Trẻ đi ngoài phân sống do đâu? Là Bố mẹ phải biết & cách xử lý tốt nhất
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Trẻ đi ngoài phân sống do đâu? Là Bố mẹ phải biết & cách xử lý tốt nhất

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    27/12/20

    Trẻ đi ngoài phân sống gây nên tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng,… do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này, ba mẹ cần xử trí như thế nào nếu trẻ bị đi ngoài phân sống?

    4.9/5 - (449 bình chọn)

    1. Trẻ đi ngoài phân sống là như thế nào?

    Cũng như người lớn, đi ngoài phân sống ở trẻ hiểu đơn giản là ăn cái gì thì đi ngoài ra cái đó. Thức ăn chưa được tiêu hóa hết đã phải đào thải ra bên ngoài. Nếu đem xét nghiệm phân sẽ thấy trong thành phần còn khá nhiều mỡ, các chất đạm và tinh bột.

    Đi ngoài phân sống ở bé là như thế nào

    Đi ngoài phân sống ở bé là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

    Đi ngoài phân sống ở trẻ em được coi là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài lâu ngày khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

    Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị đi ngoài phân sống?

    Đi ngoài phân sống ở trẻ em có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bố mẹ cần nhận biết chính xác để có hướng xử lý kịp thời.

    2.1 Cho trẻ ăn quá nhiều

    Nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ cho bé ăn nhiều là tốt cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng, rất nhiều trường hợp việc cho trẻ ăn quá nhiều lại mang đến tác dụng phụ làm loạn khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, ăn không tiêu,… Dẫn đến bé đi ngoài phân sống. Hậu quả bé chẳng những không lớn mà ngày càng còi cọc.

    2.2 Bé ăn dặm quá sớm

    Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm vì muốn con tăng cân nhanh hoặc do mẹ không đủ sữa. Chỉ 3-4 tháng tuổi, trẻ đã phải ăn dặm các loại bột, sữa bột công thức bán sẵn trên thị trường.

    bé đi ngoài phân sống

    Ăn dặm quá sớm là một trong những nguyên nhân khiến bé đi phân sống

    Thế nhưng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi. Trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, rất dễ bị tổn thương và không có khả năng hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong những loại thực phẩm này. Chính điều này khiến trẻ đi ngoài phân sống lỏng, có mùi hôi tanh.

    2.3 Chế độ ăn thiếu khoa học

    Chế độ ăn thiếu khoa học, mất cân bằng dinh dưỡng, quá nhiều chất đạm, chất béo,… với mong muốn trẻ lớn nhanh. Thế nhưng, nếu không có sự cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn sẽ làm hệ tiêu hóa mất ổn định khiến bé đi phân sống.

    2.4 Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài

    Không chỉ người lớn mà việc dùng kháng sinh liên tục ở trẻ cũng gây tổn thương hệ tiêu hóa. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn bao gồm cả có lợi và gây hại trong đường ruột. Từ đó, trẻ bị giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến ăn cái gì đi ra cái đấy.

    2.5 Do bệnh lý

    Nhiều trường hợp bé bị đi ngoài phân sống do chức năng gan kém hoặc bắt nguồn từ việc tắc ống mật. Điều này khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng bị cản trở, thức ăn không được tiêu hóa hết và ra ngoài qua đường đại tiện.

    2.6 Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh

    Môi trường sống thiếu vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bé giảm công suất hoạt động. Bé dễ mắc bệnh do nhiễm khuẩn, virus và phải dùng đến kháng sinh. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống ở bé.

    3. Dấu hiệu nhận biết bé đi ngoài phân sống

    Tình trạng đi ngoài phân sống có thể khác nhau ở từng bé. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số dấu hiệu điển hình như:

    • Bé đại tiện không thành khuôn, phân lúc rắn, lúc sền sệt, lúc thì phân riêng, nước riêng.
    • Trẻ đi ngoài phân sống nhầy, có hạt lợn cợn. Thậm chí xuất hiện cả đồ ăn chưa tiêu hóa hết.
    • Trẻ đi ngoài phân sống mùi chua, tanh, phân nổi bọt.
    • Phân thường có màu giống màu hoa cải (vàng ngả xanh).

