Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?- Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Linh Chi

    10/01/24

    Nhiều người khi thấy hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái không khỏi hoang mang lo lắng không biết mình đang mắc bệnh gì. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp mọi người giải đáp được thắc mắc trên.

    5/5 - (1147 bình chọn)

    1. Hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là gì?

    Nổi cục cứng ở bụng là hiện tượng khá nhiều người gặp phải. Vị trí của cục cứng có thể là nổi cục cứng ở bụng dưới bên phải; nổi cục cứng dọc theo khung đại tràng; bụng nổi cục trên rốn; nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái. Đó có thể là các khối u ở đường ruột hoặc nhân xơ xuất hiện dưới lớp mỡ, u mỡ hoặc cũng có thể chỉ là do nhu động ruột bị kích thích khi táo bón…

    Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là cảm giác căng cứng, sờ bụng dưới có cục cứng có thể cảm nhận được. Kích thước của cục cứng ở mỗi người không giống nhau. Hiện tượng này thường đi kèm thêm các triệu chứng khác ở ổ bụng.

    nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là gì

     

    2. Triệu chứng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái

    Nổi cục cứng ở ở bụng nói chung và nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái nói riêng có thể xuất hiện kèm hoặc không kèm với các triệu chứng khác. Nhưng nhìn chung có thể quy về các triệu chứng sau:

    • Cục cứng có thể cảm nhận được bằng tay khi sờ vào vùng bụng dưới ở bên trái.
    • Kích thước của cục cứng có thể từ nhỏ hơn viên bi tới lớn hơn quả bóng bàn.
    • Cục cứng có thể gây đau hoặc không đau. Nếu đau, cơn đau có thể xuất hiện tại vị trí cục cứng hoặc lan ra cả vùng bụng. Đau xuất hiện từng cơn, quặn thắt hoặc âm ỉ.
    • Chướng bụng, đầy hơi.
    • Buồn nôn.
    • Tiêu chảy.
    • Nước tiểu đổi màu.
    Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là gì

    Cục cứng có thể cảm nhận được khi sờ vào vị trí bụng dưới phía bên trái

    3. Nguyên nhân gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái

    Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Trong đó không loại trừ nguyên nhân bệnh lý.

    3.1. Hiện tượng tăng co thắt ruột

    Đau bụng dưới bên trái kèm nổi cục cứng sau đó mất đi nhiều khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa nhiều khả năng do tăng co thắt ruột. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Có thể do tăng kích thích hoạt động hệ thần kinh thực vật hoặc do thức ăn, nhiễm trùng hoặc có sự tắc nghẽn ở bụng dưới bên trái.

    3.2. Hội chứng ruột kích thích

    Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt là một bệnh tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta. Ngoài vị trí nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái, hội chứng ruột kích thích còn có thể nổi cục cứng ở bụng dưới bên phải hoặc bụng nổi cục trên rốn… Đi kèm theo đó là đau bụng, rối loạn đại tiện, phân lẫn nhầy nhưng không có máu.

    Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

    Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    3.3. Khối u ở cơ quan sinh sản

    Đối với phụ nữ, cục cứng ở ổ bụng có thể là khối u đang tồn tại trong cơ quan sinh sản. Đó có thể là u xơ tử cung hay u nang buồng trứng.

    • U xơ tử cung: Đây là một trong những câu trả lời phổ biến cho nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì. Bệnh thường gặp ở nữ giới do sự mất cân bằng nội tiết tố Estrogen. Hormone này quyết định tới các khối u, gây nên đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt. Giai đoạn khi nổi cục cứng ở bụng bằng quả trứng vịt là u xơ đã phát triển to, cơ thể cảm thấy nặng nề, khó chịu.Nổi cục cứng ở bụng dưới khi mang thai do u xơ tử cung giai đoạn nặng có thể khiến sảy thai hoặc sinh non do áp lực từ u xơ gây nên.
    • U nang buồng trứng: Mỗi tháng có một tế bào trứng rụng và đào thải nếu không được thụ tinh. Nhưng một số trường hợp trứng không rụng mà tồn tại trên bề mặt buồng trứng. Tế bào trứng này trở thành một túi chứa đầy chất lỏng gọi là u nang buồng trứng. Nếu kích thước nhỏ, nó sẽ không gây ra triệu chứng. Nếu phát triển lớn hơn có thể gây đau vùng chậu, đau lưng, tăng cân, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, dạng u này thường không tiến triển thành ung thư.

