Viêm loét đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Phương pháp điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm loét đại tràng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    24/10/23

    Viêm loét đại tràng không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Bệnh gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, tái phát nhiều lần, khó điều trị dứt điểm. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng tránh là điều cực kỳ quan trọng đối với người bệnh

    5/5 - (38 bình chọn)

    1. Viêm loét đại tràng là gì?

    Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa nơi tích tụ các chất bẩn, vi khuẩn và các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống. Viêm loét đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương. Lúc này niêm mạc sưng đỏ, có thể xuất hiện các vết loét, xuất huyết hoặc hình thành ổ áp xe nhỏ.

    Viêm loét đại tràng nằm trong nhóm bệnh viêm đại tràng. Bệnh có thể bắt gặp ở cả nam và nữ, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 15 – 35 tuổi hoặc trên 60 tuổi.

    Viêm loét đại tràng

    Xem thêm Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

    2. Triệu chứng viêm loét đại tràng

    Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh và vị trí viêm của mỗi người, bệnh sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau. Thường triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để nhận diện bệnh.

    2.1. Viêm loét đại tràng gây đau bụng và co thắt bụng

    Đây là triệu chứng phổ biến nhất do bệnh gây ra. Đau bụng thường xuất phát từ vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái.

    Người bệnh có thể bị đau âm ỉ đến dữ dội, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của viêm. Đau bụng có thể được giảm bằng các loại thuốc chống co thắt hoặc chườm ấm.

    2.2. Tiêu chảy hoặc táo bón

    Viêm loét đại tràng có thể gây rối loạn chức năng co bóp của đại tràng, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón. Tiêu chảy có thể kèm theo máu, mủ hoặc chất nhầy trong phân.

    Tiêu chảy có thể gây mất nước và điện giải, cần được bổ sung đủ. Táo bón có thể gây ra các vết loét và nứt kẽ hậu môn, cần được điều trị kịp thời.

    2.3. Chảy máu hoặc tiết dịch từ trực tràng

    Đây là một triệu chứng đặc trưng của viêm loét đại tràng. Máu trong phân có thể do các vết loét trong niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Tiết dịch từ trực tràng có thể do sự viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng của niêm mạc.

    2.4. Thiếu máu và mệt mỏi

    Thiếu máu có thể do mất máu trong phân hoặc do suy dinh dưỡng do ăn uống kém. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi do thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng hoặc cơ thể phải chiến đấu với các đợt viêm nhiễm.

    Thiếu máu và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh, cần được khắc phục bằng cách bổ sung sắt, vitamin, nước và các chất dinh dưỡng khác.

    2.5. Triệu chứng khác

    Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như:

    • Đau khớp: Nguyên nhân do hệ miễn dịch tấn công các khớp.
    • Có thể sốt, ớn lạnh, tim đập nhanh.
    • Cảm thấy đột ngột muốn đi đại tiện khó kiểm soát, có thể xảy ra tới 10 lần mỗi ngày.

    3. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng

    Xác định nguyên nhân gây viêm loét trực tràng là điều rất quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà bạn không thể bỏ qua.

    3.1. Viêm loét đại tràng do di truyền

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 30 gen có thể làm tăng tính nhạy cảm di truyền trong viêm loét đại tràng. Do đó nếu bố mẹ bị mắc bệnh có thể con cũng sẽ mắc bệnh.

    3.2. Nhiễm vi sinh vật

    Vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể rồi tấn công đại tràng. Chúng có thể tồn tại trong môi trường xung quanh, thực phẩm mà người bệnh ăn phải. Các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh là:

    – Ký sinh trùng: Lỵ amip, giun đũa, giun tóc, giun kim.

    – Vi khuẩn: Lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao.

    – Siêu vi: Rotavirus

    – Nấm: Candida

    Nhiễm vi sinh vật gây bệnh đại tràng

    Nhiễm lỵ trực khuẩn có thể dẫn tới viêm loét đại tràng

    3.3. Ăn uống thiếu khoa học

    Ăn uống không điều độ, ăn quá no, uống nhiều bia rượu… sẽ khiến hoạt động của nhu động ruột bị biến đổi. Nó cũng làm giảm tiết chất nhầy trên thành đại tràng. Hơn nữa, rượu bia chứa các chất độc gây ảnh hưởng xấu tới đại tràng. Dần dần các tổn thương tích tụ sẽ dẫn tới các ổ viêm, vết loét.

