Xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    19/08/20

    Xì hơi thường vô hại nhưng nếu bạn xì hơi nhiều kèm theo các biểu hiện bất thường thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được điều trị. Cùng tìm hiểu chi tiết xì hơi nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào.

    5/5 - (2506 bình chọn)

    1. Nguyên nhân xì hơi

    Xì hơi hay trung tiện (đánh rắm) là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường được gây ra bởi 2 nguyên nhân chính:

    • Thức ăn chưa tiêu hoá hết ở dạ dày, đi xuống ruột già và được các vi khuẩn tại đây phân huỷ cho ra những chất khí “bốc mùi”.
    • Không khí thông qua quá trình nhai nuốt thức ăn hoặc nói chuyện đi vào cơ thể và bị tích tụ lại. Lúc này chúng cần được giải phóng để thoát ra ngoài.
    Không khí trong quá trình nhai nuốt đi vào cơ thể bị tích tụ lại

    Không khí trong quá trình nhai nuốt đi vào cơ thể bị tích tụ lại

    Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm chúng ta cảm thấy bản thân xì hơi nhiều hơn bình thường hoặc xì hơi nhiều và nặng mùi. Các nhà nghiên cứu lý giải cho hiện tượng này có thể do một số tác nhân như sau:

    • Đi máy bay khiến lượng khí trong bụng nở ra.
    • Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu.
    • Thói quen ăn nhanh nuốt nhiều không khí vào bụng.
    • Uống nhiều bia rượu, nước ngọt có ga.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, mỗi ngày một người có thể xì hơi 5-15 lần tương ứng với khoảng 0,5l khí. Đây được xem là tình trạng sức khoẻ bình thường, bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu trung tiện nhiều, xuất hiện liên tục và vượt giới hạn, thì rất có thể bạn đang gặp phải căn bệnh nào đó, cần được phát hiện và điều trị sớm.

    2. Xì hơi nhiều có tốt không?

    Mặc dù đây có thể là hành động không tốt và thiếu tế nhị nơi công cộng, tuy nhiên xì hơi nhiều cũng có thể mang đến cho “khổ chủ” một số lợi ích như sau:

    2.1. Giảm đầy hơi, chướng bụng

    Sau khi ăn uống no nê, cơ thể chúng ta dễ rơi vào tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Lúc này bạn sẽ cảm thấy bí bách, khó chịu vì quần áo trở nên chật chội. Nguyên nhân ở đây là do các chất khí dư thừa tích tụ trong cơ thể gây chướng bụng. Để thoát khỏi tình trạng này thì xì hơi là giải pháp hiệu quả nhất.

    Giảm đầy hơi, chướng bụng

    Giảm đầy hơi, chướng bụng

    >> Tìm hiểu thêm: Mách bạn 5 cách chữa đầy bụng dân gian chỉ trong “một nốt nhạc”

    2.2. Đào thải các hóa chất không lành mạnh ra khỏi cơ thể

    Các khí thải trong cơ thể chúng ta liên tục được tạo ra và đi ra ngoài theo một trong hai hình thức là ợ hơi hoặc xì hơi. Khi bạn xì hơi, các khí độc cũng theo đó mà thoát ra ngoài. Trong trường hợp nhịn xì hơi, các khí thải có hại sẽ bị nội mạc ruột hấp thụ ngược trở lại khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, tức ngực.

    2.3. Cảnh báo tình trạng sức khỏe cho cơ thể

    Xì hơi là hoạt động sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các bệnh của cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý đến tình trạng trung tiện của bản thân để không bỏ qua những dấu hiệu bệnh của mình và có phương án điều trị kịp thời.

    3. Xì hơi nhiều là bệnh gì?

    Xì hơi quá nhiều có thể do cơ thể mắc phải các bệnh về tiêu hoá như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá, hội chứng ruột kích thích,… Tuỳ vào các biểu hiện kèm theo, bạn có thể tự bắt bệnh cho mình. Cụ thể như sau:

    Bị xì hơi nhiều là bệnh gì

    Bị xì hơi nhiều là bệnh gì

    3.1. Sôi bụng + Liên tục xì hơi

    Tình trạng này có thể do bạn ăn quá nhiều khoai, đỗ hoặc thực phẩm giàu protein. Ngoài ra, bụng sôi và liên tục xì hơi cũng có thể do bạn mắc phải:

    • Viêm dạ dày, đại tràng.
    • Một số bệnh lý liên quan đến tuyến tụy.

    3.2. Xì hơi nhiều và nặng mùi

    Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng tiêu hoá của bạn không tốt. Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do cơ thể hấp thụ quá nhiều thịt hoặc thực phẩm có tính axit. Một số trường hợp xì hơi nhiều và thối là do xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết ruột hoặc viêm loét đại tràng.

    Nhiều người mắc các chứng viêm nhiễm như lỵ amoebic hoặc nhiễm khuẩn lỵ đường ruột cũng gây xì hơi nặng mùi. Tuy nhiên, đôi khi do chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm có mùi vị kích thích như hành, tỏi,… cũng gây nên trung tiện nhiều và nặng mùi.

