Meloxicam là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Meloxicam là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    07/12/20

    Meloxicam là cái tên phổ biến được sử dụng trong điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp nhờ công dụng giảm đau, kháng viêm, tuy nhiên loại thuốc này lại “kén” người dùng. Vậy Meloxicam có công dụng gì? Cách dùng như thế nào? Có tác dụng phụ không?  Bài viết dưới đây sẽ được dược sĩ Hoàng Mạnh Cường giải đáp chi tiết.

    5/5 - (317 bình chọn)

    1. Thuốc Meloxicam là gì?

    • Tên hoạt chất: Meloxicam
    • Tên biệt dược: Mobic, Amerfom, Analmel 7.5mg, Fenxicam-M, Meloxicam 7,5.

    Meloxicam thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid (NAIDs), có tác dụng làm giảm tổng hợp các chất trung gian gây viêm, đau trong cơ thể. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa khớp, viêm khớp, đau dây thần kinh…

    thuốc Meloxicam

    Thuốc giảm đau Meloxicam

    2. Thành phần thuốc Meloxicam

    Thuốc Meloxicam có thành phần chính là meloxicam.

    Ngoài ra, thuốc còn có một số loại tá dược khác như: tinh bột mì, Lactose, Avicel, Povidon… (tá dược phụ thuộc vào đơn vị sản xuất).

    3. Công dụng và hàm lượng

    3.1. Công dụng của thuốc Meloxicam

    Thuốc Meloxicam có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhờ việc ngăn ngừa prostaglandin sản sinh. Cụ thể

    • Giảm đau: Đau nhức xương khớp, đau đầu, đau bụng, đau do chấn thương, đau gout cấp tính…
    • Kháng viêm: Giảm tình trạng viêm khớp,viêm khớp dạng thấp…

    3.2. Dạng bào chế và hàm lượng

    Thuốc Meloxicam được bào chế và điều chế :

    • Dạng viên nén
    • Dạng tiêm bắp

    Thuốc được điều chế với hàm lượng:

    • Dạng viên nén: Meloxicam 7.5mg và Meloxicam 15mg;
    • Viên nang: Meloxicam 7.5mg;
    • Viên đặt trực tràng: Meloxicam 7.5mg;
    • Dạng tiêm bắp: Meloxicam 15mg/1.5ml.

    Dạng viên được sử dụng dài ngày trong điều trị, dạng tiêm được bác sĩ chỉ định ngắn ngày cho các trường hợp bị đau cấp tính.

    4. Chỉ định và chống chỉ định

    4.1. Chỉ định

    Thuốc Meloxicam được chỉ định cho những trường hợp sau:

    Thuốc Meloxicam có tác dụng gì

    Thuốc Meloxicam có tác dụng giảm đau, chống viêm

    4.2. Chống chỉ định của thuốc Meloxicam

    Những trường hợp sau chống chỉ định sử dụng thuốc. Nếu bạn có một trong những đặc điểm dưới đây cần thông báo cho bác sĩ kê đơn:

    • Mẫn cảm với thuốc, dị ứng (nổi mề đay, hen phế quản, polyp mũi, phù mạch thần kinh) với thành phần aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid
    • Loét dạ dày – tá tràng
    • Viêm trực tràng, chảy máu trực tràng
    • Sau phẫu thuật nối mạch vành
    • Suy gan nặng
    • Suy thận nặng
    • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

    5. Cách sử dụng và liều dùng

    5.1. Cách dùng thuốc Meloxicam

    Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe bác sĩ sẽ chỉ định cách sử dụng khác nhau.

    Thuốc Meloxicam có thể uống trực tiếp, tiêm bắp hoặc đặt trực tràng.

    Dạng viên uống: Thông thường sẽ được uống 1 lần/ngày, nên uống với nước ấm. Để giảm thiểu tác dụng không mong muốn ở dạ dày, người bệnh có thể uống sau ăn hoặc kết hợp với thuốc kháng axit để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Thuốc tiêm: Tiêm bắp sâu vào ¼ phía trên của mông, tránh tiêm vào mạch máu. Người bệnh nên nhờ bác sĩ, người có chuyên môn tiêm để đảm bảo an toàn.

    Lưu ý: Thuốc Meloxicam không phản ứng với thức ăn, người bệnh không nên để bụng rỗng khi uống thuốc.

    5.2. Liều lượng

    Liều lượng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác liều lượng của mình bao nhiêu, người bệnh cần thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

    Meloxicam được bác sĩ kê đơn, chỉ định điều trị dài hạn với những trường hợp viêm đau mạn tính và điều trị ngắn hạn với cơn đau cấp tính.

    5.2.1. Người lớn

    • Trường hợp mắc bệnh viêm khớp

    Liều khởi động: Dùng 7.5mg, uống 1 lần/ngày.

    Liều duy trì: Uống 7.5mg, ngày 1 lần.

    Liều tối đa: Dùng 15mg/1 lần/ngày.

    • Trường hợp mắc bệnh viêm khớp mạn tính

    Liều khởi động: Dùng 7.5mg, uống 1 lần/ngày.

    Liều duy trì: Uống 7.5mg, ngày 1 lần.

    Liều tối đa: Dùng 15mg/1 lần/ngày.

    • Trường hợp mắc bệnh gout cấp tính: Dùng theo chỉ định của bác sĩ.

