Nhu động ruột là gì, đóng vai trò gì trong hệ tiêu hóa và rối loạn nhu động nguyên nhân do đâu, có phương pháp điều trị nào? Bài viết dưới đây sẽ được Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường giải đáp tình trạng này.
1. Nhu động ruột là gì?
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, nhu động ruột là sự co bóp hình sóng để di chuyển thức ăn đến các trạm xử lý khác nhau trong đường tiêu hóa. Quá trình nhu động bắt đầu trong thực quản khi nuốt một lượng lớn thức ăn sau đó chuyển đến dạ dày và kết thúc ở hậu môn. Cùng với việc phân đoạn hoặc trộn thức ăn, nhu động là một phần thiết yếu để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thông thường, nhu động ruột hoạt động sẽ tạo ra các âm thanh khi tiêu hóa thức ăn. Những âm thanh này có thể là tiếng ồng ộc, sôi bụng được tạo ra khi chất lỏng hoặc khí di chuyển trong ruột.
>> Tìm hiểu thêm: Bụng bị sôi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? Chuyên gia giải đáp!
2. Vai trò của nhu động ruột trong đường tiêu hóa
Nhu động đường ruột hay nhu động tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, đặc biệt việc vận chuyển và co bóp thức ăn. Để thức ăn từ thực quản chuyển xuống dạ dày, tới ruột và kết thúc ở hậu môn rất cần tới sự hoạt động của nhu động.
Trong điều kiện bình thường, các lớp cơ tại thành mạch của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn co bóp, phối hợp nhịp nhàng để thức ăn dễ dàng di chuyển trong hệ tiêu hóa.
- Ở thực quản, nhu động làm nhiệm vụ đẩy thực ăn xuống dạ dày
- Ở dạ dày, nhu động co bóp để nghiền nát thức ăn thành các phần tử nhỏ để dễ dàng chuyển hóa thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
- Ở ruột non, nhờ sự hoạt động của nhu động sẽ giúp thức ăn biến đổi thành dạng sệt và các chất có thể hấp thụ được
- Những chất xơ, lõi tinh bột… không thể tiêu hóa được sẽ được chuyển xuống ruột già nhờ sự vận chuyển của nhu động
Như vậy, ở mỗi một cơ quan tiêu hóa đều có sự tham gia của nhu động ruột. Khi sự nhịp nhàng của nhu động trong đường ruột bị phá vỡ sẽ gây nên tình trạng rối loạn nhu động.
3. Các loại rối loạn nhu động ruột
Rối loạn nhu động ruột là sự thay đổi hoạt động của nhu động ở đường ruột. Nhu động bình thường sẽ dao động từ 4-32 lần/phút và có các âm thanh ùng ục, ồng ộc như nước chảy.
Nếu tần suất này tăng hay giảm bất thường như tần số dao động trên 32 lần một phút kèm theo các âm thanh lớn có thể bạn đang gặp phải tình trạng tăng nhu động ruột hoặc ngược lại – giảm nhu động ruột. Cụ thể:
3.1. Tăng nhu động ruột
Tăng nhu động ruột đặc trưng cho sự gia tăng hoạt động của ruột, xảy ra khi các cơ co bóp thành ruột nhanh và nhiều hơn, tạo ra những âm thanh ùng ục, òng ọc lớn, không cần dùng ống nghe chuyên dụng vẫn có thể nghe và cảm nhận được.
Tăng nhu động thường kèm theo các triệu chứng như:
- Xì hơi
- Buồn nôn, nôn
- Nhu động co bóp nhanh
- Xuất hiện âm thanh lớn
- Tiêu chảy
3.2. Giảm nhu động ruột
Ngược lại với tình trạng tăng hoạt động co bóp ở ruột non, ruột già và hậu môn, giảm nhu động ruột là tình trạng các cơn trơn ít vận động khiến thức ăn và các chất cặn bã bị ứ trệ trong đường ruột.
Giảm nhu động ruột đặc trưng bởi các dấu hiệu như:
- Nhu động co bóp chậm hoặc không co bóp
- Đau bụng
- Chướng bụng, căng tức bụng
- Táo bón
4. Nguyên nhân gây rối loạn nhu động
4.1. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn tới quá trình tiêu hóa thức ăn và sự hoạt động của nhu động đường ruột. Nếu chất xơ được bổ sung sẽ giúp nhu động hoạt động dễ dàng và ngược lại. Khi chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá cứng khiến quá trình vận chuyển, co bóp gặp vấn đề, xuất hiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
4.2. Mất nước
Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhu động ở đường ruột hoạt động kém hơn. Uống nhiều nước sẽ giúp phân trong ruột mềm và đi ngoài dễ dàng hơn, nếu lượng nước trong cơ thể không đủ sẽ dẫn đến mất nước và làm giảm vận động nhu động.
4.3. Áp lực
Căng thẳng, áp lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các vấn đề tiêu chảy, táo bón cũng như buồn nôn, nôn do rối loạn của dây thần kinh hoặc hormone chi phối các cơn trơn của ống tiêu hóa.
4.4. Thói quen lười vận động
Tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở, từ đó kích thích chuyển động tự nhiên của ruột và làm cho phân di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên khi không vận động sẽ không thể thúc đẩy quá trình này, hạn chế sự hoạt động của nhu động.