    Do thói quen ăn nhiều thực phẩm có mùi vị kích thích như hành tỏi

    Do thói quen ăn nhiều thực phẩm có mùi vị kích thích như hành tỏi

    3.3. Bụng sôi xì hơi nhiều đi ngoài kèm ợ nóng

    Nếu bị xì hơi liên tục kèm theo các triệu chứng này có thể báo hiệu bạn bị trào ngược dịch vị hoặc do hệ tiêu hoá không dung nạp được lactose trong sữa hoặc gluten trong tinh bột. Bên cạnh các triệu chứng bụng sôi xì hơi nhiều đi ngoài và ợ nóng, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

    • Buồn nôn
    • Đau quặn bụng
    • Cảm thấy khó chịu ở thực quản.

    Người bệnh cần đi thăm khám sớm để biết xì hơi nhiều có sao không trong trường hợp này.

    3.4. Đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì?

    Có rất nhiều đáp án để trả lời cho câu hỏi đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì? Trong đó có thể kể đến:

    • Viêm dạ dày: Người bệnh bị đau bụng, xì hơi hoặc cảm thấy đau rát ở vùng thượng vị. Bệnh có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
    • Loét dạ dày, tá tràng: Các triệu chứng phổ biến nhất là đau dạ dày. Một số trường hợp xuất hiện đau bụng và xì hơi nhiều.
    • Viêm đại tràng: Bệnh xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, trung tiện nhiều,…
    • Các bệnh khác: viêm tuỵ, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hoá,…

    Ngoài ra, đau bụng xì hơi nhiều cũng có thể là dấu hiệu mang thai, do lúc này nội tiết tố thay đổi, làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hoá. Chính vì vậy, rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng xì hơi nhiều khi mới mang thai.

    Xì hơi nhiều khi mới mang thai

    Xì hơi nhiều khi mới mang thai

    3.5. Xì hơi nhiều không mùi

    Tình trạng xì hơi nhiều không mùi thường do cơ thể ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi như mì ống, khoai tây, tỏi, gừng,… Những loại thực phẩm này tạo ra một lượng lớn khí như hydro, carbon dioxide,… Sau khi ăn, lượng khí thải sẽ tăng lên và sinh ra tình trạng xì hơi liên tục.

    Ngoài ra việc uống nhiều nước có ga, hoặc hút thuốc cũng làm tăng tần suất xì hơi nhưng không có mùi.

    4. Khi nào cần đến bác sĩ

    Xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín khi xuất hiện một số dấu hiệu như:

    • Tiêu chảy
    • Bụng đau dữ dội, kéo dài dai dẳng.
    • Trong phân có máu.
    • Sụt cân mất kiểm soát.
    • Cảm thấy khó chịu hoặc đau tức ngực.
    • Cảm thấy chán ăn, chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ đã no.

    5. Bị xì hơi nhiều phải làm sao?

    Tuỳ theo những nguyên nhân và bệnh lý khác nhau dẫn đến tình trạng xì hơi hay đánh rắm nhiều mà sẽ có những các xử trí nhất định. Người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách xử lý tại nhà như sau:

    Xì hơi nhiều phải làm sao?

    Xì hơi nhiều phải làm sao?

    5.1. Hạn chế hàm lượng cacbonat

    Cacbonat trong các đồ uống có ga như nước ngọt, bia có thể sinh ra hiện tượng đầy bụng, chướng hơi dẫn đến xì hơi nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần giảm bớt hoặc bỏ hẳn cacbonat trong chế độ ăn uống hàng ngày.

    5.2. Bỏ thói quen nhai kẹo cao su và hút thuốc

    Việc nhai kẹo cao su sẽ khiến bạn nuốt rất nhiều không khí vào trong bụng gây nên tình trạng xì hơi, hút thuốc cũng vậy. Do đó, nếu bạn đang có những thói quen như vậy thì cần loại bỏ ngay để khắc phục việc trung tiện nhiều.

    5.3. Giữ cho đầu óc được thư giãn

    Cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, giữ cho đầu óc được thư giãn, giảm căng thẳng stress. Điều này sẽ hạn chế dạ dày tiết axit dịch vị, giúp hỗ trợ đẩy lùi xì hơi.

    5.4. Uống nước chanh

    Bạn có thể pha một cốc nước chanh nóng, thêm một thìa mật ong và vài lát gừng uống sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hoá, ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng gây xì hơi.

    Ngoài ra, bạn nên thực hiện nguyên tắc ăn chậm, nhai kỹ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tật.

    Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng xì hơi liên tục vẫn không được cải thiện thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và bệnh lý cụ thể. Từ đó có phương án điều trị thích hợp.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    58 bình luận cho “Xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục”

    1. Nguyễn Minh Quân viết:

      Tôi rất hay bị đau bụng xì hơi nhiều, xì hơi xong cảm giác đỡ đau bụng hơn nhưng vẫn còn đau âm ỉ, cứ mỗi khi căng thẳng là tình trạng buồn xì hơi lại nặng thêm. Bác sĩ cho tôi biết tôi bị bênh gì và giờ phải điều trị thế nào. Cám ơn bác sĩ.

