Rối loạn thần kinh thực vật - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Rối loạn thần kinh thực vật – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Linh Chi

    27/08/21

    Rối loạn thần kinh thực vật có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác vì các biểu hiện khó nhận diện và chẩn đoán. Bệnh gây ảnh hưởng tới nhiều chức năng trong cơ thể. Do đó việc nhận diện triệu chứng để tìm ra cách xử lý là rất quan trọng.

    5/5 - (142 bình chọn)

    1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

    Hệ thần kinh thực vật (hay còn gọi là hệ thần kinh tự động, tự chủ) hoạt động độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Nó có chức năng chỉ huy, kiểm soát hoạt động vô thức của cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi của cơ thể…

    Hệ này bao gồm thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Chúng hoạt động đối lập nhau nhưng ở trạng thái cân bằng động. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Từ đó gây ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, tuyến mồ hôi, hệ tiêu hóa…

    rối loạn thần kinh thực vật

    2. Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật

    Triệu chứng của bệnh đôi khi sẽ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thậm chí có trường hợp các dấu hiệu chỉ xuất hiện thoáng qua khiến người bệnh chủ quan. Các biểu hiện có thể giúp nhận diện bệnh là:

    • Đánh trống ngực, hồi hộp, lo lắng
    • Rối loạn thần kinh thực vật gây khó thở, hụt hơi
    • Chóng mặt, choáng váng, đứng không vững
    • Đau, nóng rát vùng ngực
    • Mất ngủ, mệt mỏi
    • Rối loạn thần kinh thực vật run tay, chân và đổ mồ hôi nhiều
    • Đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi
    • Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón, đại tiện khi căng thẳng
    • Tiểu khó, tiểu tiện không tự chủ
    • Rối loạn kinh nguyệt
    • Khó duy trì sự cương cứng
    • Rụng tóc, da khô
    biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật

    Đánh trông ngực, hồi hộp, lo lắng là biểu hiện của bệnh

    Xem thêm Rối loạn tiêu hóa là gì? Cách nhận biết và xử lý

    3. Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật

    Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là hệ quả của các bệnh lý khác:

    • Bệnh lý tự miễn: hội chứng Sjogren, Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp
    • Bệnh ung thư: do hệ miễn dịch bị tấn công
    • Tổn thương dây thần kinh sau phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị
    • Tiểu đường
    • Rối loạn di truyền
    • Sự tấn công của một số loại virus, vi khuẩn như HIV
    • Tác dụng phụ của thuốc: thuốc điều trị bệnh tim, thuốc điều trị ung thư…
    Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật

    Viêm khớp dạng thấp có thể là nguyên nhân gây bệnh

    4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

    Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng nhiều đối tượng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn:

    • Người bị các vấn đề về tâm lý: stress kéo dài, rối loạn lưỡng cực, loạn thần
    • Người mắc bệnh mạn tính: Parkinson
    • Bệnh nhân tiểu đường
    • Người mắc các bệnh tự miễn
    • Người nghiện rượu
    • Người trong độ tuổi chuyển tiếp: dậy thì, tiền mãn kinh, mãn dục. Do đó mà xuất hiện rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em.
    • Rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai và sau sinh
    đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn thần kinh thực vật

    Người nghiện rượu có nguy cơ cao mắc bệnh

    5. Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

    Bệnh ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng sống và tâm lý của người bệnh. Nếu bệnh kéo dài dai dẳng sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi trầm trọng, trầm cảm, thậm chí có xu hướng tự tử.

    Theo bác sĩ Nguyễn Văn Liệu, bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến đổi tại các cơ quan trong cơ thể. Từ đó sẽ gây ra một số bệnh khác, cụ thể là:

    • Bệnh Raynaud: Mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân co thắt lại khi tiếp xúc với môi trường lạnh. Từ đó gây tím tái.
    • Chứng đỏ đau đầu chi: Các đầu ngón tay, ngón chân sẽ bị đau, bỏng rát. Cơ đau tăng khi vận động hoặc gặp nhiệt độ nóng, giảm khi gặp lạnh.
    • Bệnh cứng bì: Xuất hiện tổn thương ở động mạch, mao mạch nhỏ. Từ đó làm xơ cứng, tác nghẽn mạch máu ở da, ống tiêu hóa, tim, phổi, thận và các cơ quan khác. Trên cơ thể xuất hiện các mảng da bị xơ cứng, tẹo lại và hình thành sẹo với các dạng tròn, bầu dục, giọt nước, băng dài.

    6. Chẩn đoán

    Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ xem xét tới các yếu tố bệnh lý khác mà người bệnh đang gặp phải. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng và có thể chỉ định:

    • Test thần kinh thực vật
    • Xét nghiệm máu
    • Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện
    • Phân tích nước tiểu, xét nghiệm chức năng bàng quang
    • Test phản xạ sợi trục tiết mồ hôi định tính
    • Siêu âm

    7. Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật

    Mục tiêu điều trị là tái lập trạng thái cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Đối với những trường hợp nhẹ việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, rèn luyện thể chất và giữ tâm trạng thoải mái sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, các sĩ sẽ kết hợp điều trị triệu chứng và giải quyết nguyên nhân gây bệnh.

