bổ sung:

    – Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ xương khớp trong bữa ăn hàng ngày như vitamin C, D, canxi, magie….

    – Tăng cường thực phẩm giàu omega-3 trong cá ngừ, cá hồi… giúp giảm các cơn đau nhức do viêm khớp, thoái hóa khớp…

    – Người bệnh nên ăn lòng đỏ trứng gà – thực phẩm chứa nhiều vitamin D tốt cho xương khớp, hạn chế nguy cơ loãng xương.

    – Bổ sung rau xanh và trái cây màu đỏ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, K giúp giảm đau, bảo vệ xương khớp.

    Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng chú ý những thực phẩm nên hạn chế sau:

    – Đồ ăn chiên xào, nhiều chất béo làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì tạo áp lực cho cột sống.

    – Rượu bia, đồ uống có cồn cũng được liệt kê vào danh sách thực phẩm cần hạn chế.

    – Người bệnh cũng cần chú ý những thực phẩm chứa nhiều đường, muối để không làm bệnh thêm trầm trọng.

    >>>Đọc ngay Người thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì?

    9.2. Chế độ sinh hoạt, rèn luyện

    – Hạn chế làm công việc nặng nhọc, khi làm việc cần điều chỉnh tư thế cột sống thích hợp nhằm giảm áp lực lên cột sống.

    – Không nên ngồi lâu một chỗ, thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống 60 phút/ 1 lần.

    – Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress bằng cách đọc sách, nghe nhạc, đi dạo.

    – Rèn luyện thể lực đều đặn giúp duy trì sự linh hoạt cho hệ cơ xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn các môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi… thay vì các môn vận động mạnh.

    Bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Hi vọng những người không may mắn mắc phải bệnh lý này sớm tìm cho mình phương phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Còn với những trường hợp không mắc bệnh thì nên học cho mình cách phòng ngừa.  Nếu còn băn khoăn, thắc mắc gì về bệnh, vui lòng liên hệ ngay số hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia giải đáp nhé!

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau mắt cá cổ tay cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục 09/12/19
      Đau mắt cá cổ tay thường là do bong gân, viêm gân nhưng cũng có thể là triệu chứng của…
      Bật mí 12 mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể bạn chưa biết 14/02/23
      Thoái hóa đốt sống cổ gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, hạn chế vận động, ảnh hưởng không…
      Top 6 loại thuốc trị đau nửa đầu vai gáy bác sĩ hay kê 07/01/20
      Đau nửa đầu vai gáy thường khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu bởi triệu chứng đau nhói một…
      {Gợi ý} 11+ bài tập thoái hóa khớp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà trong mùa covid 16/08/21
      Hỏi: Tôi bị thoái hóa khớp nhiều năm nay, hiện tại đang dùng sản phẩm thảo dược để cải thiện…
      Xem thêm