      • Chào bạn, triệu chứng của bạn gợi ý nhiều đến bệnh viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể đến thăm khám cơ sở y tế để được khám chính xác hơn. Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, bạn cần lưu ý ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế ăn đồ gia vị cay nóng hay các thức ăn nhiều dầu mỡ, bạn có thể ghi lại nhật ký các món ăn trong bữa ăn để xác định loại thức ăn không hợp với cơ thể để từ đó hạn chế ăn sau này. Bạn nên ăn uống đúng giờ giấc, hạn chế bỏ bữa, hạn chế thức khuya và cố gắng giữ tâm lý thoải mái để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
        Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo uống thêm sản phẩm “Đại tràng Tâm Bình”. Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh hội chứng ruột kích thích, hỗ trợ kích thích tiêu hoá và giúp hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
        Chúc bạn chóng khoẻ.

    2. Chí Thành viết:

      Tôi hay bị xì hơi, nặng mùi, có cách nào hạn chế tinh trạng này không bác sĩ?

      • Chào bạn, xì hơi là do hệ tiêu hóa chưa tiêu hóa hết lượng thức ăn mà bạn hấp thụ nên lượng dư thừa này sẽ di chuyển tới ruột già rồi được các vi khuẩn ở ruột già tiến hành phân hủy.Ngoài ra cũng có thể do không khi đi vào cơ thể và được cơ thể tích tụ lại do quá trình nhai, nuốt thức ăn hoặc khi bạn nói chuyện sẽ thoát ra ngoài thông qua xì hơi. Xì hơi có mùi thối là do sự lên men của các vi khuẩn trong đại tràng. Về bản chất, xì hơi là một sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa.Tuy nhiên 1 số trường hợp xì hơi có mùi cũng có thể do các bệnh lý tiêu hoá khác gây ra. Vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để biết chính xác nguyên nhân xì hơi nặng mùi đề phòng do tình trạng bệnh lý chưa phát hiện ra để từ đó có phương pháp điều trị sớm và hiệu quả.
        Bên cạnh đó bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn: ăn giảm lượng tinh bột, hạn chế đồ ngọt, đồ nhiều đường, ăn trái cây như nho, cam, và có thể uống thêm nước chanh nóng để hỗ trợ tiêu hoá.
        Chúc bạn mạnh khoẻ!

    3. Văn Khôi viết:

      Tôi năm nay 30 tuổi, thể trạng khoẻ mạnh, chỉ có tiền sử bị bệnh dạ dày nhẹ. Nhưng khoảng nửa năm trở lại đây tôi rất hay bị đầy hơi nên khi đi ra ngoài đường tôi rất thiếu tự tin. Bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân do đâu được không? Cám ơn bác sĩ nhiều lắm.

      • Chào bạn, xì hơi là do nguồn thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày không hết khi xuống đại tràng được các vi khuẩn phân huỷ và bài tiết ra khí thải, các khí thải này tích tụ đến một mức quá nhiều và phải thải qua hậu môn qua việc đánh trung tiện. Nguyên nhân chính phần lớn là do ăn uống nhưng cũng có thể do bạn bị 1 số bệnh lý. Không rõ cụ thể bác sĩ chẩn đoán cho bạn bị bệnh lý gì? 1 số căn bệnh về đại tràng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị xì hơi nhiều.
        Trước mắt bạn thử thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế ăn các thức ăn dầu mỡ nhiều chất béo. Khi ăn nên ăn chậm nhai kỹ để tránh nuốt quá nhiều khí vào đường ruột.
        Nếu tình trạng xì hơi vẫn xảy ra và bạn bị xì hơi nhiều lần trong ngày, bạn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bạn chính xác nhất bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    4. Hanu viết:

      Thưa bác sĩ . Cháu bị bệnh xì hơi nhiều 1 ngày chắc cỡ 30 lần nhưng mà đó là khi ở cạnh nhiều người lạ , bạn bè còn khi ở 1 mình hoặc về nhà thì ko bao giờ xì hơi ạ . Với lại mùi của nó khá rõ rệt nhưng lại ko cảm thấy đau bụng khó chịu gì cả …..cháu ko dám đi gặp bác sĩ …. cháu cảm thấy rất tự ti khi ở cùng các bạn của mình .

