Tiêu chảy hay Ỉa chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: mất nước, suy dinh dưỡng, suy thận… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những kiến thức cơ bản về tình trạng này.
- Sốt tiêu chảy có nguy hiểm không? Nằm lòng 4 cách xử lý này
- Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài – Cận trọng với bệnh lý nguy hiểm
1. Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì?
Thông thường, thức ăn khi đưa vào cơ thể sau 2-3 ngày sẽ được hấp thu triệt để nước và các chất dinh dưỡng; các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Do đó, một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.
Tiêu chảy (tiếng anh: Diarrhea) là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia thành 2 dạng tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài như sau:
- Tiêu chảy cấp: Xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…) hoặc do virus Rota (tiêu chảy Rota)… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần.
- Tiêu chảy mạn: Bệnh kéo dài 4 tuần trở lên. Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở các nước đang phát triển và đứng thứ hai trong số những bệnh gây tử vong ở trẻ em trên thế giới.
>>Xem thêm: Tiêu chảy cấp tính do cryptosporidium là gì?
2. Nguyên nhân gây tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh mắc tiêu chảy: có thể do ăn uống, bệnh lý… Trong đó phổ biến phải kể đến như:
2.1. Nhiễm khuẩn đường ruột
Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và đau.
Ngoài ra, việc ăn rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ truyền vi khuẩn E.coli, giun sán, các loại kí sinh trùng. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể gây bùng phát dịch lớn như: tả, lỵ, thương hàn…
2.2. Vệ sinh kém
Việc giữ vệ sinh kém cũng có thể lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước lúc ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
2.3. Rối loạn vi sinh đường ruột
Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây rối loạn tiêu hoá. Hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.
2.4. Không hấp thu đường
Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường như: lactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa…
Chính vì vậy, khi họ ăn những thực phẩm chứa các loại đường này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng ỉa chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sau đây:
2.5. Do ngộ độc thực phẩm
Do người bệnh sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
2.6. Hội chứng ruột kích thích
Đây là bệnh rối loạn chức năng đường tiêu hoá mạn tính, hay tái phát. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng ở đại tràng. Một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có thể bị tiêu chảy do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.
Lúc này, nước không được tái hấp thu hoặc tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.
2.7. Mắc bệnh viêm đại tràng
Bệnh do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây nên. Ngoài ra, còn xuất phát từ một số nguyên nhân như: rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý… Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy.
Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm tiêu chảy do viêm đại tràng
Nguồn gốc thiên nhiên – Vùng trồng đạt chuẩn GMP về thuốc YHCT
3. Triệu chứng tiêu chảy thường gặp
Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:
Triệu chứng | Biểu hiện |
✅ Tăng số lần đại tiện | ⭐ Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân toàn nước, tiêu són, mót dặn, đi cầu ra máu. |
✅ Đau bụng | ⭐ Đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng, bụng chướng hơi. |
✅ Đau đầu chóng mặt, cơ thể mệt mỏi | ⭐ Cơ thể mất nước khiến người bệnh tụt huyết áp dễ dẫn tới đau đầu, chóng mặt. |
✅ Nước tiểu vàng | ⭐ Tiểu ra nước màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu. |
✅ Triệu chứng khác | ⭐ Sốt, chuột rút, da lạnh, khô da. |
Trên đây là một số triệu chứng và dấu hiệu điển hình. Ngoài ra bạn cũng có thể gặp một số triệu trứng và dấu hiệu khác không được đề cập đến. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.
4. Đối tượng có nguy cơ bị tiêu chảy
Đây là bệnh phổ biến có thể gặp ở tất cả mọi người bất kể độ tuổi hay giới tính nào. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ cao hơn đối với các trường hợp:
- Trẻ em: Do vệ sinh kém, còi xương, suy dinh dưỡng, không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu,…
- Phơi nhiễm độc tố của vi khuẩn ruột: Người đi du lịch ở những nơi chậm phát triển, vệ sinh môi trường kém, thực phẩm bẩn.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
- Độ pH dịch vị giảm: mắc bệnh lý viêm dạ dày mạn tính, sử dụng các thuốc ức chế bài tiết acid.
- Suy giảm hệ miễn dịch: HIV/AIDS, hóa trị, bệnh ung thư.