    4. Đi ngoài phân sống ở bé có nguy hiểm không?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nếu bé đi ngoài phân sống, rắn, có nước từ 1-3 lần/ngày thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Lúc này chỉ cần bố mẹ có chế độ chăm sóc phù hợp, để các chất dư thừa trong đường ruột được đào thải hết ra ngoài, trẻ sẽ có thể tự phục hồi.

    Tuy nhiên nhiều trường hợp, bố mẹ tự cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy, khiến nhu động ruột giảm, khiến phân và các thức ăn dư thừa không được đào thải hết, gây nguy nhiễm trùng, nhiễm độc nguy hiểm.

    # Chính vì vậy, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý:

    Trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu và bị đi ngoài phân sống nhưng vẫn đạt cân nặng chuẩn, thì bố mẹ không cần thiết phải làm gì cả. Tình trạng này sẽ tự giảm sau khoảng 3 tháng.

    Bé bị đi ngoài phân sống 3 tháng đầu

    Bé đi ngoài trong 3 tháng đầu nhưng vẫn đạt cân nặng chuẩn thì bố mẹ không cần quá lo lắng

    Trường hợp bé uống sữa công thức trong giai đoạn này, bố mẹ nên xem xét sự phù hợp của sản phẩm mà mình dùng cho trẻ. Từ đó có hướng xử lý phù hợp.

    Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Loại nữa nào tốt nhất

    5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Trẻ đi ngoài phân sống lỏng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu nhận thấy một số biểu hiện bất thường sau:

    • Bé đi ngoài phân sống kéo dài liên tục trong 3 tháng đầu đời, chậm tăng cân.
    • Đi ngoài liên tục 4-5 lần một ngày, phân nhiều nước. Trường hợp này có thể trẻ đã bị tiêu chảy.
    • Ngày đi ngoài phân lỏng tới 10 lần – Trẻ bị tiêu chảy cấp.
    • Bé đi ngoài phân sống mãi không khỏi kèm theo biếng ăn, cơ thể mệt mỏi.
    • Trẻ đi ngoài phân sống kèm sốt, nôn ói.

    Bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có hướng xử lý phù hợp.

    Click xem thêm  10 cách cầm tiêu chảy cấp tốc bạn cần “nằm lòng” để tự cứu mình

    6. Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị đi ngoài phân sống

    Đi ngoài phân sống ở trẻ nếu không được xử lý và điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, gây nên tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng. Vậy bố mẹ cần làm gì trong trường hợp này?

    Cách xử lý khi trẻ đi ngoài phân sống

    Cách xử lý khi trẻ đi ngoài phân sống

    6.1 Bé đi ngoài phân sống phải làm sao?

    Khi thấy con có hiện tượng này, bố mẹ cần:

    • Cho bé đến bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, để biết chính xác bé gặp vấn đề gì.
    • Dựa theo kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng điều trị phù hợp. Bố mẹ cân đối giữa việc dùng thuốc cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cho trẻ.
    • Áp dụng chế độ ăn uống, vệ sinh phù hợp và cho trẻ uống thuốc. Đồng thời theo dõi tình trạng phân của bé tới khi khỏi bệnh hoàn toàn.

    6.2 Trẻ bị đi ngoài phân sống uống thuốc gì?

    Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ. Trẻ uống thuốc gì cần có sự chỉ định chính xác từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Việc tự ý mua thuốc điều trị có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng hơn.

    7. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài phân sống

    Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và giúp trẻ hồi phục khi bị đi ngoài phân sống. Cha mẹ cần chú ý một số vấn đề trong ăn uống cho trẻ như sau:

    7.1 Trẻ đi ngoài phân sống nên ăn gì?

    • Các loại thức ăn mềm, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng như rau củ, cháo thịt.
    • Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột.
    • Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả để bù vào lượng nước bị hao hụt do đi ngoài liên tục.

    Bố mẹ cần nấu chín kỹ thức ăn để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ những đồ ăn chưa chín.

