Tiêu chảy mãn tính – Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Tiêu chảy mãn tính – Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    14/11/23

    Tiêu chảy mãn tính không chỉ gây mệt mỏi, bất tiện cho người bệnh mà còn dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng nếu không được quan tâm điều trị. 

    5/5 - (20 bình chọn)

    Bài viết này sẽ giới thiệu về các nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị hiệu quả tình trạng tiêu chảy mãn tính. Qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, đồng thời có biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

    1. Tiêu chảy mãn tính là gì?

    Tiêu chảy mãn tính là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày, kéo dài hơn 4 tuần. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường bắt nguồn từ các bệnh lý mạn tính hoặc rối loạn tiêu hóa.

    Tiêu chảy mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng máu…

    Chính vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, dựa trên nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của của mình.

    tiêu chảy mãn tính

    2. Triệu chứng tiêu chảy mãn tính

    Các triệu chứng điển hình của tiêu chảy mãn tính có thể kể đến như:

    Tiêu chảy kéo dài: Một trong những đặc điểm chính là tần suất tiêu chảy tăng lên và kéo dài trong ít nhất 4 tuần.

    Phân mềm và mỏng: Phân có thể có dạng lỏng, nhầy, và không thành khuôn, màu sắc phân khác lạ.

    Đau và khó chịu ở bụng: Đau bụng thường đi kèm với tiêu chảy mãn tính, đặc biệt sau khi ăn.

    Mệt mỏi: Mất nước và chất dinh dưỡng qua tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mệt mỏi.

    Tiêu chảy không kiểm soát được: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiêu chảy và cảm giác như cần phải đi ngoài ngay lập tức.

    Xem thêmTiêu chảy: Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

    3. Nguyên nhân gây tiêu chảy mãn tính

    Tiêu chảy mãn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

    3.1. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

    Việc sử dụng một số loại thuốc có thể dẫn tới đi ngoài kéo dài bởi chúng phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột hoặc giảm khả năng hấp thụ nước của ruột. Cụ thể là:

    • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Aampicillin…
    • Thuốc nhuận tràng: Duphalac
    • Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole …
    • Hóa chất điều trị ung thư: Sorafenib…

    các nguyên nhân gây tiêu chảy mãn tính

    3.2. Nhiễm khuẩn gây tiêu chảy mạn tính

    Nhiễm khuẩn do vi khuẩn, virus, hoặc ký sinh trùng thường là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy mãn tính. Một số loại nhiễm khuẩn thường gặp là: lỵ trực khuẩn, lỵ amip, giardia, cryptosporidium, clostridium difficile, salmonella, shigella, campylobacter, E. coli, rotavirus, norovirus, candida…

    Nhiễm khuẩn có thể xảy ra do ăn uống không sạch, tiếp xúc với người bệnh hoặc động vật nhiễm bệnh…

    3.3. Biểu hiện của một số bệnh lý

    Các bệnh lý ảnh hưởng đến ruột hoặc các cơ quan liên quan đến tiêu hóa. Nếu bạn bị đi tiêu phân lỏng kéo dài hãy cẩn thận vì rất có thể bạn đang mắc phải một trong số các căn bệnh sau:

    Viêm loét đại tràng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy

    Đi ngoài phân lỏng kéo dài là dấu hiệu của viêm loét đại tràng

    3.4. Tiêu chảy mạn tính sau phẫu thuật

    Tiêu chảy mạn tính có thể xảy ra sau khi người bệnh trải qua một cuộc phẫu thuật. Các loại phẫu thuật thường gây ra tình trạng này bao gồm:

    • Túi mật
    • Ruột non
    • Ruột già
    • Ruột thừa
    • Gan
    • Tuyến tụy

    Sở dĩ có hiện tượng này là do:

    • Sự phát triển quá mức của vi khuẩn xung quanh khu vực phẫu thuật
    • Giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột
    • Tăng tiết dịch mật
    Tiêu chảy kéo dài có thể xảy ra sau phẫu thuật

    Tiêu chảy kéo dài có thể xảy ra sau phẫu thuật

    3.5. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

    Uống nhiều rượu, bia hoặc caffein là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy mạn tính. Bên cạnh đó việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng lớn đường, chất tạo ngọt nhân tạo cũng gây ra đi ngoài kéo dài.