5. Các biện pháp chẩn đoán tiêu chảy
Để chẩn đoán tiêu chảy, bác sĩ có thể hỏi bạn về tần suất, thời gian, mức độ và các triệu chứng liên quan của tiêu chảy. Bác sĩ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm như:
– Nuôi cấy phân để kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng bất thường bên trong đường tiêu hóa.
– Đánh giá phân để kiểm tra tính chất của phân, như màu sắc, mùi, lẫn máu, nhầy, v.v.
– Xét nghiệm máu để loại trừ một số bệnh, như nhiễm trùng, viêm, thiếu máu, v.v.
– Siêu âm để loại trừ các vấn đề bất thường về cấu trúc giải phẫu của hệ tiêu hóa, như viêm ruột, polyp, khối u, v.v.
– Nội soi đại tràng: Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xem toàn bộ khung đại tràng, một phần của ruột non, từ đó, tìm ra nguyên nhân tiêu chảy.
6. Phương pháp điều trị tiêu chảy ở người lớn
Để ngăn chặn những biến chứng khó lường do tiêu chảy gây ra, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt theo các phương pháp sau:
6.1. Bù nước và chất điện giải
Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể mất khá nhiều nước và rối loạn điện giải. Do đó, việc quan trọng nhất và cần thực hiện đầu tiên là phải bù nước, chất điện giải kịp thời.
Bạn hãy uống nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, có thể uống các loại nước khác như: nước cháo loãng, nước gạo rang, nước cơm…
Trong trường hợp bị tiêu chảy kéo dài, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ thì phải truyền tĩnh mạch.
Lưu ý: Bệnh nhân không được tự ý truyền nước ở nhà mà phải đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
6.2. Sử dụng thuốc tây
Bị tiêu chảy uống thuốc gì là tốt nhất sẽ cần căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiêu chảy với các loại thuốc tiêu chảy phù hợp.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm lỵ trực khuẩn, E.coli, Salmonella thì có thể sử dụng kháng sinh như: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin… Trường hợp nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng Tetracyclin, Cloramphenicol hoặc Biseptol.
➤ Xem chi tiết: 12 loại thuốc trị tiêu chảy hiệu quả được dùng nhiều nhất
*/Lưu ý
Các loại thuốc tây được đánh giá là đem lại hiệu quả nhanh trong việc làm giảm những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đối với người già hoặc, hệ tiêu hóa kém thì việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh sẽ có nguy cơ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó lại gây ra rối loạn tiêu hoá.
Nếu lạm dụng kháng sinh, dùng không đúng liều và thời gian có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị.
6.3. Cách trị tiêu chảy tại nhà
Hiện nay, các bài thuốc nam chữa tiêu chảy đang là phương pháp được nhiều người tin dùng bởi tính an toàn và hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một vài cách trị bệnh tiêu chảy bằng thuốc nam dưới đây.
6.3.1. Chữa tiêu chảy với lá vối
Theo Đông y, lá vối vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thực, dùng để chữa cảm sốt, đau đầu, ăn không tiêu. Ngoài ra, chất tanin có trong nụ vối giúp kích thích tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc ruột.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một nắm lá vối, 8g vỏ ổi rộp, 10g núm chuối tiêu 10g. Thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 2-3 ngày.
6.3.2. Sử dụng vỏ cam
Vỏ cam chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp điều chỉnh nhu động ruột và tăng cường tiêu hóa. Ngoài ra, chất pectin chứa trong vỏ cam giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột. Do đó, đây là một trong những vị thuốc trị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bạn chỉ cần hãm 1-2 vỏ cam với nước nóng trong 15 phút rồi uống. Phương pháp này giúp cải thiện rất nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài lỏng, đầy hơi…
6.3.3. Cầm tiêu chảy bằng lá ổi
Lá ổi chứa nhiều chất tanin, có tác dụng làm săn niêm mạc, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động, kháng khuẩn… Bởi vậy, đây là vị thuốc hỗ trợ điều trị đau bụng đi ngoài hiệu quả.
Cách thực hiện:
Người bệnh lấy khoảng 50g lá ổi vừa non vừa già, sắc nhỏ lửa với 2 bát nước. Đun sôi liên tục trong vòng 15-30 phút. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày uống nhiều lần.
