Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử  lý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử  lý

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    20/10/23

    Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra trong quá trình ăn uống không đảm bảo. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết nguyên nhân, triệu chứng, phòng tránh ra sao và cách xử lý kịp thời khi gặp phải ngộ độc thức ăn. Chuyên gia Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc này.

    5/5 - (283 bình chọn)

    1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

    Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn) hay còn gọi là trúng thực, là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, vượt quá nồng độ chất bảo quản, chất phụ gia cho phép.

    ngộ độc thực phẩm

    Khi bạn ăn thứ gì đó độc hại, cơ thể sẽ phản ứng để đào thải chất độc. Độc tố có thể được đào thải qua nôn mửa, tiêu chảy, sốt hoặc tất cả những triệu chứng này. Các triệu chứng khó chịu của ngộ độc thực phẩm là cách cơ thể chúng ta hoạt động để lấy lại sức khỏe. Chúng thường xuất hiện mạnh trong một hoặc hai ngày.

    Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào, nhưng đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu.

    2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

    Thực phẩm và nước có thể bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, hóa chất. Có hơn 250 loại ngộ độc thực phẩm cụ thể. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

    2.1. Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn

    Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là:

    – Salmonella (vi khuẩn thương hàn) gây nên các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, sốt, tiêu chảy nhiều lần.

    – Campylobacter: Gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng có thể kéo dài hàng tuần. Thông thường, thủ phạm là gia cầm, thịt hoặc trứng nấu chưa chín kỹ, rau củ bị ô nhiễm… hoặc do lây nhiễm chéo.

    E. coli: Thường được tìm thấy trong thịt chưa nấu chín và rau sống. E. coli tạo ra độc tố gây kích ứng ruột non.

    – Shigella(shigellosis): Nhiều nhất trong các loại rau chưa nấu chín, động vật có vỏ. Nó có thể gây ra tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy. Đây là lý do ngộ độc này đôi khi được gọi là bệnh lỵ trực khuẩn.

    – Listeria: Vi khuẩn trong pho mát mềm, thịt nguội, xúc xích… Đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.

    – Clostridium botulinum: Độc tố trong thịt cá ươn, ôi thiu, đồ hộp đóng gói không đảm bảo… có thể phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, dễ gây tử vong.

    – Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn): Khiến người bệnh thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mạch nhanh, tiêu chảy sau khi sử dụng sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm chưa nấu chín.

    nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

    Đồ ăn ôi thiu, nấm mốc là tác nhân gây nên ngộ độc thức ăn.

    2.2. Ngộ độc thực phẩm do virus

    Cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến sau vi khuẩn. Các loại virus gây ngộ độc thực phẩm:

    – Norovirus: Nhiễm khi ăn động vật có vỏ chưa nấu chín, rau xanh, trái cây tươi hoặc ăn thức ăn do người bệnh chuẩn bị. Đây là loại virus thường liên quan nhất đến bệnh cúm dạ dày.

    – Rotavirus: Thực phẩm, nước hoặc đồ vật, chẳng hạn như vòi nước hoặc đồ dùng bị nhiễm virus.

    – Hepatitis A (virus viêm gan A): Động vật có vỏ sống và nấu chưa chín, trái cây và rau quả tươi cũng như các thực phẩm chưa nấu chín khác. Thực phẩm và nước bị ô nhiễm phân người…

    2.3. Ký sinh trùng gây ngộ độc thức ăn

    Ký sinh trùng là một loại sinh vật sống ký sinh trong cơ thể người hoặc động vật. Các loại ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm là Giardia lamblia, Cryptosporidium parvum, Entamoeba histolytica và các loài sán lá gan, sán dây và sán lợn.

    Ký sinh trùng có thể lây nhiễm qua các loại thực phẩm sống hoặc chế biến không an toàn như cá sống, ốc luộc không chín, rau quả sống không rửa sạch hoặc qua tiếp xúc với phân của người hoặc động vật bị nhiễm.

    2.4. Ngộ độc do nấm

    Có nhiều loại nấm có ích cho con người như nấm ăn hay nấm men. Tuy nhiên, cũng có một số loại nấm có chứa các chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe như Amanita phalloides (nấm độc), Aspergillus flavus (nấm mốc) hay Claviceps purpurea (nấm mẹt).

    Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra khi ban ăn phải nấm độc hoặc các loại thực phẩm bị nấm mốc hoặc nấm mẹt.

    2.5. Chất bảo quản, chất phụ gia

    Một số chất bảo quản, chất phụ gia có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu sử dụng quá liều lượng cho phép hoặc dùng sai cách.