      • Chào bạn, việc xì hơi nhiều có thể do các nguyên nhân như: ăn nhiều các thực phẩm khó tiêu hoá, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều các đồ uống có gas, khi ăn không nhai kỹ, vừa ăn vừa nói khiến nuốt nhiều không khí vào bụng, việc bạn xì hơi nặng mùi có khả năng do bạn ăn quá nhiều thực phẩm có mùi như hành, tỏi hoặc món ăn có nhiều lưu huỳnh như bông cải, xà lách… cũng như đồ ăn quá nhiều thịt và các thực phẩm có tính acid. Những khi bạn căng thẳng stress, hệ tiêu hoá dễ bị kích thích, bạn thường sẽ nuốt nước bọt và không khí nhiều hơn mà không biết, điều này lý giải vì sao bạn hay bị xì hơi khi ở cạnh nhiều người nhất là người lạ còn khi về nhà ở một mình thì lại không có triệu chứng.
        Trước mắt bạn hãy điều chỉnh lại lối sống: Tập giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế ăn các đồ nhiều dầu mỡ, với rau xanh hạn chế các đồ ăn vào có thể xì hơi có mùi như hành tỏi, dưa, cà… Khi ăn bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, bạn có thể uống thêm nhiều nước và thêm gừng vào nước uống để giúp điều hoà ruột và thoát khí nhanh hơn.
        Nếu tình trạng xì hơi vẫn kéo dài hoặc bạn có thêm triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, hoặc sụt cân, trong phân có máu… Bạn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám siêu âm, nội soi… nhằm giúp chẩn đoán các bệnh lý tiềm ẩn có thể và cho thuốc điều trị cho tình trạng của bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    5. bùi thúy viết:

      E bị xì hơi liên tục, tăng lên khi có cảm giác đau vùng bụng dưới bên trái ạ. Liệu e có bị viêm ruột k ạ

      • Chào bạn, tình trạng này diễn ra bao lâu rồi? Bạn có để ý thường bị đau bụng vào thời điểm nào không? Ví dụ như sau khi ăn, đau bụng vào buổi tối…
        Để chẩn đoán viêm ruột cần dựa vào nhiều yếu tố, ngoài triệu chứng còn cần nội soi đường tiêu hoá, chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ vùng ổ bụng… Bạn nên đến chuyên khoa y tế khoa tiêu hoá sớm để khám chính xác tình trạng bệnh nhé. Hoặc bạn có thể cung cấp thêm thông tin tình trạng để Tâm Bình hỗ trợ cụ thể hơn giúp bạn.
        Chúc bạn mạnh khoẻ!

    6. Ánh viết:

      Em xin hỏi địa chỉ khám hội chứng ruột kích thích uy tín và tốt nhất với ạ
      Em bị xì hơi nhiều liên tục không kiểm soát được ạ

      • Chào bạn, bạn có thể đến chuyên khoa tiêu hoá của các bệnh viện uy tín gần nơi bạn sinh sống, không biết địa chỉ nơi bạn sinh sống ở đâu? Nếu bạn bị xì hơi do hội chứng ruột kích thích trước hết bạn nên hạn chế ăn các thức ăn khó tiêu (đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ), các thức ăn lên men…
        Bạn cung cấp thêm thông tin địa chỉ để Tâm Bình hỗ trợ cho bạn nhé, hoặc bạn có thể gọi vào tổng đài chăm sóc sức khoẻ 0343446699 để được hỗ trợ trực tiếp từ Tâm Bình.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    7. Anh tuyết viết:

      Chào bác sĩ. Cháu bị đau âm ỉ hết vùng bụng ,đau nhiều khi tiểu tiện trung tiện, đi xe máy cũng thốn, vậy cháu bị gì vậy ạ

      • Chào bạn, bạn bị tình trạng trên lâu chưa? Dạo gần đây bạn có ăn đồ ăn sống hoặc món ăn lạ nào không? Đau bụng xì hơi có thể là dấu hiệu của bệnh lý đại tràng, cũng có thể do rối loạn tiêu hóa vì ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ bạn nhé.

    8. Nguyễn Tấn viết:

      E bị xì hơi nặng mùi và khi nhịn hay thấy nhói hậu môn

      • Chào bạn, tình trạng xì hơi nặng mùi có thể là do bạn ăn quá nhiều thức ăn có mùi, dễ sinh hơi (như hành, tỏi…) cũng có thể do bất thường đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng. Bạn xem lại chế độ ăn của mình có nhiều thực phẩm dễ sinh hơi không? Bạn có bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng hoặc buồn đi vệ sinh sau ăn không? Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ bạn nhé.

    9. Diệu Khanh viết:

      Thưa bác sỉ ..cô nay đả 58 t rồi hay xì hơi và không có mùi ..đi đại tiện mổi buổi sáng và 1 lần 2g buổi trưa không đau bụng ..xin BS tư vấn dùm ạ .kính cám ơn

      • Chào cô, hiện tượng xì hơi có thể do nhiều nguyên nhân:
        – Do stress thường xuyên, căng thẳng quá mức.
        – Do tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa, nhất là sữa chứa nhiều lactose (Hay gặp ở người có tuổi uống sữa phòng loãng xương)
        – Do thói quen ăn uống: Vừa ăn vừa nói, ăn quá nhanh, nhai không kỹ khiến nuốt nhiều khí vào bụng.
        – Do ăn nhiều các loại thực phẩm dễ sinh hơi như: Thức ăn nhiều dầu mỡ, rau cải, ngũ cốc.
        Trước hết bạn hãy thay đổi lại thói quen ăn uống, ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ; khi ăn rau cũng nên ăn các loại lá mềm để đánh giá lại tình hình. Nếu tình trạng hay xì hơi vẫn còn tiếp diễn và kèm theo biểu hiện sốt, đi ngoài… Bạn hãy đến chuyên khoa tiêu hóa để khám nội soi và kê đơn thuốc phù hợp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Duy viết:

      T mới bị ngộ độc thực phẩm. Sau khi uống thuốc hết đi ngoài thì bây giờ hơn 24h qua xì hơi liên tục. Không biết có phải vấn đề j không? Cảm ơn bác sĩ

      • Chào bạn, hiện tượng xì hơi nhiều có thể là nhu động ruột đang hoạt động để giúp tăng cường đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc bạn dùng. Không biết cụ thể bạn đã uống thuốc gì và trước mắt ngoài vấn đề xì hơi nhiều bạn còn có triệu chứng nào khác không (đau bụng, buồn nôn…) Nếu tình trạng xì hơi vẫn tiếp tục kéo dài bạn hãy quay lại tái khám bác sĩ để đánh giá hiệu quả điều trị trước đây từ đó có phương án khắc phục nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    11. Sơn viết:

      Bác sĩ em hay bị xì hơi liên tục và có đau dưới vùng bụng bên trái ,thường bị đầy hơi và ợ ở cổ, là bị bệnh gì ạ

      • Chào bạn biểu hiện của bạn nếu mới gặp gần đây có thể là do bạn ăn vội vàng, ăn nhiều đồ ăn có dầu mỡ, đồ ăn dễ sinhh ơi như hành tỏi. Nếu tình trạng đã diễn ra thời gian dài nguyên nhân là bệnh lý viêm dạ dày-tá tràng. Bạn có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa không? Hoặc bạn có đang sử dụng thuốc gì không?
        Bạn đi khám chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ nội soi xác định tổn thương ở niêm mạc dạ dày tá tràng từ đó có biện pháp điều trị phù hợp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    12. Jackeylove viết:

      Chào bs. Cháu đang bị dạ dày.dạo gần đây bị xì hơi và đi ngoài nhiều lần,có đau bụng chút ít.bs tư vấn giúp ạ

      • Chào bạn, bệnh lý đường tiêu hóa dạ dày và đại tràng thường đi với nhau, ví dụ viêm dạ dày và loét tá tràng… Biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến bệnh lý dạ dày tá tràng do viêm nhiễm hoặc do thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Bạn xem lại xem thời gian gần đây có hay ăn uống gì thất thường (đồ lạ, rượu bia…) hoặc căng thẳng stress không, bạn nên đi tái khám để được nội soi xác định tình trạng viêm nhiễm nhé.

    13. Tùng viết:

      Mình bị xì hơi nhiều và thối . Đi khám bác sĩ bảo mình bị viêm gan . Bác sĩ cho mình hỏi . Có phải do viêm gan nên mk bị xì hơi nhiều không ạ . Hay ruột hoặc đại tràng mình có vấn đề ạ . Cảm ơn bsi nhiều

      • Chào bạn, Gan đóng vai trò tiết mật, để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các chất béo và vitamin tan trong dầu. Các bệnh về gan làm tế bào gan tổn thương, giảm tiết mật, làm giảm hấp thu thức ăn, từ đó gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu. Vì vậy bệnh viêm gan cũng có thể làm đầy hơi chướng bụng và xì hơi. Tuy nhiên trong các bệnh lý về gan, đầy bụng khó tiêu xuất hiện cùng với các dấu hiệu: nước tiểu vàng; phân xám, vàng hoặc bạc màu; bị giãn tĩnh mạch; buồn nôn, ói mửa; chán ăn, mệt mỏi, trì trệ và suy nhược; hoặc các dấu hiệu trên da như: ban da, mụn nhọt, mẩn ngứa; nặng hơn một chút là đau tức hạ sườn phải… Nếu bạn đã đi nội soi và xác định không phải bệnh lý về viêm ruột, đại tràng và bạn có thêm 1 trong các triệu chứng ở trên có thể xác định bạn bị đầy hơi do bệnh lý về gan.
        Chúc bạn sức khỏe!

    14. anh thu viết:

      Chào bác sĩ, em năm nay 17t có tình trạng bị xì hơi nhiều có mùi nặng trong ngày và hôm nay có hiện tượng đi cầu ra máu(máu dính vào phân). Cho hỏi em như vậy có bị gì không bác sĩ,em cảm ơn

      • Chào bạn, biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được nội soi xem vị trí và mức độ ổ viêm để có biện pháp điều trị.
        Chúc bạn sức khỏe!