    5.2.2. Trẻ em

    Meloxicam được khuyến khích dùng cho trẻ em trên 2 tuổi: 0.125mg/1kg/ngày, không sử dụng quá 7.5mg/ngày.

    Trẻ em dưới 2 tuổi chưa có cơ sở xác định, cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.

    6. Tương tác thuốc

    Meloxicam được ghi nhận tương tác với những nhóm thuốc sau:

    • Nếu dùng kèm với các thuốc NSAIDs khác có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng (loét) dạ dày-tá tràng: Diclofenac, Ibuprofen
    • Thuốc lợi tiểu: Furosemide
    • Cyclosporine;
    • Thuốc chống đông máu như Warfarin
    • Các Corticoid
    • Vòng tránh thai: làm giảm tác dụng của vòng tránh thai trong tử cung;
    • Thuốc chống tăng huyết áp: Phetolamin

    Để chắc chắn bạn không sử dụng đồng thời Meloxicam với những thuốc trên, người bệnh hãy liệt kê danh sách những loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ.

    7. Tác dụng phụ của thuốc Meloxicam

    Meloxicam có công dụng tiêu biểu là giảm đau, ngoài ra không tránh khỏi việc có thể gặp tác dụng phụ. Trước khi sử dụng, người bệnh nên cân nhắc và sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

    Hệ tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột (biểu hiện: ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau quặn bụng, buồn nôn…).

    Hệ bài tiết: Tăng men gan hoặc biến chứng suy thận (biểu hiện: tiểu buốt, tiểu ra máu).

    Hệ hô hấp: Chóng mặt, ù tai, thở gấp, khó thở, choáng đầu, đau ngực, co giật…

    Da: Phát ban đỏ, bầm tím, ngứa…

    Nếu xuất hiện một trong những biểu hiện trên, người bệnh lập tức ngừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

    8. Thuốc Meloxicam giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

    • Thuốc Meloxicam được Bộ Y tế cấp phép, lưu hành trên toàn quốc. Người bệnh có thể mua thuốc tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
    • Thuốc Meloxicam 7.5mg được đóng gói hộp 3 vỉ x10 viên có mức giá giao động 20.000 – 30.000 VNĐ.
    • Thuốc Meloxicam 15mg  được đóng gói hộp 3 vỉ x10 viên có mức giá giao động 50.000 – 60.000 VNĐ.
    • Thuốc Meloxicam Stada 15mg, hộp 5 ống tiêm có giá giao động từ 20.000 – 25.000 VNĐ.

    Click xem thêm: Xem ngay danh sách điểm bán nhà thuốc

    9. Những lưu ý khi sử dụng Meloxicam

    9.1. Quá liều

    Trường hợp ngộ độc thuốc Meloxicam ở mức độ nhẹ, người bệnh nên uống thật nhiều nước để đào thải thuốc qua nước tiểu.

    Trường hợp quá liều ở dạng liều cao, cần tiến hành gây nôn và rửa dạ dày tại bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất.

    9.2. Nên làm gì khi quên liều?

    Trong thời gian dùng thuốc điều trị bệnh, nếu lỡ quên liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp theo thời gian đã chỉ định.

    Lưu ý: Liều bổ sung không nên dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

    9.3. Bảo quản thuốc như thế nào?

    • Thuốc trong quá trình sử dụng nên bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh vứt bừa bãi ở nơi có nhiệt độ thấp, ẩm ướt hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp.
    • Cất trữ nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
    • Thuốc sau khi mở hộp nên dùng ngay trong 3 tháng, không sử dụng thuốc khi đã quá hạn.

    9.4. Thuốc Meloxicam có sử dụng ở phụ nữ đang mang thai và cho con bú hay không?

    Không sử dụng thuốc Meloxicam ở phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Khi có biểu hiện bất thường trong cơ thể, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    10. Lời khuyên chuyên gia

    Theo dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, thuốc Meloxicam có tác dụng giảm đau nhanh, tuy nhiên nếu lạm dụng có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, người bệnh nên tham khảo phương pháp điều trị khác như sản phẩm từ thảo dược, vừa hiệu quả lại đảm bảo an toàn.

    Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc Meloxicam, người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, cụ thể:

    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhiều chất xơ, vitamin, ít đồ chiên rán, cay nóng.
    • Uống đủ nước hàng ngày.
    • Vận động nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương đến vùng sụn khớp.
    • Tránh căng thẳng, stress kéo dài.

    Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc giảm đau Meloxicam trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Hi vọng nội dung trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của thuốc. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc về thuốc, liên hệ ngay tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865 344 349 để được dược sĩ Hoàng Mạnh Cường tư vấn, giải đáp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau rễ thần kinh cột sống – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 20/08/21
      Đau rễ thần kinh cột sống gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.…
      [Cập nhật] Top 15 loại thuốc trị loãng xương và lời khuyên của chuyên gia 25/10/22
      Trong những trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị loãng xương cho người bệnh. Đối với…
      Hướng dẫn 12 vị trí bấm huyệt chữa đau đầu gối hiệu quả 12/01/22
      Bấm huyệt chữa đau đầu gối là một thủ pháp chữa bệnh cổ truyền, giúp tạo ra những thay đổi…
      Cốt toái bổ – vị thuốc quý được “săn lùng” vì công dụng tuyệt vời 12/01/22
      Cốt toái bổ được biết tới như một thành phần quý trong các bài thuốc Đông y trị nhiều loại…
      Xem thêm