    3.6. Dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm

    Dị ứng thực phẩm và quá mẫn cảm với thực phẩm cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Chẳng hạn những người mắc bệnh celiac – không dung nạp với gluten, một thành phần chính của bột mì hoặc bệnh nhân không dung nạp lactose sẽ bị tiêu chảy và đầy hơi khi uống sữa.

    >> Tham khảo: Bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức?

    4. Biến chứng của tiêu chảy mãn tính

    Để trả lời cho câu hỏi tiêu chảy mãn tính có nguy hiểm không hãy cũng đến với những biến chứng mà căn bệnh này có thể gây ra cho cơ thể.

    biến chứng của tiêu chảy mãn tính

    Tiêu chảy mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, như:

    Khiến cơ thể bị mất nước

    Tiêu chảy mãn tính có thể dẫn đến mất nước nhanh chóng, đặc biệt ở những người già và trẻ em.

    Điều này có thể làm suy giảm chức năng các cơ quan nội tạng và gây nguy hiểm đến sức khỏe.

    Rối loạn điện giải

    Mất nước và khoáng chất cũng có thể gây ra rối loạn điện giải trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào và cơ quan.

    Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề như rối loạn nhịp tim và tụt huyết áp.

    Thiếu hụt dinh dưỡng

    Tiêu chảy mãn tính cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Điều này có thể gây ra suy dinh dưỡng, cơ thể gầy còm ốm yếu, đặc biệt là ở trẻ em.

    Tăng nguy cơ nhiễm trùng

    Tiêu chảy đi kèm với tình trạng viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.

    Các bệnh nhiễm trùng như viêm ruột, viêm đại tràng có thể xuất hiện và kéo dài, gây hậu quả tiêu cực cho sức khỏe.

    Ảnh hưởng đến tâm trạng tinh thần

    Sự ảnh hưởng của tiêu chảy mãn tính không chỉ giới hạn về mặt sức khỏe mà còn có thể gây stress và ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra tình trạng lo âu và trầm cảm.

    5. Chẩn đoán

    Để xác định nguyên nhân gây bệnh, tùy vào từng biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán khác nhau.

    Khám lâm sàng

    Bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về lịch sử triệu chứng; mô tả chi tiết về tần suất và tính chất của tiêu chảy; cũng như các triệu chứng khác như đau bụng, mệt mỏi, hay mất cân nặng.

    Xét nghiệm máu

    Xét nghiệm máu có thể giúp xác định có mất nước, thiếu dinh dưỡng, hoặc dấu hiệu của nhiễm trùng nào đó không.

    Xét nghiệm phân

    Phân mẫu có thể được kiểm tra để phát hiện vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc tình trạng viêm nhiễm trong ruột.

    Xét nghiệm hình ảnh

    Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc CT scan, nội soi đại tràng có thể được sử dụng để kiểm tra trạng thái của ruột và các cơ quan lân cận.

    Kiểm tra chức năng tiêu hóa

    Các kiểm tra như hấp thụ chất xơ và kiểm tra chức năng hấp thụ nước có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng chức năng hoạt động của ruột.

    6. Điều trị tiêu chảy mãn tính

    Để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính tận gốc, cần điều trị căn nguyên gây bệnh. Nếu ỉa chảy là biểu hiện của bệnh lý thì cần có phác đồ điều trị bệnh dứt điểm. Các trường hợp do tác dụng phụ của thuốc hoặc sau phẫu thuật, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh đơn thuốc hoặc có biện pháp can thiệp kịp thời. Còn đối với tiêu chảy kéo dài do ăn uống thiếu khoa học, người bệnh cần điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày.

    6.1. Bù nước và chất điện giải

    Đây là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa mất nước và cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Người bệnh có thể uống nước lọc, nước dừa, nước cháo, hoặc dung dịch Oresol để bù nước. Nếu mất nước nặng, cần truyền dịch đường tĩnh mạch tại các cơ sở y tế.

    6.2. Điều trị tiêu chảy mãn tính bằng thuốc

    Để điều trị triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

    Thuốc cầm tiêu chảy

    Đây là biện pháp giảm số lần đi ngoài, giảm đau bụng, nôn, buồn nôn nếu có. Có nhiều loại thuốc cầm tiêu chảy, như Bismuth, Metronidazole, Loperamide

    Tùy theo nguyên nhân và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Vì có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc làm ẩn đi triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng.