    7.2 Trẻ đi ngoài phân sống kiêng ăn gì?

    Bố mẹ không nên cho trẻ ăn các thực phẩm:

    • Đồ ăn khô cứng, khó tiêu hóa.
    • Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
    • Thực phẩm tanh sống như hải sản: tôm, cua, cá,…
    • Các loại bánh kẹo, nước giải khát có ga.

    Tốt nhất ba mẹ nên nhận lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp với trẻ. Khi đường ruột của trẻ đã hoạt động bình thường trở lại, bố mẹ nên cho bé ăn từ từ để theo dõi tình hình.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    14 bình luận cho “Trẻ đi ngoài phân sống do đâu? Là Bố mẹ phải biết & cách xử lý tốt nhất”

    1. Hồng Phương viết:

      Bê nhà em 7 tháng tuổi
      bé 6kg .Bé sn 35w Hôm nay em.cho bé ăn cháo bí đỏ thì thấy cháu đi phân sống 1 ít do hôm đó bé bắt đầu ăn nhiều hơn bình thường ạ .Mọi hôm bé ăn nửa bát con cháo nhưng hôm đó bé ăn 1 bát con đầy ạ .Ko biết có phải do ăn nhiều quá ko mong bs giải thích giúp em ạ

      • Chào bạn, trẻ đi ngoài phân sống có thể do nhiều nguyên nhân như trẻ ăn quá nhiều, ăn dặm quá sớm, do bệnh lý hay chế độ ăn khôn, bé nhà bạn mới bắt đầu ăn nhiều hơn bình thường cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân bạn có thể tìm hiểu thêm. Bạn nên điều chỉnh lại lượng đồ ăn trong những bữa tới và theo dõi trẻ, nếu vẫn còn tình trạng này kéo dài, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra thăm khám.
        Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này, bạn nên:
        – Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không ăn các thực phẩm khô cứng, khó tiêu hóa
        – Kiểm soát lượng đồ ăn và theo dõi trẻ trong những giai đoạn thay đổi
        – Nên uống nhiều nước
        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

    2. Nguyễn mơ viết:

      Bác si ơi bé em 6 tháng rồi đi ngoài phân sống 10 ngày rồi chua khỏi có đi khám lấy thuốc về uống mà k đỡ có cách gì k giúp em vs ak

      • Chào bạn, không biết bạn cho bé đi khám được chẩn đoán bé sao và đang dùng thuốc gì?
        Với độ tuổi của bé, bạn có thể xem lại loại sữa đang dùng, chế độ ăn dặm của bé hoặc bất cứ loại thuốc hay đồ ăn lạ bé đã sử dụng thời gian qua để xác định nguyên nhân loại trừ. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục diễn ra hoặc có kèm theo 1 số biểu hiện như sốt, nôn, bỏ ăn…thì bạn cần đưa bé ra cơ sở chuyên khoa Nhi để kiểm tra thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

    3. Phuong viết:

      Bé được 4m đi ngoài phân sống.ngày đi ngoài 1 lần .bên ms đi 5.5kg thì có sao k bs

      • Chào bạn, tình trạng bé nhà mình gặp phải diễn ra bao lâu rồi? Bạn có đang thay đổi loại sữa hay thực hiện ăn dặm rồi không? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi. Trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, rất dễ bị tổn thương và không có khả năng hấp thụ được các chất dinh dưỡng nên các bố mẹ nên lưu ý chế độ ăn của trẻ thời gian này.
        Với bé 4 tháng tuổi được 5,5Kg thì bé đang nằm trong khoảng nguy cơ suy dinh dưỡng nên bố mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kì để bác sĩ nhi có những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và phương pháp phù hợp cho trẻ phát triển khỏe mạnh bạn nhé.
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    4. Thảo Nguyên viết:

      Bé mình gần 12m.đi phân sống ngày 3 lần.3 ngày nay rồi.cho mình hỏi như vậy có nguy hiểm gì k ạ? Có cần mua thuốc uống k ạ? Bé chơi, ăn uông bình thường