Trên đây là một số cách chữa đau bụng tiêu chảy tại nhà đơn giản, an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng chỉ hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn đầu. Chưa kể quá trình bào chế và hiệu quả thường mất nhiều thời gian. Đối với trường hợp bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần/ngày), người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
>Xem thêm: Chữa đau bụng đi ngoài bằng cách nào?
7. Xử lý khi trẻ bị tiêu chảy
Khác với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt rất dễ bị tiêu chảy. Vì vậy, bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để kịp thời xử lý khi trẻ mắc tiêu chảy. Các phương pháp điều trị tiêu chảy ở trẻ cũng có nhiều khác biệt so với điều trị tiêu chảy ở người lớn.
7.1. Điều trị mất nước
Tương tự như người lớn, trẻ cần được bù nước khi bị tiêu chảy. Bố mẹ có thể cho bé uống Oresol với hướng dẫn như sau:
- Cách pha: Pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, chỉ pha với nước đã đun sôi, không pha với các loại nước khác.
- Hướng dẫn cho trẻ uống: Cho uống chậm, thường uống từ 50-100ml sau mỗi lần bé tiêu chảy.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay thế oresol bằng nước cơm, súp, nước dừa. Cần theo dõi sau khi trẻ uống có gặp tình trạng nôn ói hay không.
7.2. Cho bé uống men vi sinh
Các bác sĩ cho biết, men vi sinh rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Chúng cung cấp các lợi khuẩn, tăng cường đề kháng cho hệ tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Bổ sung sớm men vi sinh có thể giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
7.3. Chú ý đến chế độ ăn của trẻ
Mẹ vẫn cho bé ăn bình thường trong thời gian bé bị tiêu chảy. Tuy nhiên cần cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu, ưu tiên các món lỏng, luộc… Tránh cho con ăn các món chiên rán, thực phẩm tái sống, đồ ngọt, đồ béo…
Mẹ cũng cần chia nhỏ các bữa ăn của bé. Tránh để bé ăn quá no trong cùng một bữa.
➤ Mẹ tham khảo tại bài viết: Chế độ ăn cho bé bị tiêu chảy
8. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong một số trường hợp nhẹ, bệnh tiêu chảy có thể xử lý ngay tại nhà được. Tuy nhiên đối với các trường hợp nghiêm trọng, tiêu chảy kéo dài bạn cần đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để có phương án điều trị thích hợp.
8.1. Trường hợp tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà người lớn cần lưu tâm. Bệnh có thể khiến trẻ mất nước, làm đe dọa đến tính mạng chỉ trong một thời gian ngắn. Bạn cần liên hệ bác sĩ khi thấy trẻ có các biểu hiện như:
- Đi tiểu ít.
- Đau đầu và buồn ngủ.
- Bị khô miệng và khô da.
- Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng:
- Chân tay lạnh, da xanh nhợt.
- Sốt cao, li bì, không tỉnh táo.
- Phân chứa máu và mủ.
- Phân đen, có máu.
8.2. Trường hợp tiêu chảy ở người lớn
Mặc dù ít nguy hiểm hơn như ở trẻ nhỏ, nhưng bạn vẫn nên liên hệ với bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài và có những triệu chứng sau:
- Phân đen có lẫn máu.
- Nôn mửa.
- Mất nước nghiêm trọng.
- Sụt cân.
Tuỳ thuộc vào cơ địa từng người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Bạn cần thảo luận với bác sĩ để nắm rõ tình hình bệnh và đảm bảo an toàn cho bản thân.
9. Lời khuyên khi mắc tiêu chảy
Duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học là cách tốt nhất giúp bạn hạn chế tiêu chảy cũng như các bệnh lý về đường tiêu hóa. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn.
9.1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Song song với việc sử dụng thuốc, thì tiêu chảy nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng tác động không nhỏ đến việc điều trị có hiệu quả hay không.
Các chuyên gia y tế khuyên những người bị tiêu chảy nhiều lần nên ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa như: cháo trắng, súp… Không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng bù nước mà còn giúp cho việc tiêu hóa, tạo khuôn phân bình thường trở lại.