    3.4. Khối u ở da gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái

    Đôi khi tình trạng nổi cục cứng không xuất phát từ bên trong ổ bụng như người bệnh lầm tưởng mà nó ở ngay dưới da. Đó có thể là u nang bã đậu hay u xơ da.

    • U nang bã đậu: Hình thành xung quanh các tế bào keratin bị mắc kẹt. Loại u này phổ biến ở người bị mụn trứng cá hoặc tổn thương da. Nếu không bị nhiễm trùng, có mủ thì loại u này không gây đau.
    • U xơ da: Khôi u này có thể xuất hiện sau một chấn thương nhẹ. Nó thường có màu đỏ, hồng, nâu, kích thước nhỏ. Có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc theo cụm, thường không gây đau nhưng có thể gây ngứa.

    3.5. U mỡ

    U mỡ được hình thành do sự tăng trưởng của lớp mỡ giữa cơ và da phía trên. Khối u mỡ không tiến triển thành ung thư. Nó có dạng u mềm, dễ di chuyển dưới da.

    nổi cục cứng do u mỡ

    3.6. Di chứng hậu phẫu

    Cục cứng ở bụng có thể xảy ra đối với người đã từng trải qua phẫu thuật. Vết mổ phẫu thuật ở vùng bụng dưới bên trái có thể khiến thành bụng ở vị trí này yếu đi. Nếu người bệnh tăng cân, mang thai, hoạt động quá mức quá sớm sau phẫu thuật có thể gây tăng áp lực ổ bụng, kéo dài vết mổ. Từ đó khiến các chất bên trong nhô lên qua vết mổ.

    3.7. Ung thư đại tràng gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái

    Khối u trong thành đại tràng được phát triển từ những tế bào bất thường và phát triển thành ác tính. Các triệu chứng thường là mệt mỏi không rõ nguyên nhân; đi ngoài ra máu, giảm cân đột ngột… Căn bệnh này có thể đe dọa tới tính mạng.

    Ung thư đại tràng gây nổi cục cứng

    Ung thư đại tràng là bệnh đe dọa tới tính mạng

    4. Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái có nguy hiểm không?

    Về cơ bản với những tình trạng hội chứng ruột kích thích hay các khối u lành tính thì không quá nguy hiểm. Nhưng đối với với trường hợp khối u phát triển với kích thước lớn gây chèn ép dây thần kinh, mô và các cơ quan lân cận thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Đặc biệt, trường hợp u ác tính có thể khiến người bệnh tử vong.

    5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

    • Bụng nổi cục cứng trong thời gian dài, gây khó chịu.
    • Đau quặn từng cơn.
    • Bụng cảm thấy nặng nề
    • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
    • Nôn
    • Tiêu chảy hoặc táo bón
    • Ra nhiều khí hư, tiểu buốt, kinh nguyệt kéo dài trên hai tuần, đau bụng và đau lưng xen kẽ.

    6. Chẩn đoán

    Sau khi tiến hành chẩn đoán lâm sàng về bệnh sử, triệu chứng, thời điểm xuất hiện nổi cục cứng ở bụng, các bác sĩ sẽ xác định sơ bộ cơ quan hay cấu trúc nào bị ảnh hưởng.

    Ngoài ra, để phán đoán chuẩn xác hơn, các xét nghiệm hình ảnh học thường được chỉ định để xem kích thước, vị trí khối u cũng như xác định bản chất của cục cứng trong bụng. Các phương pháp này bao gồm chụp X-quang bụng, siêu âm bụng, chụp CT ổ bụng, nội soi….