    Ví dụ như nitrit, nitrat, sulfua, benzoat, formaldehyd, borax, sacarin, aspartam, tartrazin và các chất tạo màu tổng hợp khác.

    nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

    2.6. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ

    Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có thể gây ngộ độc nếu không được rửa sạch trước khi ăn hoặc không được lưu trữ đúng cách.

    Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thường gặp là organophosphat, carbamat, clorinat, pyrethroid và glyphosate.

    2.7. Nhiễm kim loại nặng

    Các loại kim loại nặng có thể gây ngộ độc thức ăn là chì, thủy ngân, cadimi, arsenic và mangan.

    Kim loại nặng có thể lây nhiễm vào thực phẩm qua các nguồn như đất, nước, không khí bị ô nhiễm hoặc qua các dụng cụ chế biến và bảo quản thực phẩm bằng kim loại.

    3. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

    Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tác nhân gây ngộ độc, lượng tác nhân và mức độ nhạy cảm của từng người.

    3.1. Triệu chứng ngộ độc thường gặp

    Sau khi ăn phải thức ăn, nguồn nước bị nhiễm độc, tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể diễn ra với các biểu hiện cụ thể:

    3.2. Triệu chứng nặng ít gặp

    Nếu bệnh nặng hơn sẽ bao gồm các triệu chứng: ó dấu hiệu mất nước như khô môi, mắt trũng, khát nước, nhịp đập nhanh, đau cơ bắp thậm chí trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn.

    • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
    • Khô môi, khát nước liên tục.
    • Mắt trũng, tim đập nhanh.
    • Mất khả năng vận động ở tứ chi.
    • Yếu cơ, ngứa ran trên da.
    • Những thay đổi về âm thanh của giọng nói.

    Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm. Thời gian xuất hiện triệu chứng cũng phụ thuộc vào loại tác nhân gây ngộ độc

    >> Xem thêm: Đi cầu ra máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    4. Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không? Tìm hiểu biến chứng

    Hầu hết ngộ độc thực phẩm nhẹ không nguy hiểm, chỉ kéo dài vài giờ cho tới vài ngày.

    Tuy nhiên một số người bệnh cần nhập viện và có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

    • Mất nước và mất cân bằng điện giải: Nôn mửa và tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước và các khoáng chất quan trọng như natri, kali, canxi và magie.
    • Nhiễm trùng máu: Do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào máu qua niêm mạc ruột bị tổn thương.
    • Viêm não: Do virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào não qua máu hoặc dịch não tủy.
    • Viêm gan: Virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào gan qua máu hoặc dịch mật.
    • Viêm thận: Do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào thận qua máu hoặc niệu quản.
    • Rối loạn máu: do vi khuẩn Escherichia coli sản sinh ra chất độc shiga làm hủy các tế bào hồng cầu.
    • Rối loạn thần kinh: Vi khuẩn Clostridium botulinum sản sinh ra chất độc botulinum làm liệt các cơ vận động và hô hấp. Điều này có thể dẫn đến tử vong.

    Bệnh do vi khuẩn listeria khi mang thai có thể dẫn đến:

    • Sảy thai hoặc thai chết lưu.
    • Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh.
    • Viêm màng não ở trẻ sơ sinh.

    5. Đối tượng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm

    đối tượng mắc ngộ độc thực phẩm

    Trẻ em có nguy cơ mắc cao hơn so với người lớn.

    Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi sau khi ăn những thực phẩm chứa độc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Tuy nhiên, các đối tượng dễ có nguy cơ mắc bao gồm:

    – Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc dưới 2 tuổi: do hệ miễn dịch của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện, dễ bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố từ thực phẩm.

    – Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên): do sự lão hóa của cơ thể làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn hoặc độc tố từ đồ ăn thức uống.

    – Phụ nữ mang thai: sự thay đổi của hệ tuần hoàn và chuyển hóa khiến phụ nữ mang thai dễ bị ngộ độc, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thai nhi.

    – Những người có hệ miễn dịch yếu do tình trạng sức khỏe như ung thư, HIV/AIDS, đái tháo đường, bệnh về khớp, dị ứng: hệ miễn dịch của họ bị suy giảm, không thể phòng vệ được cơ thể khỏi các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm.

    – Những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố: do các bệnh này làm cho cơ thể kém hấp thu và tiêu hóa được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, cũng như làm cho cơ thể dễ bị kích ứng và viêm nhiễm khi tiếp xúc với các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm.