    3.4. Tác dụng phụ của thuốc

    Uống nhiều thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong đường ruột. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, có thể gây viêm loét đại trực tràng chảy máu. Bên cạnh đó, một số thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc giảm đau như Ibuprofen, Naproxen, Aspirin cũng có khả năng gây viêm trong ruột.

    3.5. Căng thẳng kéo dài gây viêm loét đại tràng

    Những lo toan trong cuộc sống, áp lực trong công việc khiến nhiều người luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng kéo dài. Căng thẳng cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm cho niêm mạc ruột dễ bị tổn thương. Điều này sẽ tác động tới đại tràng gây ra các ổ viêm, vết loét.

    4. Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không?

    Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ và vị trí của viêm, cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm loét đại tràng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

    4.1. Xuất huyết đại tràng

    Viêm loét đại tràng chảy máu xảy ra khi vùng loét lan rộng và ăn sâu xuống lớp cơ. Lúc này máu chảy nhiều, thậm chí ồ ạt khiến người bệnh bị mất máu cấp.

    4.2. Dẫn đến dò ruột

    Đây là biến chứng khi các vết loét tạo ra các kênh nối giữa hai bộ phận của ruột hoặc giữa ruột và các cơ quan khác như bàng quang, da. Rò ruột có thể gây ra nhiễm trùng, tiết dịch hoặc khí từ ruột ra ngoài. Rò ruột cần được điều trị bằng phẫu thuật để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng.

    4.3. Biến chứng thủng đại tràng

    Đây là biến chứng cực nguy hiểm của viêm loét đại tràng. Biến chứng này xảy ra khi các vết loét quá sâu và xuyên qua các lớp mô của đại tràng, tạo ra một lỗ thủng. Thủng đại tràng có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng trong bụng, gọi là viêm phúc mạc. Nếu không được phẫu thuật khẩn cấp, thủng đại tràng có thể dẫn đến sốc và tử vong.

    4.4. Tăng nguy cơ Ung thư đại tràng

    Người bệnh viêm loét đại trực tràng có nguy cơ cao hơn bình thường bị ung thư đại tràng. Đặc biệt là khi bệnh kéo dài hơn 8 năm hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Ung thư đại tràng là sự phát triển bất thường của các tế bào trong niêm mạc của đại tràng.

    Biến chứng nguy hiểm này không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, nhưng có thể gây ra máu trong phân, tiêu chảy hoặc táo bón, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

    Biến chứng của loét đại tràng

    Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của Viêm loét đại tràng

    4.5. Dẫn đến viêm khớp

    Đây là biến chứng ngoài tiêu hóa của viêm loét đại tràng. Bệnh viêm khớp là một dạng viêm nhiễm của các khớp, có thể do hệ miễn dịch tấn công các khớp hoặc do vi khuẩn từ ruột lây sang khớp.

    Viêm khớp gây ra đau, sưng và cứng khớp, ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

    Người bệnh nên tới gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu sau:

    • Bị sốt hoặc ớn lạnh, tăng số lần đi cầu hoặc đi ngoài ra máu nhiều.
    • Bụng căng, đau hoặc nôn nhiều.
    • Phân có màu đen hoặc như nhựa đường, có thể là dấu hiệu của xuất huyết ruột.
    • sốt cao, tim đập nhanh, huyết áp thấp, khó thở.

    Ngoài ra, bạn cũng nên gặp bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh và lên lịch tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ.

    6. Chẩn đoán

    Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và chỉ định một số xét nghiệm.

    6.1. Khám lâm sàng

    Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống và sinh hoạt của bạn.

    Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, đo huyết áp, nhịp tim, cân nặng và nhiệt độ cơ thể của bạn.

    Bác sỹ cũng có thể kiểm tra vùng bụng, hậu môn để xác định vị trí và mức độ đau, các dấu hiệu bất thường.

    6.2. Tiến hành xét nghiệm máu

    Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của viêm nhiễm, thiếu máu, tăng tiểu cầu, giảm albumin máu và các tự kháng thể liên quan đến viêm loét đại tràng.

    6.3. Xét nghiệm phân loại trừ bệnh

    Xét nghiệm phân có thể giúp loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng của tiêu chảy, như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Xét nghiệm phân cũng có thể đo lượng calprotectin trong phân, một loại protein liên quan đến viêm ruột.