    Đối với trường hợp xác định dấu hiệu viêm nhiễm có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Một số trường hợp nghi ngờ ung thư sẽ cần sinh thiết để xác định u ác tính hay lành tính.

    chẩn đoán nổi cục cứng

    Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh

    7. Cách điều trị tình trạng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái và kích thước của cục cứng mà cách xử lý sẽ khác nhau. Một số trường hợp u lành tính với kích thước nhỏ có thể không cần phải can thiệp y khoa nhưng cần theo dõi kích thước khối u định kỳ. Đối với các trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị triệu chứng và ngăn tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt, với khối u lớn hoặc trường hợp ung thư chưa di căn có thể cần chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh đó, hóa trị, xạ trị cũng có thể được chỉ định với trường hợp ung thư.

    Riêng đối với trường hợp hội chứng ruột kích thích, bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng theo hướng khoa học, có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:

    • Cây lược vàng: Nhai sống lá lược vàng trước bữa ăn, ngày ba lần. Hoặc hãm lá lược vàng để uống nhiều lần trong ngày.
    • Củ riềng: Sắc uống 20g riềng tươi và 20g lá lốt để sử dụng thay nước lọc.
    • Củ sen: Nấu cháo củ sen với gạo tẻ, đậu ván giúp điều hòa hoạt động của dạ dày và đại tràng.
    • Lá mơ lông: Tráng trứng hoặc xay lá mơ lông lấy nước uống giúp thanh nhiệt giải độc.
    bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt

    Riềng là một trong những bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt

    8. Cách phòng tránh

    Không có biện pháp nào có thể hoàn toàn phòng tránh tất cả các nguyên nhân gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái. Tuy nhiên, một số biện pháp sau có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, cá béo, uống nhiều nước… Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm nhiều đường, muối, rượu bia…
    • Duy trì cân nặng ở mức cho phép. Nếu bị thừa cân, béo phì hãy giảm cân bằng cách tập luyện và áp dụng chế độ ăn kiêng khoa học.
    • Rèn luyện thể lực đều đặn để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng. Từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh.
    • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng.
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như béo phì, nghiện rượu bia, thuốc lá, người có tiền sử gia đình có người bị ung thư…

    Trên đây là những thông tin cơ bản về nổi cục ở bụng dưới bên trái. Nếu bạn gặp phải tình trạng này nên cẩn thận theo dõi và tiến hành thăm khám điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp, bạn có thể liên hệ qua số hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    33 bình luận cho “Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?”

    1. Trang viết:

      Sau khi QH nằm ra thấy hơi quặn và lồi cục cứng búng dưới bên trái là do đâu ạ thưa bác sĩ?

      • Chào bạn, có nhiều nguyên nhân gây ra quặn bụng, nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái sau khi quan hệ như:
        – Thời gian quan hệ quá lâu
        – Rối loạn co bóp ở ruột sau quan hệ làm nổi cục cứng và gây đau
        – Ngoài ra cũng có thể do một số bệnh lý như rối loạn nội tiết, bệnh vùng niệu đạo…
        Bạn để ý xem tình trạng đầy hơi chướng bụng có thỉnh thoảng xảy ra khi bạn bị căng thẳng hoặc ăn thức ăn lạ không để loại trừ nguyên nhân thứ 2, đồng thời thay đổi QH nhẹ nhàng hơn để loại trừ nguyên nhân thứ 1. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục kéo dài bạn có thể đến chuyên khoa y tế thăm khám để xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Giang viết:

      Con dạo này cổ họng nuốt bị nghẹn. Đi khám thì thấy bị loét và hẹp .nuốt nước bọt thì thấy vướng. Và ở ngực cũng hơi vướng.như bị mắc cái gì đó. Nước mũi thường xuyên có . Đi khám uong thuoc 2 tuan chưa do . Co di kham lại họ thay thuốc thuóc khác. Ngoài ra ở phía dưới bên trái con thấy nổi cục dài .khi ấn thấy hiện tượng buồn đánh rắm. Giúp con voi ạ .

      • Chào bạn, chính xác khi bạn đi khám được chẩn đoán bệnh gì? Và bạn đang được cho sử dụng thuốc gì? Hiện tượng nổi cục cứng ở bụng và buồn xì hơi của bạn có thể do rối loạn nhu động ở đường tiêu hóa. Bạn cung cấp thêm thông tin cụ thể để Tâm Bình hỗ trợ cho bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe!