    6. Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

    Để biết bạn có đang bị ngộ độc thực phẩm hay không, các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, lịch sử ăn uống, những loại đồ ăn, thức uống sử dụng gần đây và bệnh sử.Trong trường hợp các bữa ăn tập thể, việc có từ hai người trở lên cùng ăn thức ăn giống nhau, cùng có triệu chứng giống nhau càng khẳng định được bệnh.

    Bên cạnh liệt kê triệu chứng, các bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tiếp để tìm các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm bằng cách xét nghiệm mẫu bệnh phẩm như đồ ăn, thức uống, bao bì liên quan, chất nôn, phân, nước tiểu, máu bệnh nhân.

    7. Ngộ độc thực phẩm – khi nào cần gặp bác sĩ?

    Khi người bệnh gặp phải bất kì triệu chứng nào dưới đây nên tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời:

    • Thường xuyên nôn mửa trong hơn hai ngày
    • Nôn ra máu
    • Không có khả năng uống chất lỏng trong 24h
    • Tiêu chảy kéo dài quá ba ngày
    • Máu lẫn trong phân
    • Đau bụng hoặc chuột rút bụng dữ dội
    • Sốt cao trên 39 độ C, choáng váng
    • Cơ thể mất nước trầm trọng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, suy nhược nghiêm trọng.
    • Bất thường trong suy nghĩ hoặc hành vi.

    Đặc biệt với trẻ em bị ngộ độc thực phẩm cần hết sức lưu ý đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.

    8. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm

    Để giải đáp thắc mắc ngộ độc thực phẩm phải làm gì, xử lý thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể thực hiện quy trình xử lý ngộ độc thực phẩm như sau:

    8.1. Gây nôn

    Nên gây nôn cho nạn nhân để hạn chế chất độc hại ngấm vào thành ruột, dạ dày.

    Đây là bước đầu tiên trong sơ cứu ngộ độc thực phẩm nhằm hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào trong cơ thể.

    Tuy nhiên không nên gây nôn ở trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị sặc.

    8.2. Uống Oresol bù điện giải, uống nhiều nước

    uống oresol bù nước điện giải

    Uống nhiều nước để hòa loãng chất độc có trong cơ thể và bù nước sau khi nôn.

    Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài cơ thể sẽ bị mất nước.

    Cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước lọc, uống oresol bù điện giải.

    Bạn có thể dùng các loại nước điện giải có sẵn trên thị trường hoặc tự pha theo công thức: 1 lít nước sôi để nguội + 6 muỗng cà phê đường + 1/2 muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê bột cam hoặc chanh.

    8.3. Nên gọi cấp cứu 115 hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất

    Đưa người bệnh đi cấp cứu nếu có triệu chứng nặng.

    Nếu người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng như suy nhược, hôn mê, co giật, khó thở hoặc ngừng thở, cần gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

    9. Thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm

    Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: bạn nên đến khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp với loại ngộ độc thực phẩm gặp phải. Một số loại thuốc có thể được dùng:

    – Thuốc chống nôn: như metoclopramide, domperidone, ondansetron hoặc dimenhydrinate.

    – Thuốc chống tiêu chảy: như loperamide, attapulgite, kaolin hoặc bismuth subsalicylate.

    – Thuốc kháng sinh: như amoxicillin, ciprofloxacin, azithromycin hoặc metronidazole. Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ và khi ngộ độc do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra.

    – Thuốc giải độc: như activated charcoal, N-acetylcysteine, penicillamine hoặc dimercaprol. Thuốc giải độc chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ và khi ngộ độc do các tác nhân hóa học gây ra.

    Đối với phụ nữ mang thai nếu ăn phải thực phẩm có nhiễm Listeria dù có triệu chứng nhẹ cũng phải điều trị để phòng ngừa nhiễm trùng cho thai nhi. Kháng sinh đặc hiệu cho Listeria là ampicillin, có thể kèm theo Gentamicin nếu triệu chứng nặng.

    10. Xử lý một số loại ngộ độc thực phẩm thường gặp tại nhà

    Dưới đây, Ban biên tập sẽ đưa ra một số gợi ý tham khảo giúp bạn đọc có thêm kiến thức trong xử lý các loại ngộ độc thường gặp:

    10.1. Cách xử lý ngộ độc rượu

    Khi ngộ độc rượu sẽ xuất hiện các triệu chứng như bất tỉnh, co giật, tê yếu chân tay, nhịp thở không đều, rối loạn màu sắc, đại tiểu tiện không kiểm soát.