    6.4. Nội soi đại trực tràng

    Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán viêm loét đại tràng. Nội soi đại trực tràng là một thủ thuật sử dụng một ống mềm có gắn camera và đèn ở đầu để quan sát bên trong đại trực tràng.

    Nội soi đại trực tràng có thể phát hiện các dấu hiệu của viêm loét đại tràng như mất mạng lưới hình thái mao mạch, mất nếp gấp đại tràng, niêm mạc phù nề, xung huyết, xuất tiết, có nhiều trợt loét, loét trên bề mặt, dễ chảy máu khi bơm hơi hoặc chạm đèn và rỉ máu. Nội soi đại trực tràng cũng có thể lấy mẫu niêm mạc để làm xét nghiệm mô bệnh học.

    6.5. Xét nghiệm mô bệnh học 

    Đây là xét nghiệm dùng để kiểm tra các tế bào của niêm mạc đại trực tràng dưới kính hiển vi. Xét nghiệm mô bệnh học có thể xác nhận chẩn đoán viêm loét đại tràng và phân biệt với các bệnh lý khác như bệnh Crohn, polyp hoặc ung thư.

    Các dấu hiệu của viêm loét đại tràng ở mức tế bào bao gồm tăng thâm nhập bạch cầu đơn nhân ở lớp màng liên kết biểu mô; sự biến mất của tế bào hình đài bài tiết mucin; các khe tuyến méo mó, chia nhánh, teo, vi áp xe ở khe tuyến.

    6.6. Chụp CT

    Giúp nhận diện mức độ viêm của đại tràng. Được chỉ định khi nghi ngờ biến chứng do viêm loét đại trực tràng.

    chẩn đoán viêm loét đại tràng

    Nội soi đại tràng là một trong những phương pháp chẩn đoán

    7. Điều trị viêm loét đại tràng

    Điều quan trọng là cần phát hiện và điều trị ngay khi có triệu chứng để tránh bệnh diễn biến nặng hơn hoặc chuyển sang biến chứng.

    7.1. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng

    Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp sẽ giúp bạn ngăn ngừa và phục hồi nhanh trong quá trình điều trị bệnh.

    – Người bệnh nên ăn những thức ăn mềm như cơm nhão, cháo…

    – Bổ sung sữa chua giúp chống lại những loại vi khuẩn có hại. Nó đồng thời tăng cường bảo vệ lớp niêm mạc đại tràng.

    – Uống nhiều nước, đảm bảo từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

    – Kiêng rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê… Bởi các loại đồ uống này khiến các vết loét đại tràng khó lành, có thể làm tình trạng chảy máu đại tràng thêm trầm trọng.

    – Tránh đồ chua như dưa muối, hành muối, cà muối, thịt chua… và các gia vị cay nóng như tỏi, tiêu, ớt…

    – Hạn chế đường, bánh kẹo ngọt, hạt khô, thịt chế biến sẵn vì chúng gây đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.

    7.2. Thuốc tây chữa viêm loét đại tràng

    Để điều trị các triệu chứng bệnh, bác sỹ sẽ kê một số loại thuốc. Lưu ý là người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sỹ.

    – Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide… Giúp giảm bớt tần suất đi ngoài để hạn chế mất nước.

    – Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Tylenol)… giảm các cơn đau bụng âm ỉ hoặc dai dẳng. Từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

    – Thuốc chống viêm: Corticosteroid, Sulfasalazine… Giúp giảm tình trạng viêm tại đại tràng.

    – Thuốc kháng sinh: Được dùng để tiêu diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.

    – Thuốc điều hòa miễn dịch: Aathioprine, Ciclosporin, Infliximab… Tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể, giúp giảm phản ứng viêm. Nó thường được chỉ định khi các thuốc khác không phát huy hiệu quả.

    – Viên uống bổ sung sắt, vitamin B12.

    7.3. Phẫu thuật

    Nếu điều trị bằng các phương pháp khác không thành công, bác sỹ có thể đề nghị phẫu thuật. Phương pháp này cũng có thể được chỉ định khi bệnh chuyển sang giai đoạn biến chứng. Bệnh nhân sẽ được làm phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.

    8. Mẹo dân gian giảm viêm loét đại tràng

    Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để hỗ trợ giảm viêm loét đại tràng. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

    8.1. Uống nước nghệ mật ong giảm viêm đau

    Nghệ có chứa curcumin, một chất kháng viêm và làm lành vết loét hiệu quả. Mật ong có tác dụng sát khuẩn và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

    Cách thực hiện:

    • Bạn có thể lấy 50g nghệ tươi, cạo sạch vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn. Sau đó cho vào 200ml nước sôi và trộn đều với 3 muỗng mật ong nguyên chất.
    • Bạn nên uống mỗi ngày 1 cốc vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn.