Khi triệu chứng tiêu chảy thuyên giảm, bạn có thể bổ sung thịt nạc xay, mì nước, nước rau, bánh mì nướng… để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
!! Đừng bỏ lỡ: Tất tần tật tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì để máu chóng lại sức
9.2. Dành thời gian nghỉ ngơi
Việc tập thể dục có thể khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn. Do đó, bạn cần dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi. Bạn có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên tránh những hoạt động tiêu tốn năng lượng không cần thiết.
9.3. Uống trà
Bạn có thể nhâm nhi một ly trà thêm vài cánh hoa cúc la mã, hoặc vài lát sả. Sả có tác dụng làm ruột của bạn ổn định hơn. Ngoài ra, bạn có thể uống một cốc trà gừng vì đây là cách trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc rất hiệu quả.
9.4. Giữ vệ sinh ăn uống cá nhân
Thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm đảm bảo. Vệ sinh dụng cụ nấu ăn sạch sẽ, đậy thức ăn tránh ruồi nhặng.
Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy cho bé mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, phải giữ vệ sinh tuyệt đối bằng cách: rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa, sau khi thay tã cho trẻ, đi vệ sinh và lúc bị dây bẩn.
Khi tiếp xúc với gia cầm, gia súc bị bệnh, phải sử dụng đồ bảo hộ. Chất thải của gia súc, gia cầm… cần xử lý và cách ly an toàn khỏi nơi sinh sống. Tránh ôm ấp hay gần gũi với thú cưng khi chúng bị bệnh.
Trong trường hợp tiêu chảy nhẹ thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và bù lượng nước điện giải đã mất. Tuy nhiên, với trường hợp nặng, bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Vì vậy, nếu thấy triệu chứng bất thường, tốt nhất, bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và giải quyết dứt điểm tình trạng tiêu chảy. Liên hệ 0343.44.66.99 để biết thêm thông tin chi tiết!
Hỗ trợ giảm tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình
TPBVSK Đại Tràng ExTra Tâm Bình (nhãn vàng) được phát triển trên cơ sở công thức Đại tràng Tâm Bình (nhãn đỏ). Đại tràng Extra Tâm Bình chứa các vị thảo dược như Bạch Truật, Bạch Linh, Đảng Sâm, Cam thảo, Hoàng Liên… giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng do:
- Rối loạn tiêu hóa
- Viêm đại tràng cấp và mạn tính
- Viêm đại tràng co thắt
Ứng dụng thành quả của khoa học hiện đại, thành phần Đại tràng Extra Tâm Bình được bổ sung bộ đôi tinh chất Nanocurcumin và Immunecanmix giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.
Trong đó, Nanocurcumin được bào chế dạng lỏng theo công nghệ Mixel độc quyền của CHLB Đức, có khả năng tan hoàn toàn trong nước, tăng khả năng hấp thu gấp 3-4 lần so với Nanocurcumin bột thông thường, được FDA Hoa Kỳ công nhận đạt chuẩn an toàn GRAS. Immunecanmix là chất trợ sinh miễn dịch mới nhất hiện nay do Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) phát triển từ các nghiên cứu khoa học của Nga và Hoa Kỳ.
Đại tràng Extra Tâm Bình là giải pháp hỗ trợ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng… hữu hiệu hiện nay. Sản phẩm đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.
XEM THÊM:
- Nằm lòng 12 cách cầm tiêu chảy cấp tốc bạn để tự cứu mình
- Ăn ít, ăn nhanh no do đâu? Bác sĩ cảnh báo 5 bệnh lý thường gặp
- Mách bạn [12+] Cách chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà cứ áp dụng là khỏi
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Tôi được chẩn đoán hội chứng ruột kích thích đã 03 năm nay, đi nội soi không phát hiện vết loét nào, nhưng tôi vẫn bị đi ngoài vẫn bị tiêu chảy thường xuyên, bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách điều trị được không?
Chào bạn! Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là một dạng rối loạn chức năng ở đại tràng. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, có nhiều yếu tố thúc đẩy như: chế độ ăn uống không đảm bảo, nhiễm khuẩn đường ruột, bất ổn tâm lý… Bạn có thể điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, ăn uống của mình: Hạn chế ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ chiên… Điều chỉnh tâm lý tránh căng thẳng stress, hạn chế thức khuya và hạn chế uống nhiều bia rượu. Cùng với đó bạn có thể uống bổ sung sản phẩm đại tràng Tâm Bình, với công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích, hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, sản phẩm rất thích hợp với tình trạng bệnh lý của bạn.