    Cách xử lý: Nên kê cao gối cho nạn nhân nằm, tiến hành gây nôn. Không nên uống thuốc giải độc rượu, thuốc chống nôn, giảm đau, hạ sốt. Nếu xuất hiện các biểu hiện nặng như đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, da tái xanh, mất thị lực nên được cấp cứu kịp thời.

    10.2. Cách xử lý đối với người ngộ độc nấm

    Trong trường hợp ăn phải nấm độc như nấm đỏ, nấm mực, nấm phiến đốm chuông, nấm độc, người bệnh dễ gặp phải tình trạng ảo giác, sảng giật, kèm theo các triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm.

    Cách xử lý: Tiến hành gây nôn, uống than hoạt tính với liều lượng 1g/kg cân nặng đồng thời bổ sung oresol.

    10.3. Đối với người bị ngộ độc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ

    Phospho hữu cơ có thể gây ngộ độc thông qua đường hô hấp, niêm mạc và chủ yếu qua đường tiêu hóa do tay còn dính thuốc, ăn uống nhầm, bị đầu độc hoặc tự tử…

    Cách xử lý: Gây nôn, uống nhiều nước để hòa loãng chất độc, tiến hành rửa dạ dày trước 6 tiếng và tiến hành hồi sức bằng tiêm astropin.

    11. Một số mẹo nhỏ chữa ngộ độc thực phẩm

    Khi gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm, bạn có thể sử dụng một trong những cách dưới đây để giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể:

    trà gừng

    Gừng có tác dụng làm dịu những cơn đau do ngộ độc thực phẩm.

    – Giấm táo: Giảm bớt các triệu chứng khác nhau của ngộ độc thức ăn bằng cách pha hai muỗng giấm táo với nước ấm trước khi ăn.

    – Uống trà gừng sau khi ăn trưa và tối giúp chống lại tình trạng ợ nóng và buồn nôn.

    – Bột húng quế làm giảm nhanh tình trạng nhiễm trùng. Bạn có thể pha bột húng quế cùng mật ong và nước hoặc các loại nước trái cây để sử dụng.

    – Sử dụng trực tiếp tỏi tươi hoặc uống nước tỏi xay vì trong tỏi có nhiều chất chống virus, kháng viêm, chống nấm mạnh, đặc biệt hiệu quả trong ngộ độc thực phẩm.

    – Pha nước chanh với một chút nước đường để sử dụng trong ngày giúp làm sạch ruột.

    – Sử dụng mật ong cùng nước ấm giúp kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị chứng khó tiêu của ngộ độc thực phẩm.

    – Ăn chuối có thể giảm các triệu chứng buồn nôn, đồng thời giảm những cơn đau dạ dày do ngộ độc thực phẩm.

    12. Một số bài thuốc dân gian chữa ngộ độc thực phẩm nhẹ

    – Bài thuốc từ hạt đậu xanh: Nghiền sống đậu xanh hòa nước uống để nôn ra và giải độc.

    – Nếu ngộ độc gây tiêu chảy: Sử dụng 100g tỏi sắc với 300ml nước cho tới khi còn 100ml. Sử dụng khi còn nóng.

    – Chữa nôn, đầy bụng giải độc: Nhai nuốt 3-6g hạt thì là.

    – Chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy: Riềng, gừng khô, củ gấu lượng bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 6g. Uống ngày 3 lần.

    – Giải độc do ngộ độc thịt và nấm: Sắc uống 20g cam thảo bắc cùng 20g đại hoàng.

    – Chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa: sắc 20g đậu ván trắng, 16g hương nhu, 12g hậu phác sử dụng khi còn ấm.

    13. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Kiêng gì?

    Vì nguồn khởi phát bệnh chính là những đồ ăn, thức uống chúng ta sử dụng hàng ngày. Do đó, để tránh tình trạng này xảy ra, cách tốt nhất bạn nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

    13.1. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Uống gì?

    – Bù nước cho cơ thể

    Nôn mửa, tiêu chảy dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước, chia thành từng ngụm nhỏ. Nên sử dụng các đồ uống có chứa chất điện giải để ngăn ngừa mất nước.

    Các thực phẩm nên sử dụng: các loại trà không chứa caffeine, canh rau, oresol…

    – Nên ăn thức ăn nhạt, mềm, loãng

    Khi hệ tiêu hóa chưa đi vào ổn định, bạn nên sử dụng những món ăn nhẹ nhàng, ít chất béo và các loại hoa quả tốt cho đường tiêu hóa.

    Những thực phẩm nên dùng bao gồm: chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, mật ong, yến mạch, bơ đậu phộng, khoai tây nghiền, cháo, nước ép trái cây.