    7.1. Thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật

    Rối loạn thần kinh thực vật uống gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tùy vào mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc thích hợp. Đó có thể bao gồm:

    • Thuốc chống trầm cảm: amitriptylin, nortriptylin, venlafaxin…
    • Thuốc an thần
    • Thuốc kiểm soát nhịp tim: thuốc chẹn beta
    • Thuốc hạ huyết áp: fludrocortison, midodrine…
    • Thuốc điều chỉnh nhu động ruột
    • Thuốc nhuận tràng
    • Thuốc giảm tiết mồ hôi: glycopyrrolate, botulinum toxin…
    • Thuốc chống suy nhược cơ thể
    • Vitamin nhóm B

    Lưu ý là người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

    thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật

    Thuốc chống trầm cảm Amitriptylin có thể được chỉ định

    7.2. Xoa bóp bấm huyệt

    Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc, khá an toàn với bệnh nhân. Việc tạo ra các tác động trực tiếp lên huyệt vị sẽ giúp đem lại sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

    7.3. Châm cứu

    Chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng đông y cũng được nhiều người lựa chọn. Trong đó có châm cứu giúp điều hòa chức năng hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng. Từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh.

    7.4. Liệu pháp tâm lý

    Bác sĩ trị liệu sẽ giúp giải tỏa tâm lý cho người bệnh. Từ đó, bệnh nhân sẽ giảm bớt lo lắng, nâng cao tinh thần, suy nghĩ tích cực. Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh.

    Liệu pháp tâm lý chữa rối loạn thần kinh thực vật

    Liệu pháp tâm lý hỗ trợ điều trị bệnh

    8. Biện pháp phòng tránh

    • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung rau quả, cá béo vào thực đơn. Hạn chế thức ăn mặn. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước trà đặc, thuốc lá. Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
    • Luôn sống vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng. Có nhiều cách giúp bạn giảm stress như: nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện cùng bạn bè, ngồi thiền, tập thể dục…
    • Tập luyện thể thao đều đặn. Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để luyện tập. Các môn thể thao bạn có thể lựa chọn là: yoga, dưỡng sinh, thiền, đi bộ, bài tập thể dục.
    • Tập trung điều trị các bệnh lý có nguy cơ gây rối loạn thần kinh tự động. Khám sức khỏe định kỳ

    Rối loạn thần kinh thực vật là một thuật ngữ còn khá xa lạ nhưng bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao và xuất hiện các dấu hiệu dù là mơ hồ hãy đi khám bác sĩ ngay. Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho bạn, hãy chat trực tiếp.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    6 bình luận cho “Rối loạn thần kinh thực vật – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”

    1. Haphongcam viết:

      Mình bị tim đập nhanh hồi hộp khó thở người mệt run rẩy bức bối khó chịu ra mồ hôi tiết nhiều nước bọt mất ngủ xin bác sĩ tư vấn

      • Chào bạn, bạn bị tình trạng này lâu chưa? Các biểu hiện của bạn có thể là triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật hoặc một số bệnh lý khác. Nên nếu đã gặp các triệu chứng này một thời gian, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín gần nhất để được chỉ định kiểm tra và thăm khám xác định đúng nguyên nhân và có phác đồ phù hợp nhé.
        Ngoài ra, để cải thiện bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng kết hợp tập luyện thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    2. Lai Nguyễn viết:

      chào bs em hay bị khó chịu, ớn lạnh nhiệt độ cơ thể tăng lên về chiều, tay chân bủn rủn yếu ớt, nhiều lúc tim như đánh trống, và bị viêm họng mạn nổi hạch nhưng nữa năm này uống thuốc k hết.
      vậy cho em hỏi nếu e muốn đi khám thì nên khám khoa nào ạ.
      như triệu chứng của em có phải là rối loạn thần kinh thực vặt không?

      em cảm ơn ạ

      • Chào bạn, hiện tại bạn đã điều trị nửa năm mà chưa cải thiện là thuốc gì nhỉ? Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra tổng quát để bác sĩ có chỉ định cho bạn khám chuyên khoa cần thiết nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    3. Manh tran viết:

      Mình bị bênh hệ thần kinh tự động có phải bệnh rối loạn thần kinh thực vật ko ah

      • Chào bạn! thần kinh tự động/ tự chủ chính là hệ thần kinh thực vật bạn nhé. Hiện bạn đang có các triệu chứng cụ thể như thế nào? bạn chia sẻ để được các dược sỹ Tâm Bình tư vấn cho mình nhé. Nếu cần tư vấn về chăm sóc sức khỏe bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được hỗ trợ nhé.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trị tiêu chảy bằng hồng xiêm – Bài thuốc dân gian hiệu quả 23/09/20
      Chữa tiêu chảy bằng các bài thuốc dân gian là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Hãy cùng tìm…
      [Top 10] thuốc chữa viêm đại tràng của Nhật có thể bạn chưa biết 23/03/23
      Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của xứ sở hoa anh đào được nhiều người tin tưởng, trong đó…
      5+ Lý do TPBVSK Đại tràng Tâm Bình được người dân tin dùng 20/03/20
      TPBVSK Đại tràng Tâm Bình là sản phẩm được đánh giá cao và được nhiều người tin dùng. Một câu…
      [10 Thực phẩm] người viêm túi thừa đại tràng nên ăn và nên kiêng 29/12/21
      Khi bị viêm túi thừa đại tràng bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa trị, người bệnh cũng…
      Xem thêm