      • Chào bạn, 3 ngày nay chế độ ăn uống của bé có gì thay đổi so với trước không? Trẻ có đi kèm các biểu hiện nào khác không? Bạn nên tham khảo lời khuyên trong bài viết để theo dõi cho trẻ. Nếu đã thay đổi chế độ ăn: Đồ ăn mềm, dễ tiêu, đảm bảo an toàn… mà trẻ ngày càng có dấu hiệu tăng nặng thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, không tự ý mua mà dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    5. E chào bs ! Bs cho e hoi con e 1t 2tuan ma con đi ị phan sống dc 1th nay ,e co cho con đi khám thi bs co noi e la đổi sữa cho be và e cung da đổi sữa be ko bi tiêu chảy vi sữa ma be cứ an vào la ị ,1ngay an 3lan la ị het 3l nhung e thử 1ngay cho be ko an chi uống sữa thi be đi 1lan nhung trong do e thay co Phan sống của hom qua be an …tinh trang cua be như thế này co đáng lo ko bs ?cho e xin cách trị ạ ! E cam ơn

      • Chào bạn, trước 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, rất dễ bị tổn thương và không có khả năng hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong một số loại sữa công thức. Chính điều này khiến trẻ đi ngoài phân sống lỏng, có mùi hôi tanh. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu mẹ không đủ sữa cần phải dùng sữa ngoài thì cần lựa chọn loại phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Nên bạn lưu ý lựa chọn loại sữa cho bé trong thời gian này nhé.
        Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!

    6. huynh kim tu viết:

      bác oi con e 4 tuôi vua nhap viên về hom qua e co nau cháo rau dền be an xong i ra phân sống kem ca rau va uong ca sua tuoi TH khien trang be dau bung ve dem bây gio e nên doi chế đo ân sao cho phu hop voi con ạ

      • Chào bạn! bạn chia sẻ cụ thể tình trạng con bạn gặp phải để được tư vấn chính xác nhất bạn nhé vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng, sống phân.Cần tư vấn về chăm sóc sức khỏe bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được hỗ trợ nhé.

    7. Tuyet Sang viết:

      Bác ơi con e 4 tháng rưỡi đi ngoài phân lúc sệt lúc lỏng y như biểu hiện của phân sống. Tuy nhiên bé vẫn ăn bú ngủ bình thường không có sốt bé chỉ dùng duy nhất 1 loại sữa công thức từ lúc mới sinh tới bây giờ trước khi bị bé đi ngoài đều đặn mỗi ngày 1 lần phân sệt màu vàng đẹp, và tăng cân đều. Nay e phát hiện bé đi như vậy dc 3 ngày rồi ạ cứ sáng đi sệt , rồi đang bú lại rặn đi nữa lỏng lè lẹt, không có bọt nhưng e có nghe mùi chua, rồi có khi có hạt nữa mà cứ đang bú thì lại rặn ra như vậy ngày 5 cử bú con e rặn hết 4 cử như vậy rồi ạ .. mà bé vẫn bú ngủ chơi bình thường không có sốt ạ e cân thì vẫn tăng kg , bây giờ em có nên bổ sung men không ạ ?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      5+ Lý do Đại tràng Tâm Bình được người dân cả nước tin dùng 20/03/20
      TPBVSK Đại tràng Tâm Bình hiện đang là sản phẩm được đánh giá cao và hàng nghìn người dân tin…
      [Tìm hiểu] Lá mơ có tác dụng gì? 6 bài thuốc tuyệt vời ít ai biết 19/11/21
      Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay tới các món nhiều đạm như: thịt chó, gỏi…
      Đi ngoài ra bọt – Bác sĩ hé lộ nguyên nhân và cách điều trị tại nhà 06/03/20
      Đi ngoài ra bọt, phân lỏng hoặc toàn nước, nhầy, nát, không thành khuôn… đó là những triệu chứng mà…
      Thuốc Duphalac: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ ra sao? 19/11/20
      Duphalac được biết đến là thuốc có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Vậy Duphalac có thành phần…
      Xem tất cả bài viết