    Truyền tĩnh mạch

    Đối với trường hợp mất nước nặng cần truyền tĩnh mạch

    Thuốc kháng sinh

    Đây là biện pháp điều trị nhiễm trùng, nếu là nguyên nhân gây tiêu chảy. Một số thuốc thuộc nhóm này như: Amoxicillin, Ampicillin, Ciprofloxacin…

    Tùy theo loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh cần uống đủ liều và thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Không nên ngừng thuốc sớm hoặc dùng quá liều, vì có thể gây ra kháng thuốc hoặc tác dụng phụ.

    Thuốc bổ sung chất dinh dưỡng

    Biện pháp ngăn ngừa và điều trị suy dinh dưỡng do mất chất qua tiêu chảy.

    Có tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, như protein, carbohydrate, lipid, vitamin, khoáng chất. Thuốc bổ sung chất dinh dưỡng được uống theo liều lượng và thời gian do bác sĩ chỉ định, thường từ vài ngày đến vài tháng.

    Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và yếu tố sức khỏe của bệnh nhân, một kế hoạch điều trị toàn diện có thể bao gồm cả thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống.

    7. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiêu chảy mãn tính

    Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và phòng tái phát tiêu chảy, giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số hướng dẫn và lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bệnh tiêu chảy mãn tính:

    Người tiêu chảy mãn tính nên ăn gì?

    – Uống nhiều nước để bù đắp lượng nước và chất điện giải mất đi do tiêu chảy. Có thể uống nước khoáng, nước gạo rang, nước cơm, nước cháo.

    – Ăn các loại thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, giàu tinh bột: cháo, cơm nhão, khoai tây, cà rốt.

    – Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm: như thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, cá. Các loại thực phẩm này sẽ giúp phục hồi các mô bị tổn thương do tiêu chảy và tăng cường hệ miễn dịch.

    – Bổ sung các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo… Các loại trái cây này sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và giúp làm dịu bao tử.

    – Sử dụng các loại probiotic như sữa chua, kim chi, dưa chua. Các loại probiotic này sẽ cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ tiêu hóa.

    Người bệnh tiêu chảy mãn tính nên kiêng gì?

    – Thực phẩm chứa nhiều chất béo, giàu chất xơ, thức ăn cay, nóng, mặn. Các loại thực phẩm này sẽ kích thích tiết dịch tiêu hóa, làm tăng cường độ tiêu chảy và gây kích ứng niêm mạc ruột.

    – Sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ gây khó tiêu hóa, gây phân sống, phân xốp và có thể gây dị ứng.

    – Đồ uống có cồn, chứa caffein. Cồn và caffein sẽ làm mất nước, gây mất cân bằng chất điện giải và làm tăng cường độ tiêu chảy.

    – Nếu có dấu hiệu của dị ứng thức ăn, hạn chế hoặc tránh thực phẩm gây dị ứng.

    – Lưu ý rằng mỗi người có thể phản ứng khác nhau với thực phẩm. Vì vậy, bạn cũng cần tìm hiểu về cơ địa của mình và điều chỉnh chế độ ăn uống dựa trên phản ứng của cơ thể.

    8. Lưu ý cho người bệnh

    Để phòng bệnh tái phát bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau:.

    • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một lượng lớn một lần có thể giúp giảm áp lực lên ruột.
    • Không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
    • Ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm các loại vi trùng, ký sinh trùng.
    • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh có nguy cơ gây tiêu chảy mạn tính.

    Người bệnh không nên chủ quan với tiêu chảy mãn tính, ngay khi phát hiện những triệu chứng bệnh cần đi khám bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Để biết thêm thông tin liên quan tới căn bệnh này hãy truy cập Bệnh Tiêu hóa hoặc gọi tới tổng đài chăm sóc sức khoẻ 0343.44.66.99 để được tư vấn miễn phí.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Sự khác nhau giữa rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng 19/11/18
      Những cơn đau co thắt vùng bụng đi kèm với trướng bụng, đầy hơi, đi ngoài… thường khiến mọi người…
      Xem ngay 11 loại sữa dành cho người viêm đại tràng 17/01/23
      Viêm đại tràng nên uống sữa gì có lẽ là thắc mắc của không ít người khi mắc phải căn…
      Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 08/04/21
      Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em không những khiến trẻ nhỏ khó chịu mà còn khiến các bậc…
      4 “kẻ thù” khó tránh gây tiêu chảy mùa hè 01/07/19
      Mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển, xâm nhập cơ…
      Xem tất cả bài viết