    3. Trang viết:

      Em chào BS ạ!
      Sau khi quan hệ đôi lúc thấy bụng có cục cứng ở bụng sờ vào thấy di chuyển 1 lúc rồi hết, ấn vào không thấy đau là do đâu ạ? Đôi khi buổi sáng ngủ dậy nằm ngửa sờ vào cũng thấy cục cứng nhưng k di chuyển là do đâu ạ? Em cảm ơn!!!

      • Chào bạn hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Thông tin bạn cung cấp chưa đủ để gợi ý đến tình trạng cụ thể nào. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc đến cơ sở y tế thăm khám xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Gấm Hoa viết:

      Tôi sinh 2 cháu bằng phương pháp sinh mổ, hiện dưới vết mổ ( sát bên dưới rồn) có 1 số hạch ( to hơn hạt đỗ) ấn vào thấy đau, trước kia tôi có đi khám và bác sỹ 108 nói rằng do mết mổ cũ chỉ khâu còn sót lại bên trong dạ con gây viêm, giờ nó gây đau, bác sỹ kê kháng sinh uống, bây giờ lại bị lại có thêm các hạt như hạt đậu xanh, không biết có đúng không như kết luận của bác sĩ 108 không? Tôi đang rất lo lắng, nhờ bác sỹ tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn.

    5. Thanh tuyết viết:

      Bác sĩ cho em hỏi em sờ bụng thấy bên trong bụng gần hông bên phải phía dưới có cục gì ở trong bụng vậy là bị gì vậy ạ , có nặng k vậy bs

      • Chào bạn, hiện tượng sờ vào bụng thấy có cục cứng trong bụng thường là do rối loạn nhu động đại tràng, hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh lý viêm đại tràng gây co bóp… nhưng cũng có thể là do khối u hoặc bệnh lý khác. Vì vậy bạn nên thăm khám cơ sở y tế để xác định tình trạng sớm từ đó sẽ có biện pháp điều trị hợp lý.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Huyền viết:

      Dạ con 14t, khi con sờ vào bụng dưới bên trái gần gần xương chậu có cảm thấy có những cục cứng kéo dài xuống nhưng k đau , có bị gì nguy hiểm k v bs

      • Chào cháu, biểu hiện nổi cục cứng ở bụng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chỉ là rối loạn co bóp ở đại tràng nhưng cũng có thể là bệnh lý khác. Nếu tình hình này chỉ mới diễn ra và tự hết thì có thể chỉ là rối loạn co bóp đơn thuần do căng thẳng, áp lực, stress… Lúc này cháu nên chú ý thư giãn, giảm căng thẳng, stress và ăn món ăn dễ tiêu hóa (đồ luộc, rau xanh). Còn nếu tình trạng trên kéo dài cháu nên đi thăm khám cơ sở y tế để được xác định và chẩn đoán sớm tình trạng bệnh nhé.
        Chúc cháu sức khỏe!

    7. Kim Tài viết:

      Mỗi khi nằm xuống là con có cảm giác khó chịu ở vùng hong trái , hôm nay sờ vào thấy có cục cứng . Con không có cảm giác đau nhưng nằm nghiêng trái cứ nhột nhột khó chịu là có sao không bác

      • Chào bạn, hiện tượng nổi cục cứng ở vùng hông bên trái có thể do nhiều nguyên nhân, có thể do rối loạn chức năng sinh lý của đại tràng khiến đại tràng co bóp bất thường gây nổi cục, ngoài ra có thể do bệnh lý. Với các triệu chứng bạn cung cấp hiện chưa thể xác định cụ thể căn nguyên gây bệnh. Để được chẩn đoán chính xác hơn bạn nên đến khám cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm nhé. Chúc bạn sức khỏe!