4.5. Sử dụng thuốc kháng sinh nhiều
Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ triệt tiêu những lợi khuẩn và làm hại khuẩn hoạt động mạnh, đôi khi dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy có thể diễn ra trong thời gian ngắn và sau khi hết thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, cơ thể có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng bởi vi khuẩn C.diff, gây tiêu chảy dữ dội, chuột rút và đau bụng. Nhu động lúc này tăng nhanh, các chất dinh dưỡng không được hấp thụ và làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy.
4.6. Do các bệnh lý đường ruột
Rối loạn nhu động trong đường ruột có thể xảy ra nhiều ở người gặp phải tình trạng và bệnh lý như:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Bệnh viêm ruột IBD, bệnh Crohn
- Viêm dạ dày
- Viêm đại tràng, viêm loét đại tràng
- Hội chứng ruột kích thích IBS
- Xuất huyết tiêu hóa
- Tắc ruột
- Bệnh Celiac
4.7. Một số nguyên nhân khác
Việc thay đổi môi trường sống cũng khiến bạn gặp phải rối loạn nhu động ruột. Nguyên nhân gây rối loạn còn do mẫn cảm với thức ăn như dị ứng thức ăn, không dung nạp thực phẩm.
5. Cách điều trị rối loạn nhu động
Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến bạn gặp phải rối loạn nhu động sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách để giảm thiểu tình trạng này:
5.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Táo bón hay tiêu chảy có thể do chế độ ăn uống thiếu chất xơ hoặc thực phẩm không đảm bảo an toàn dẫn đến ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn. Vì vậy, một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau xanh sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, giúp nhu động trở về trạng thái bình thường, trừ trường hợp bạn đang gặp phải hội chứng ruột kích thích IBS, chứng liệt dạ dày hoặc tình trạng tiêu hóa mãn tính khác cần đến thuốc điều trị.
Các thực phẩm giàu chất xơ như:
- Hạnh nhân, sữa hạnh nhân
- Mận khô, sung, táo, chuối
- Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải ngọt…
- Hạt lanh, hạt hướng dương, hạt bí
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, đồ uống có ga
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột và chất béo, đạm động vật
5.2. Thuốc nhuận tràng tự nhiên
Thuốc nhuận tràng nhân tạo có thể khiến bạn phụ thuộc vào thuốc, thậm chí lại trực tiếp làm giảm nhu động. Do vậy bạn nên cân nhắc các phương pháp sau:
- Chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng trong trường hợp chắc chắn bị táo bón
- Bổ sung 3-4 tách trà xanh mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hóa
- Sử dụng lá gỗ trầm hương hoặc hạt chia, rau xanh, dầu thầu dầu
5.3. Bổ sung lợi khuẩn probiotic
Bổ sung lợi khuẩn probiotic để cải thiện tính đều đặn của nhu động ruột. Ngoài ra, bạn có thể thay thế bằng cách ăn các thực phẩm có chứa probiotic như:
- Sữa chua
- Kim chi
- Dưa muối
5.4. Tăng cường tập thể dục
Việc tập thể dục sẽ giúp máu lưu thông và giúp hệ tiêu hóa được đảm bảo, đường ruột hoạt động trơn tru hơn. Vì vậy, bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội…
5.5. Giữ tinh thần thoải mái
Stress chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhu động ống tiêu hóa. Việc giảm căng thẳng là liệu pháp an toàn nhất để điều trị tình trạng tăng giảm nhu động.
5.6. Massage bụng
Trong trường hợp bạn đang bị rối loạn nhu động ruột, để giảm căng thẳng cho đường ruột và thúc đẩy hệ tiêu hóa vận hành trơn tru, hãy áp dụng phương pháp massage để giảm các triệu chứng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu và đau bụng do rối loạn nhu động.
Nên massage theo chiều kim đồng hồ trong vòng 5-10 phút để điều hòa hoạt động của nhu động.
6. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, nhu động ruột đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, tham gia vào quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng cũng trực tiếp kéo theo rối loạn nhu động.
Vì vậy, ngoài việc chăm sóc sức khỏe bên ngoài, bạn cũng nên “lắng nghe” những cơ quan tiêu hóa của mình thông qua các triệu chứng dễ bắt gặp thường ngày.
Ngoài ra, đừng quên áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm rối loạn nhu động đường ruột:
- Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ
- Nên uống đủ nước mỗi ngày
- Tránh các thực phẩm chưa chế biến chín như gỏi cá, nem chua, tiết canh, rau sống
- Trường hợp bạn đang gặp phải các bệnh lý liên quan đến sự vận động của nhu động như rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng… nên thăm khám và điều trị kịp thời
- Đi khám nếu bạn gặp phải một trong những trường hợp sau:
- Lẫn máu trong phân
- Đau bụng khi đi ngoài
- Đau quặn bụng, đau nặng nề
- Tiêu chảy kèm sốt cao trên 38 độ, ớn lạnh, nôn mửa, chóng mặt
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 2 tuần.
Trên đây là một số thông tin về nhu động, rối loạn nhu động ruột và cách điều trị hiệu quả. Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường bạn nên đi thăm khám để biết tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời nhé. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tình trạng chậm tiêu do giảm nhu động ruột
http://healthline.com/health/lazy-bowel - 7 nguyên nhân khiến nhu động ruột không hoạt động
https://www.dhat.com/Blog/More-examples/Masonry-layout-1/ArtMID/656/ArticleID/19/7-Reasons-Your-Bowel-Movements-Are-%E2%80%9COff%E2%80%9D
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.