    15. cậu bé dỗi hờn viết:

      chào bác si, em năm nay 30t, cứ vào buổi tối mỗi khi ăn tối xong tầm 10 p, là bắt đầu xì hơi liên tục, bụng không đau, không ợ nóng, chỉ ợ hơi..vậy em nên làm gì

      • Chào bạn, tình trạng ợ hơi và xì hơi sau khi ăn gợi ý có nhiều nguyên nhân gây ra như:
        – Ăn nhiều thức ăn chứa tinh bột, đường, chất xơ
        – Ăn nhiều thức ăn chiên rán, dầu mỡ, nhiều chất béo
        – Nhai kẹo cao su
        – Ăn uống quá nhanh, không nhai nuốt kỹ
        – Hút thuốc lá
        – Uống bia, đồ uống có ga
        – Căng thẳng, stress…
        Ngoài ra cũng có thể là do 1 số bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa.
        Vì vậy bạn nên xem lại chế độ và cách ăn uống, sinh hoạt của mình có bị vi phạm các nguyên tắc nào ở trên, nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn đều hợp lý và khoa học, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp điều trị cụ thể.
        Chúc bạn sức khỏe!

    16. Nguyễn Huy Đại viết:

      Tôi rất hay bị đầy bụng, đầy hơi. Chỉ cần ăn một lượng thức ăn thì cảm giác đã no rồi và lại hay đánh rắm liên tục. Đi khám thì Bác sĩ bảo là bị viêm dạ dày và viêm đại tràng. Tuy nhiên uống thuốc thì lại kg khỏi được. Xin hỏi bác sĩ đó à bệnh gì ạ. Cảm ơn bác sĩ.

      • Chào bạn, bệnh viêm dạ dày và đại tràng khiến nhu động ruột bị rối loạn, vì vậy bệnh nhân thường cảm thấy đau bụng, đầy hơi chướng bụng. Bệnh đại tràng là bệnh mạn tính vì vậy gần như không thể điều trị khỏi hoàn toàn, các liệu pháp sẽ giúp giảm triệu chứng, tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh, vì vậy bạn nên kiên trì điều trị theo đơn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
        Bạn có thể tham khảo thêm ở đây nhé: https://tambinh.vn/nguoi-bi-viem-dai-trang-nen-an-gi-va-kieng-gi/
        Chúc bạn sức khỏe!

    17. Aaaaa viết:

      Cháu bị xì hơi và đau rát phần hận môn

      • Chào bạn, hiện tượng xì hơi và đau rát hậu môn có thể do rối loạn tiêu hóa gây táo bón lâu dài gây ảnh hưởng đến hậu môn hoặc có thể do bệnh lý viêm đại tràng…
        Ngoài ra thêm triệu chứng gì bất thường không? Bạn nói thêm để Tâm Bình hỗ trợ chi tiết hơn cho bạn nhé. Bạn có thể đến khám ở các chuyên khoa tiêu hóa của cơ sở y tế uy tín để thăm khám xác định chính xác nhất nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    18. An Chu viết:

      Tôi bị xì hơi nhiều không trướng bụng, đầy hơi là nguyên nhân gì thưa bác sĩ?

      • Chào bạn, xì hơi nhiều liên quan đến rất nhiều nguyên nhân như: Do ăn nhiều thực phẩm sinh hơi, do thói quen vừa ăn vừa nói chuyện khiến nuốt nhiều hơi mỗi khi ăn, do ăn thực phẩm khó tiêu, do rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
        Tâm Bình cần biết thêm thông tin để tư vấn chính xác nhất. Bạn có thể đến thăm khám ở cơ sở y tế hoặc để lại thông tin Tâm Bình sẽ gọi lại hỗ trợ bạn nhé. Hoặc bạn có thể gọi điện trực tiếp đến hotline 0343446699 để được hỗ trợ trực tiếp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    19. Hải viết:

      Thưa bác sĩ. E bị xì hơi ngày có thể lên tới 30-40 lần. Lúc có mùi lúc không ạ. E cũng dag rất lo, không biết có bị bệnh gì ở đường ruột không ạ. E thì hút thuốc ngày 1 gói. Chưa thể bỏ được ạ. E chua có biểu hiện gì hết ngoài xì hơi. K đâu ở đâu luôn. Xin bác sĩ cho e lời khuyên. E xin cảm ơn.

      • Chào bạn, hiện tượng xì hơi nhiều có thể do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, thực phẩm dễ sinh hơi, thói quen ăn quá nhanh hoặc vừa ăn vừa nói hoặc hút thuốc khiến nuốt nhiều không khí vào bụng. Ngoài ra cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc tình trạng bệnh lý đại tràng.
        Dựa trên thông tin bạn cung cấp, khả năng cao nguyên nhân là do bạn hút thuốc quá nhiều khiến bạn nuốt thêm nhiều không khí. Bạn nên giảm dần tần suất hút thuốc xuống.
        Chúc bạn sức khỏe!