    8. Linh viết:

      Nổi cục ở bụng bên trái ngay dưới cạnh xương sườn sờ vào nhức nhức là bị sao ạ

      • Chào bạn, hiện tượng nổi cục cứng ở bụng là tình trạng khá nhiều người gặp phải khi bụng xuất hiện tình trạng căng cứng, sờ thấy cục cứng ở bụng kèm theo cảm giác khó chịu, ấn vào đôi lúc có cảm giác đau. Nguyên nhân có thể là các khối u ở đường ruột hoặc nhân xơ xuất hiện dưới lớp mỡ, u mỡ hoặc cũng có thể chỉ là do nhu động ruột bị kích thích khi táo bón… Triệu chứng bạn cung cấp chưa thể giúp xác định chính xác tình trạng bệnh, bạn nên đến khám ở cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán sớm nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. Phuong123 viết:

      E chào bs ạ. E bị nổi 1 cục cứng ở bụng trái gần bẹn, mỗi lần nằm ngửa là e sờ đc rất rõ vị trí cục cứng và thấy cục lúc tròn lúc lại dài dài dọc chiều của bẹn. Nhưng e ko bị khó chịu hay đau đớn gì ở vị trí có cục.chỉ thi thoảng làm việc nặng hay vận động mạnh thì thấy chỗ cục bị co giật giật nhẹ. E ko đi vsinh nặng nhiều và cơ địa trước giờ hay bị táo bón. Kinh nguyệt vẫn bình thường vậy cục cứng xuất hiện là do đâu và liệu có nguy hiểm gì ko ạ? Mong đc bsi trả lời

      • Chào bạn, triệu chứng nổi cục cứng ở bụng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như:
        – Do co thắt ở ruột
        – Do bệnh lý viêm đại tràng
        Bạn nên đến thăm khám bác sĩ để bác sĩ thăm khám xét nghiệm, nội soi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó sẽ có biện pháp điều trị hiệu quả.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Ngọc viết:

      Bác sĩ cho em hỏi là em bị nổi hạch cứng bên bụng trái khi nằm ngửa ra mới thấy. Có thể di chuyển nhưng không đau nguyên nhân là gì vậy thế bs. Em cảm ơn bác sĩ

      • Chào bạn, hiện tượng nổi cục cứng bên trái bụng có thể do 1 số nguyên nhân gây ra như:
        -Do rối loạn nhu động ruột, đại tràng
        -Bệnh lý hội chứng ruột kích thích
        -Một số bệnh lý rối loạn nội tiết khác
        Với những biểu hiện bạn mô tả chưa thể gợi ý chính xác đến bệnh lý gì. Bạn nên đến thăm khám cơ sở y tế để xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị cụ thể.
        Chúc bạn sức khỏe!

    11. Tiên viết:

      Dạ chào bác sĩ, tầm hơn 1 tháng gần đây con bị to bụng dưới, có cục cứng di chuyển, bụng lúc to lúc nhỏ, lúc cứng lúc mền, hay to vào buổi sáng thình thoảng hơi đau. Cơ thể hay mệt, đau đầu với khó ngủ. Vậy có sao không ạ, có liên quan đến bệnh lý gì kh ạ, Bác giải đáp giúp con .

      • Chào bạn, biểu hiện của bạn có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra như: Bệnh viêm đại tràng ,hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, bệnh về mật…
        Bạn nên đi thăm khám cơ sở y tế để được xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó sẽ có biện pháp điều trị hợp lý.
        Chúc bạn sức khỏe!

    12. An viết:

      Chào bác sĩ. Sáng sớm e ngủ dậy nằm thường hay bị đau bụng và nổi cục cứng to ở bụng dưới bên trái . E cũng thường xuyên bị táo bón. Vậy là e bị bệnh gì vậy ạ

      • Chào bạn, các triệu chứng của bạn gợi ý nhiều đến tình trạng viêm đại tràng, bạn nên đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám nội soi xác định chính xác tình trạng bệnh nhé; từ đó sẽ có biện pháp điều trị hợp lý.
        Chúc bạn sức khỏe!

    13. Hoa viết:

      Chào bác sĩ
      Bác sĩ cho em hỏi là khoảng 2 tuần nay em bị đau âm ỉ ở bụng dưới bên trái, thường xuyên bị xì hơi, đi đại tiện hơi đau một chút rồi mới đi được. Sáng nay nằm ngửa khi sờ vào khu vực đó cảm giác như có nổi cục. Như vậy là triệu chứng của bệnh gì ạ. Có thể cải thiện bằng cách nào ạ?
      Em cảm ơn bác sĩ!