Chúc bạn luôn có nhiều sức khoẻ!
Tôi cũng hay bị tiêu chảy ở mức nhẹ, nếu tôi uống đại tràng Tâm Bình thì bao lâu có thể ngừng tiêu chảy được?
Chào bạn, nếu bạn bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… thì bạn có thể uống đại tràng Tâm Bình được bạn nhé. Thời gian dùng sản phẩm tuỳ theo tình trạng của bạn và chế độ lối sống sinh hoạt của bạn. Do sản phẩm có thành phần các vị dược liệu nên tác động từ từ, hỗ trợ tận gốc nhưng rất an toàn lành tính. Bạn nên kiên trì theo liệu trình ít nhất là 03 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.
Chúc bạn chóng khoẻ!
Tôi thỉnh thoảng cũng bị tiêu chảy, tôi không uống thuốc có được không bác sĩ?
Chào bạn, không biết bạn hay bị tiêu chảy sau khi ăn món ăn gì hay bất chợt tiêu chảy không rõ nguyên nhân? Tần suất tiêu chảy có nhiều không và mức độ mỗi lần đi ngoài có nhiều không? Bạn nên đến thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh tinh của mình trước khi quyết định xem phải dùng thuốc hay chỉ cần thay đổi lối sống sinh hoạt.
Chúc bạn chóng khoẻ.
Con của cháu được 5 tháng tuổi, cháu thường xuyên đi ngoài ra nước như tiêu chảy. Cháu nên làm gì? Cho uống Đại tràng Tâm Bình được không thưa bác sĩ?
Chào bạn, trường hợp cháu còn quá nhỏ chưa nên uống đại tràng Tâm Bình. Ngoài việc đi ngoài ra nước cháu có còn bị hiện tượng gì bất thường không? Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho bạn nhé. Hoặc bạn đưa cháu đến cơ sở y tế để được thăm khám điều trị hợp lý.
Chúc bạn và gia đình mạnh khoẻ!
Cho tôi hỏi ăn tiết canh có gây ra tiêu chảy không? Tôi thích ăn tiết canh lắm mà nhiều khi ăn vào cứ bị tiêu chảy. Giờ tôi phải làm sao?
Chào bạn, bản chất tiết canh là tiết sống, có thể mang nhiều mầm bệnh như nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Nhất là khi hệ tiêu hoá của bạn vốn đã nhạy cảm và thường xuyên bị tiêu chảy khi ăn tiết canh thì bạn nên cân nhắc hạn chế ăn tiết canh bạn nhé.
Cháu ngày nào cũng bị đau bụng theo cơn, rồi ngày bị ỉa chảy 1 lần. Như thế là bị sao ạ?
Chào bạn, tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tình trạng của bạn kéo dài khả năng bạn đã bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng; có thể do thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc do cơ địa nhạy cảm, bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa các bệnh viện uy tín để xác định có viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc đại tràng không nhé. Cùng với đó bạn nên lưu ý ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các món ăn sống, các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
Chúc bạn sức khỏe!
Cháu 13 tuổi,cứ ăn vào thì đau bụng tiêu chảy thì có sao không ạ?
Chào cháu, tình trạng của mình đã diễn ra lâu chưa? Cháu có để ý mình ăn các loại thực phẩm nào thì diễn ra tình trạng như thế không? Tình trạng đau bụng tiêu chảy sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân như ăn uống (thực phẩm nhiễm khuẩn, vệ sinh kém, ngộ độc thực phẩm…) hoặc do bệnh lý (nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn kích thích, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…). Do đó, nếu tình trạng của cháu đã diễn ra thường xuyên, cháu nên nói với người nhà để được đưa đi kiểm tra thăm khám xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp nhé.
Ngoài ra, cháu nên chú ý chế độ ăn uống của mình hơn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thực hiện ngủ nghỉ điều độ, tránh stress căng thẳng việc học hành và tránh thức khuya…để hạn chế các tác nhân có thể gây xấu đến hệ tiêu hóa của cháu.
Chúc cháu sức khỏe!