    8.2. Bài thuốc từ nha đam

    Nha đam là một loại cây có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh và làm đẹp. Nha đam có chứa aloin, một chất có tác dụng giảm viêm, làm lành vết loét và hỗ trợ tiêu hóa.

    Cách thực hiện:

    • Dùng 1 lá nha đam to, gọt bỏ lớp vỏ xanh và lớp gel vàng bên trong. Sau đó rửa sạch lớp gel trong suốt và ăn sống hoặc ép lấy nước uống.
    • Thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

    8.3. Uống nước lá ổi non

    Lá ổi non có chứa tanin pyrogalic, một chất có tác dụng làm se niêm mạc ruột, giảm hiện tượng sưng viêm ở lớp niêm mạc đại tràng.

    Cách thực hiện:

    • Lấy 1 nắm lá ổi non, rửa sạch và luộc với 500ml nước trong khoảng 15 phút.
    • Để nguội và uống thay nước hàng ngày.

    8.4. Ăn củ riềng

    Củ riềng là một loại gia vị quen thuộc trong các món ăn Việt Nam. Củ riềng có chứa zingiberene, curcumene và gingerol, những chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và kích thích tiêu hóa.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị 1 củ riềng nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch và xắt lát mỏng.
    • Cho vào nồi cùng với 1 lít nước và sắc trong khoảng 30 phút.
    • Sau đó để nguội và uống từ từ trong ngày.

    8.5. Uống nước lá mơ lông

    Lá mơ là một loại cây có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Lá mơ có chứa sulfur dimethyl disulphit, một chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng.

    Cách thực hiện:

    • Bạn có thể lấy 1 nắm lá mơ, rửa sạch và giã nát. Sau đó cho vào 200ml nước sôi và trộn đều.
    • Lọc lấy nước cốt và uống mỗi ngày 1 cốc.

    9. Hỗ trợ cải thiện viêm loét đại tràng bằng Nanocurcumin

    Nanocurcumin là tên gọi của tinh chất được chiết xuất từ nghệ bằng công nghệ nano.

    Trong hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng, Nanocurcumin mang đến các tác dụng là:

    – Chống viêm, ức chế các chất tăng viêm

    – Hỗ trợ làm lành vết loét

    – Tăng tiết chất nhầy ở thành đại tràng

    – Kích thích tái tạo niêm mạc đại tràng

    Hỗ trợ cải thiện viêm loét đại tràng bằng Nanocurcumin

    Chi tiết về Nano curcumin là gì? Công dụng và cách sử dụng ra sao?

    10. Cách phòng tránh

    Dưới đây là lời khuyên giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh:

    – Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.

    – Sử dụng các loại thuốc theo đơn, không lạm dụng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy xuất hiện biểu hiện bất thường cần thông báo với bác sĩ ngay.

    – Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Một số biện pháp giúp giảm căng thẳng có thể áp dụng là ngồi thiền, tập yoga, sử dụng các phương tiện giải trí.

    – Tập thể dục đều đặn để duy trì thể trạng tốt.

    – Nội soi đại tràng và kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh và phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.

    Hy vọng với những thông tin trên người bệnh sẽ lựa chọn được phương án xử lý hiệu quả trong điều trị bệnh viêm loét đại tràng. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về các bệnh tiêu hóa, bạn có thể gọi tới tổng đài 0343.44.66.99.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trẻ rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Chuyên gia khuyên bạn 26/10/20
      Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ em, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe…
      Táo bón – nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh? 21/09/23
      Táo bón là tình trạng tần suất đi ngoài ít hơn bình thường, có kèm phân khô cứng, ảnh hưởng…
      Trẻ đi ngoài phân sống do đâu? Là Bố mẹ phải biết & cách xử lý tốt nhất 27/12/20
      Trẻ đi ngoài phân sống gây nên tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng,… do hệ tiêu hóa hoạt động…
      Viêm đại tràng thể táo bón: Nguyên nhân và cách chữa trị 27/05/20
      Viêm đại tràng thể táo bón là dạng rối loạn chức năng của đại tràng, nếu không được phát hiện…
      Xem thêm