      • Chào bạn, biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến các bệnh lý đại tràng như viêm đại tràng. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được nội soi xác định rõ tình trạng bệnh cũng như mức độ tổn thương niêm mạc đại tràng (nếu có), từ đó sẽ có biện pháp điều trị cụ thể.
        Chúc bạn sức khỏe!

    14. Hồ Thị Thùy Trang viết:

      Chào bác sĩ cỡ 5 ngày nay bụng phía bên trái sát rốn của e có nổi 1 cục mụn rất to, có triệu chứng đau, nhìn lên phần da bên ngoài mụn thì đỏ ửng nhưng e không mệt không đau đầu cũng như không có cacd biểu hiện như tên của bác sĩ, em chỉ cảm thấy đau khi chạm vào thôi ạ, e phải làm sao ạ và cho e hỏi là bệnh ạ

      • Chào bạn, hiện tương nổi mụn có màu đỏ ở bụng có thể do một số các nguyên nhân khác nhau gây ra như:
        – Do côn trùng đốt
        – Do viêm da
        – Bà bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ…
        Do có nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám, xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó sẽ có biện pháp điều trị hợp lý
        Chúc bạn sức khỏe!

    15. Hai viết:

      Sờ bụng dưới bên trái thấy có cục cứng ấn vào ko thấy đau chỉ thỉnh thoảng đau 1 chút cảm giác khó chịu . Bệnh gì vậy bs

      • Chào Hai, nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái có thể do nhiều nguyên nhân như bài viết đã chia sẻ:
        – Hiện tượng tăng co thắt ruột
        – U xơ tử cung
        – U nang buồng trứng
        – Viêm đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích)
        – Một số nguyên nhân khác
        Do đó, nếu bụng nổi cục cứng trong thời gian dài và gây cảm giác khó chịu, không rõ nguyên nhân bạn nên chủ động thăm khám kịp thời để các bác sĩ tiến hành chẩn đoán, phát hiện bệnh và có hướng điều trị.
        Chúc bạn sức khỏe!

    16. Linh Đan viết:

      Chào bác sĩ,2 tháng nay ở vùng bụng dưới bên trái của cháu có nổi 1 cục cứng.Thỉnh thoảng là cháu bị nhói,có khi cháu bị đau âm ỉ 1 lúc thì lại đỡ đau.Lúc nằm cháu phải nằm phía bên đau để đỡ buồn đi vệ sinh nhiều.Vậy theo bác sĩ,cục u này có nguy hiểm không ạ?

      • Chào bạn, tình trạng đau bụng, nổi cục và kèm theo đi ngoài nhiều thì có thể liên quan đến một số vấn đề hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chưa thể có kết luận chính xác với các triệu chứng bạn nêu trên.
        Với tình trạng đã kéo dài 2 tháng mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra thăm khám và có kết quả chẩn đoán chính xác nguyên nhân và hướng trị liệu hợp lý nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    17. nhung nguyen viết:

      Khoản một tuần nay trong lúc đang hành kinh em so có cục cưng bên trái , cục cưng di chuyển nếu mình đấy tới đấy lui ạ, vậy em bị gì thưa bác sĩ

      • Chào bạn!
        Nổi cục cứng bên trái có thể do 1 số nguyên nhân như: tăng co thắt ruột, U xơ tử cung, U nang buồng trứng… Để chẩn đoán chính xác và có cách điều trị phù hợp bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám.
        Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn giải đáp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trùng amip là gì? Đặc điểm, cấu tạo và các bệnh lý liên quan 27/06/20
      Trùng amip là gì? Chúng có đặc điểm, cấu tạo và gây ra những bệnh lý nguy hiểm nào và…
      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì & kiêng ăn gì? 05/09/19
      Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì…
      Uống nước ngọt giúp tiêu hóa tốt hơn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ! 30/08/19
      Nhiều người quan niệm rằng, nước ngọt có gas không những giải tỏa cơn khát mà còn cải thiện hệ…
      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Làm cha mẹ phải biết 10/01/22
      Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình…
      Xem tất cả bài viết