    20. Thuy viết:

      Chào bs. Mình bị đau bụng về đêm liên tục , và bị đánh rắm nhiều . Ban ngày thì k đau ạ. Vì dịch bệnh nên chưa đi khám dc. Mình rất lo. Mong bs tư vấn ạ

      • Chào bạn, các triệu chứng của bạn diễn ra lâu chưa? Nếu tình trạng này đã kéo dài 1 thời gian khả năng cao bạn đã bị viêm đại tràng rồi. Bạn nên đến khám cơ sở y tế để xác định xem có tổn thương niêm mạc đại tràng ở mức độ nào, từ đó bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị phù hợp. Nếu vì 1 vài lý do mà không thể đi khám ngay được, bạn tạm thời tham khảo 1 số liệu pháp sau đây:
        Bổ sung đủ nước
        Ăn các thức ăn dễ tiêu, nhiều rau xanh, món luộc, hạn chế các thức ăn gia tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa như các đồ chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ béo.
        Hạn chế thức khuya, có thể bổ sung men tiêu hóa, ăn sữa chua nếu cần
        Tuy nhiên lưu ý các biện pháp trên chỉ là biện pháp hỗ trợ tạm thời trong trường hợp bệnh chưa quá nặng hoặc vì lý do bất khả kháng (dịch bệnh) khiến bạn chưa thể đi khám bác sĩ. Khi nào có cơ hội bạn vẫn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được nội soi xác định tổn thương để bác sĩ kê thuốc phù hợp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    21. Phạm Thanh sang viết:

      E hay bị xỉ hơi ko có mùi.. Lâu lâu đi tiêu ra máu…. nguyên nhân là sao ạ.

      • Chào bạn, hiện tượng xì hơi nhiều có thể do các nguyên nhân như: Thói quen vừa ăn vừa nói chuyện khiến nuốt nhiều không khí vào bụng, do ăn nhiều thức ăn dễ sinh hơi như đậu, hành tây, bông cải xanh… Hiện tượng đi ngoài ra máu có thể do bạn bị táo bón khi đi ngoài phân cọ vào thành niêm mạc gây chảy máu…. Trong trường hợp tình trạng trên diễn ra thường xuyên thì nhiều khả năng bạn có bệnh lý viêm đại tràng.
        Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ cho bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe!

    22. H viết:

      Dạ , e thời gian gần đây rất hay bị xì hơi ạ, mà xì hơi k kiểm soát được , tức là em k hề biết là mình xì hơi cho đến khi ở 1 mình ạ, e cần điều trị như thế nào ạ

      • Chào bạn, Xì hơi hay còn gọi là trung tiện, là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn. Xì hơi quá nhiều có nguyên nhân phần lớn là do thói quen ăn uống. Hằng ngày, nếu ăn quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt là những ai thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường dễ xì hơi nhiều hơn. Thực tế, ai cũng phải trung tiện, vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt. Về bản chất thì, xì hơi nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp đi kèm với triệu chứng khác là do nguyên nhân rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột… Do đó nếu tình trạng này gây khó chịu, hoặc xuất hiện kèm theo bất thường khi đi cầu thì bạn nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để tầm soát thêm các bệnh lý của đường tiêu hoá dưới bạn nhé! Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để làm giảm nhẹ tình trạng trên:
        – Hạn chế ăn thức ăn giàu tinh bột, chất béo. Thay vào đó hãy bổ sung nhiều trái cây, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hơn.
        – Hạn chế đồ uống có gas, đồ uống chứa nhiều cồn (rượu)
        – Nhai kỹ khi ăn, hạn chế vừa ăn vừa nói chuyện để tránh nuốt nhiều không khí vào bụng.
        Nếu gặp một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn như trung tiện kèm theo tiêu chảy, giảm cân ngoài ý muốn, đau bụng, chảy máu, hoặc nôn mửa, có thể bạn đang bị viêm loét đại tràng, bệnh Celiac đường ruột, tiêu chảy cấp. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để khám chữa, tìm đúng nguyên nhân.
        Chúc bạn sức khỏe!

    23. Huệ viết:

      Chào bác sĩ.cháu hay bị đầy bụng,căng cứng bụng,xì hơi nhưng không có mùi.cháu phai dùng thuốc hộ trợ tiêu hoá vì bụng nặng nề.nhiều lúc cháu không ăn uống gì trong một ngày mà tình trạng xì hơi rồi căng bụng vẫn còn là sao ạ?mang bác sĩ tư vấn giúp cháu。cháu cảm ơn

      • Chào bạn, hiện tượng đầy bụng, căng cứng, bụng xì hơi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là bệnh lý hội chứng ruột kích thích, có thể do mang thai, cũng có thể là do trong khi ăn bạn ăn quá nhanh, không nhai kỹ hoặc vừa ăn vừa nói khiến bệnh nuốt nhiều không khí vào bụng.
        Bạn có đang bị bệnh lý nào khác không? bạn có triệu chứng gì khác không? Bạn cung cấp thêm để Tâm Bình hỗ trợ giúp bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe!

    24. huynh thi viết:

      Chào bác sĩ, cháu bị xì hơi nhiều mùi thối, đau bụng thường xuyên, nhiều lúc đi nặng, bụng kêu tiếng nghe rất rõ. Không biết cháu có bị viêm loét dạ dày hay bệnh lý gì ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ.