    Bạn có thể tham khảo chế độ BRAT để cải thiện chức năng của dạ dày.

    – Tuân thủ theo cơ chế làm sạch đường tiêu hóa tự nhiên

    Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy để giảm tình trạng này vì cơ chế đào thải tự nhiên của hệ tiêu hóa khi gặp chất độc hại.

    Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, bạn có thể sử dụng những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua để cơ thể phục hồi lượng vi khuẩn có lợi bị mất trong quá trình tiêu độc, giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch trở lại bình thường.

    13.2. Bị ngộ độc thực phẩm nên kiêng gì?

    Cơ thể lúc này còn rất yếu, chưa cân bằng lại hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch nên việc dung nạp các thực phẩm, đồ uống không có lợi sẽ làm tăng áp lực hoạt động của dạ dày.

    Những thực phẩm nên kiêng bao gồm:

    Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng

    Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng

    – Đồ uống có cồn, thức uống có chứa nhiều caffeine như soda, cà phê, nước tăng lực.

    – Đồ ăn cay nóng

    – Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn đóng hộp

    – Hạn chế hút thuốc lá

    – Tuyệt đối không uống các loại thuốc cầm tiêu chảy trong thời gian này.

    – Chú tới một số các loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc nếu không được chế biến kĩ hoặc loại bỏ ra trong quá trình nấu ăn như: măng tươi, mật cá, cà chua xanh, thịt cóc, khoai tây lên mầm, củ sắn để cả vỏ, cá nóc, nấm độc, hạt hạnh nhân đắng, các loại hạt đậu sống…

    14. Lời khuyên từ chuyên gia

    Theo ThS.Bs Nguyễn Thị Hằng, để tránh những ‘bệnh từ miệng mà ra’, bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Ngoài ra cần có chế độ sinh hoạt điều độ và tuân thủ một số quy tắc an toàn khi chế biến món ăn.

    Thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ sau ngộ độc thực phẩm

    – Không nên ăn uống trong vài giờ, để dạ dày được nghỉ ngơi

    – Nghỉ ngơi nhiều do bệnh và tình trạng mệt mỏi khiến cơ thể mệt mỏi.

    – Không nên đánh răng ngay sau khi nôn do ngộ độc thức ăn vì khi đó, những axit trong dạ dày thoát ra ngoài qua quá trình nôn, có thể làm hỏng men răng và đánh răng sẽ khiến mòn men răng.

    – Tắm rửa sạch sẽ sau khi cơ thể tỉnh táo để làm sạch những vi khuẩn không có lợi.

    phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

    10 quy tắc an toàn phòng tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm

    – Chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất, phụ gia trong quá trình nuôi trồng, bảo quản.

    – Thực hiện nấu chín uống sôi, không ăn các thực phẩm chưa chín, còn sống, để lâu ngày.

    – Ăn ngay khi thức ăn còn nóng, vừa được nấu chín.

    – Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã được nấu chín.

    – Đun kĩ thực phẩm trước khi sử dụng, đối với thực phẩm cần ăn nóng.

    – Không để thực phẩm sống lẫn với thực phẩm chín. Khi chế biến nên có thớt, dao chuyên dụng để riêng thực phẩm.

    – Luôn giữ bề mặt bếp sạch sẽ, đồ chế biến món ăn được rửa sạch.

    – Đảm bảo tay chế biến thực phẩm được sạch sẽ.

    – Bảo vệ thực phẩm tránh các loại côn trùng, loại gặm nhấm và các loài động vật khác.

    – Sử dụng nước sạch để sinh hoạt.

    Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm được một số quy tắc và mẹo nhỏ để xử lý khi không biết ngộ độc thực phẩm phải làm gì, nên uống gì.

    Nếu có bất kì thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0343.44.66.99 để được tư vấn, giải đáp!

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì? Gợi ý 15 loại quả thích hợp 19/08/20
      Thời gian qua, chuyên gia của chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi có liên quan tới viêm đại…
      Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì? Chuyên gia chia sẻ 03/11/20
      Biết được viêm đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả trong…
      11 thuốc điều trị tiêu chảy tốt nhất phải có trong tủ nhà bạn 24/10/22
      Thuốc trị tiêu chảy không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng, cầm đi ngoài nhanh chóng mà còn giúp…
      20+ Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ không thể bỏ qua 19/12/23
      Nếu bạn đang bị đau bụng âm ỉ kéo dài thì không nên chủ quan bởi đó rất có thể…
      Xem thêm