Đầy bụng, ăn uống không tiêu là “căn bệnh Tết” mà ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Những biểu hiện này cảnh báo đường ruột của bạn đang “quá tải” do chế độ ăn uống bừa bãi. Vậy làm thế nào để hồi phục hệ tiêu hóa sau chuỗi ngày “thả phanh” này? Hãy tham khảo ngay bí kíp cực hiệu quả dưới đây.
1. Tết đến, đi đâu cũng gặp tiệc
Tết là “cỗ to, cỗ nhỏ”, nhà nội, nhà ngoại không thiếu bữa nào khiến hệ tiêu hóa của các thành viên trong gia đình bị quá tải hoặc không kịp thích ứng là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng khó chịu như: đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, đi ngoài…
Thêm vào đó, những bữa ăn Tết thường “mâm cao cỗ đầy” với đủ các món ăn giàu đạm, chất bột đường, đồ uống có ga, cồn, chất kích thích… Vô hình chung, chúng ta quên đi việc dung nạp những thực phẩm giàu vitamin như hoa quả, rau củ.
Chị H.T.N (30 tuổi, Tân Yên, Bắc Giang) không thể nào quên Tết năm Canh Tý vì bị “Tào tháo đuổi” đúng ngày mùng 1. “Bánh chưng, nước ngọt, nem rán, mứt Tết… cứ ăn cho đã cái mồm rồi đau bụng, đi ngoài, nằm ở nhà hết 3 ngày. Báo hại cả nhà năm nay mất Tết… suốt ngày lo thuốc thang”.
Giống như trường hợp của chị H.T.N, anh N.T.A (35 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cũng gặp phải tình trạng oái oăm về tiêu hóa. “Kết thúc 3 ngày Tết tôi gần như kiệt sức hoàn toàn, bụng ì ạch, nhiều khi đi ngoài như tháo cống chỉ vì rượu bia liên miên”.
2. 5 bí kíp hồi phục rối loạn tiêu hóa “cấp tốc” sau Tết
2.1. Gừng tươi
Dù theo Đông y hay Tây y thì gừng luôn là “chìa khóa vàng” cho sức khỏe của bạn.
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính hơi ôn, vào các kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng điều vị, tán hàn, ôn phế chỉ khái, ôn trung chỉ tả, trợ tiêu hóa.
Theo Tây y, trong củ gừng tươi có 2-3% tinh dầu, ngoài ra còn có thành phần chất nhựa, chất béo, chất cay… Có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, chống nôn, tăng kiện vận trong đường tiêu hóa… đồng thời, có hoạt tính miễn dịch.
Người bị rối loạn tiêu hóa có thể dùng trà gừng hoặc ngậm vài lát gừng, các triệu chứng như: đau bụng râm ran, chướng bụng, khó tiêu… sẽ thuyên giảm đáng kể.
>> Tìm hiểu thêm: Vạch mặt ăn không tiêu, khó tiêu uống thuốc gì khỏi bệnh
2.2. Tỏi
Không chỉ được ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt, tỏi còn được xem là vị thuốc tuyệt vời trong điều trị các bệnh về tiêu hóa. Ngoài việc ăn tỏi trực tiếp hoặc uống nước ép tỏi, bạn có thể cải thiện đường ruột của mình với phương pháp dưới đây:
Chuẩn bị:
- 30g tỏi
- 5g đường phèn hoặc đường kính
- 60ml nước sôi
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ tỏi, xay nhỏ, sau đó trộn chung với đường phèn hoặc đường kính.
- Cho 60ml nước sôi vào hỗn hợp vừa làm được, khuấy đều cho tới khi đường tan.
- Ngày uống 2 lần, liên tục trong 2-3 ngày sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lưu ý: Để khử mùi hôi khó chịu của tỏi, sau khi uống xong hỗn hợp trên bạn có thể dùng thêm chút nước chè đặc.
2.3. Lá ổi
Từ xa xưa, lá ổi đã được mệnh danh là “thần dược” chữa đau bụng, đi ngoài hiệu nghiệm, được nhiều người áp dụng.
Các nghiên cứu khoa học cho biết, trong lá ổi hoặc búp ổi xanh có thành phần tannin – hoạt chất có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, ngăn ngừa hiện tượng đi ngoài phân lỏng.
Nếu chẳng may bị “Tào tháo đuổi”, người bệnh có thể áp dụng bí kíp từ lá ổi như sau:
- Hái 15-20 lá ổi non, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 5 phút. Điều này sẽ loại bỏ được ký sinh trùng, bụi bẩn bám trên lá.
- Sau đó, vò nát lá ổi cho vào ấm đun sôi chừng 500ml.
- Đun sôi chừng 30 phút, chắt lấy nước uống.
Bạn nên chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau, uống trước bữa ăn 15 phút để các hoạt chất có trong lá thấm sâu vào trong đường ruột, giúp giảm nhanh triệu chứng đi ngoài.
2.4. Lá mơ lông
Nói đến lá mơ, người ta thường liên tưởng ngay đến thịt chó. Tuy nhiên, đây còn là vị thuốc “đệ nhất” chữa bệnh đường tiêu hóa.
Theo Đông y, lá mơ tính mát, có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, tiêu thực, sát khuẩn, giải độc… được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa.
Nếu chẳng may dịp Tết ăn uống “quá tải” khiến bạn gặp phải tình trạng chướng bụng, khó tiêu hãy áp dụng ngay bí kíp: Lấy một nắm lá mơ, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liên tục trong 2-3 ngày sẽ có kết quả tốt.
2.5. Sữa chua
Ăn sữa chua sau mỗi bữa ăn cũng là bí kíp “nhỏ nhưng có võ” giúp bạn đầy lùi chứng đầy bụng, khó tiêu sau Tết. Các hoạt chất vi sinh trong sữa chua có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm sự tích lũy khí trong đường ruột.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng liên tục và dùng sữa chua trắng.
Hệ tiêu hóa là bộ phận quan trọng nhưng lại rất dễ bị tổn thương. Để không đen đủi “dính quả đắng” rối loạn tiêu hóa trong những ngày đầu năm mới. Mỗi người hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Nếu có băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới hotline 0343 44 66 99 để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.