      • Chào cháu, biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến bệnh lý đại tràng, cháu nên đi khám ở các cơ sở y tế sớm để được thăm khám nội soi xem có ổ viêm, loét ở niêm mạc đại tràng không và mức độ nặng nhẹ ra sao. Từ đó các bác sĩ thăm khám sẽ kê đơn thuốc điều trị cụ thể.
        Chúc cháu sức khỏe!

    25. Hunh viết:

      Tôi thường xuyên bị ợ liên tục , ợ có tiếng 1 ngày cả trăm lần. Khi nằm xuống lại xì hơi triệu chứng này bị đã cả tháng nay, xin Bác sĩ giải thích trả lời giúp ạ

      • Chào bạn, tình trạng ợ hơi liên tục có kèm theo xì hơi thường xuyên có thể là dấu hiệu do bạn bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc một số vấn đề về tiêu hóa khác.
        Trước mắt bạn hãy điều chỉnh lại lối sống: Tập giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế ăn các đồ nhiều dầu mỡ, với rau xanh hạn chế các đồ ăn vào có thể xì hơi có mùi như hành tỏi, dưa, cà… Khi ăn bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, bạn có thể uống thêm nhiều nước và thêm gừng vào nước uống để giúp điều hoà ruột và thoát khí nhanh hơn.
        Nếu tình trạng xì hơi vẫn kéo dài hoặc bạn có thêm triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, hoặc sụt cân, trong phân có máu… Bạn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám siêu âm, nội soi… nhằm giúp chẩn đoán các bệnh lý tiềm ẩn có thể và cho thuốc điều trị cho tình trạng của bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    26. Kkl viết:

      Dạo gần đây em xì hơi rất là nhiều lúc không có mùi lúc thì nó rất thối và nó đã kéo dài suốt một thời gian dài rồi liệu có phải em bị gì không ạ

      • Chào bạn, tình trạng xì hơi là sinh lý bình thường của cơ thể. Nếu bạn gặp tình trạng xì hơi nhiều hơn, bạn nên để ý chế độ ăn uống những ngày gần đây có ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, sử dụng nhiều rượu bia, nước ngọt có ga…và có đi kèm các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…không? Nếu tình trạng chỉ diễn ra theo tính thời điểm và do sự khác thường trong chế độ ăn uống thì bạn không cần quá lo lắng vì sinh lý bình thường của cơ thể. Còn nếu đã kéo dài và chưa tìm ra nguyên nhân, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp vì có thể bạn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích…
        Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng, nếu còn thắc mắc hãy liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    27. Tăng Hiền viết:

      Chào bác sĩ, cháu bị ợ hơi và xì hơi nhiều sau khi ăn, xì hơi không có mùi nhưng cháu bị xì hơi nhiều lần trong ngày, cháu đã nội soi dạ dày đại tràng và bị xung huyết hang vị dạ dày nhẹ, bsi có chuẩn đoán bị hội chứng ruột kích thích, vậy cháu phải làm sao ạ bác sĩ

      • Chào bạn, để cải thiện hội chứng ruột kích thích bạn nên:
        – Kiêng đồ ăn tanh, lạnh, cay, ít dầu mỡ, lượng đạm vừa phải, tăng cường rau xanh chất xơ, hoa quả;
        – Ăn uống đúng giờ, lượng vừa phải, không nên ăn uống quá nhiều.
        – Kiêng ăn những đồ ăn uống sinh hơi như đồ uống có ga, hạn chế uống các chất kích thích như rượu bia, cà phê…
        – Tránh căng thẳng, lo âu, suy nghĩ.
        Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược của công ty uy tín có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, kích thích tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc đại tràng
        Chúc bạn sức khỏe!

    28. Tôi bị xì hơi mỗi khi đói và sau cơn đói đó vừa ăn no ,phải làm sao để khắc phục thưa bác sĩ

    29. Sen viết:

      E xì hơi xịt nước phân thì bị gì ạ

      • Chào Sen, hiện tượng xì hơi kèm phân có thể do phân bị lỏng (bình thường phân khuôn) khi xì hơi thường có động tác rặn để cho khí thoát ra ngoài nên phân lỏng cũng theo ra hoặc do trương lực cơ thắt hậu môn giảm. Do đó, bạn nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      4 thủ phạm gây đau bụng xung quanh rốn không phải ai cũng biết 03/09/19
      Ai trong đời cũng ít nhất một lần gặp phải tình trạng đau bụng xung quanh rốn. Nếu triệu chứng…
      ImmuneGamma là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ 24/06/20
      Immunegamma là gì? Công dụng, cách sử dụng và liệu Immunegamma có chữa được viêm đại tràng là câu hỏi…
      Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh? 11/10/21
      Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh viêm đại tràng. Chính vì…
      Nội soi đại tràng là gì? Cách thực hiện ra sao và nguy hiểm không? 07/06/19
      Nói đến nội soi đại tràng, nhiều người không khỏi lo ngại sẽ gặp phải cảm giác đau, chướng bụng,…
      Xem tất cả bài viết