Tiêu chảy rota là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Tiêu chảy rota là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Linh Chi

    19/01/24

    Rotavirus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Tại Việt Nam, cứ 2 trẻ nhập viện vì điều trị tiêu chảy cấp thì có 1 trường hợp là tiêu chảy rota. Vậy tiêu chảy rota là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao, hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

    4.4/5 - (19 bình chọn)

    1. Tiêu chảy rota là gì?

    Tiêu chảy Rota là bệnh tiêu chảy do virus rota gây nên. Đây là một loại virus rất dễ lây lan, gây ra các cơn tiêu chảy cấp và là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên toàn thế giới, dẫn đến hơn 215.000 ca tử vong hàng năm. Theo thống kê, trước khi phát triển được vacxin tiêu chảy rota, hầu hết trẻ em ở Mỹ đã bị nhiễm virus này ít nhất 1 lần cho đến 5 tuổi.

    Virus Rota là một chủng virus dạng vòng, có 7 nhóm A, B, C, D, E, F, G nhưng chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Trong đó, nhóm A là virus thường gặp gây tiêu chảy nhất, đặc biệt ở đối tượng trẻ em, nhóm B và nhóm C thường gặp ở trẻ lớn hơn và người trường thành.

    Rota có khả năng sống lâu trong môi trường nước nên tốc độ lây nhiễm cao, tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, gây tiêu chảy, mất nước và thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

    tiêu chảy rota

    Rota virus là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy

    Xem thêmTiêu chảy cấp tính – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

    2. Triệu chứng của tiêu chảy rota

    Tiêu chảy cấp do virus rota là bệnh cấp tính với các triệu chứng sau 1-2 ngày lây nhiễm như:

    • Nôn: Xuất hiện trước tiêu chảy khoảng 6 – 12 tiếng và kéo dài 2 – 3 ngày. Thường nôn nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi có triệu chứng tiêu chảy cấp
    • Tiêu chảy: Phân lỏng, phân có màu xanh dưa cải, có thể lẫn chất nhờn, nhớt nhưng không có máu. Đây là điểm quan trọng để chẩn đoán phân biệt với ỉa chảy do vi khuẩn. Tiêu chảy tăng trong vài ngày sau đó giảm dần, kéo dài từ 3 – 9 ngày.
    • Đau bụng.
    • Chán ăn, bỏ bú: Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
    • Sốt
    • Mất nước: Nôn và tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước. Các triệu chứng của mất nước bao gồm: khô miệng, chóng mặt, giảm tiểu, da khô, môi nứt nẻ; đối với trẻ em còn bao gồm khóc không có nước mắt, buồn ngủ bất thường hoặc quấy khóc.
    • Có thể ho và chảy nước mũi.
    • Người lớn nhiễm virus rota thường có triệu chứng nhẹ, thậm chí có người không biểu hiện thành triệu chứng.
    Triệu chứng của tiêu chảy rota

    Nôn là triệu chứng đi kèm với tiêu chảy

    3. Biến chứng

    Nếu không được điều trị kịp thời, tiêu chảy do virus rota rất dẫn đến kiệt sức do mất nước, rối loạn điện giải. Nguy hiểm hơn là dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong.

    4. Cách thức lây truyền

    Con người là nguồn lây nhiễm virus rota duy nhất. Các virus rota ở động vật như chó, mèo, ngựa… không gây bệnh trực tiếp.

    Lượng virus phát tán nhiều nhất khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng và trong 3 ngày đầu tiên sau khi hồi phục. Tuy nhiên, người mắc rotavirus cũng có thể lây truyền cho người khác trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Đặc biệt, ngay cả người không xuất hiện triệu chứng cũng có thể lây truyền virus cho người khác.

    Loại virus này lây truyền qua đường phân – miệng. Người nhiễm rotavirus thải virus này qua phân. Nếu người bệnh không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh thì tay vẫn chứa loại virus này. Sau đó, lượng virus sẽ từ tay người bệnh bám vào các bề mặt mà tay tiếp xúc, thậm chí là thực phẩm, nước uống. Người lành khi chạm vào các bề mặt này và cho tay vào miệng hoặc ăn uống phải đồ ăn, thức uống nhiễm virus sẽ mắc bệnh.

    5. Thời điểm bùng phát 

    Ở miền Bắc nước ta, dịch tiêu chảy rota thường bùng phát từ mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân.Ở miền Nam, dịch có thể diễn ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 9.

    Cục Y tế dự phòng cho biết, ở Việt Nam có khoảng 56% trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm virus rota. Số trẻ tử vong do rotavirus chiếm 4 – 8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi.

    Thời điểm bùng phát 

    6. Đối tượng dễ mắc tiêu chảy cấp do vi rút rota

    Trong 5 năm đầu đời hầu hết trẻ em đều bị nhiễm virus này tuy nhiên tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể nhiễm loại virus này dù triệu chứng bệnh có xu hướng nhẹ hơn.

    Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy do rota bao gồm:

    • Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật dụng, đồ ăn có nhiễm virut rota
    • Trẻ bú bình, ăn uống không đảm bảo vệ sinh
    • Nguồn nước bị nhiễm virus rota
    • Xử lý phân và chất thải có chứa rota không đúng cách
    • Không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc trước và sau khi ăn
    • Người chăm sóc người bị tiêu chảy rota.
    • Người có hệ miễn dịch suy yếu như: người cao tuổi, bệnh nhân HIV…

    7. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Đối với trường hợp là trẻ nhỏ, hãy tới ngay các cơ sở y tế nếu trẻ có các triệu chứng sau:

    Đối với người lớn, hãy tới gặp bác sĩ khi:

    • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.
    • Nôn không ngừng trong 1 ngày.
    • Chất nôn hoặc phân lãn máu.
    • Sốt từ 39,4 độ C trở lên.
    • Có dấu hiệu mất nước.
    tiêu chảy rota Khi nào cần tới gặp bác sĩ

    Khi trẻ bị sốt trên 38.9 độ C đi kèm tiêu chảy hãy đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế

    8. Chẩn đoán

    Để biết có bị mắc tiêu chảy do rota gây nên hay không cần phân biệt được với một số bệnh cũng gây tiêu chảy khác như tả, thương hàn, vi khuẩn đường ruột E.Coli và một số nguyên nhân gây tiêu chảy khác.

    Trường hợp người mắc rota tiêu chảy thường có phân lỏng, nhớt nhưng không có máu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phân hoặc lấy máu tĩnh mạch để chẩn đoán chính xác nhất bao gồm:

    • Xét nghiệm bệnh phẩm phân trong tuần đầu mắc bệnh hoặc hút dịch tá tràng, huyết thanh
    • Xét nghiệm mẫu phân dùng kỹ thuật PCR để xác hiện ARN của virus
    • Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học.

    9. Điều trị rota tiêu chảy

    Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tiêu chảy rota. Điều trị tiêu chảy cấp do rota bằng kháng sinh không có hiệu quả. Ở thể nhẹ không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3 – 4 ngày. Việc điều trị chủ yếu phòng biến chứng, bù nước và điện giải khi mất nước.

    Một số cách chăm sóc tại nhà như:

    • Uống nhiều nước bao gồm cả nước lọc, nước canh rau, nước khoáng không có ga. Đặc biệt là bổ sung oresol bù nước điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo lứa tuổi. Đối với trẻ sơ sinh thì nên tăng cường bú mẹ. Nếu uống sữa mà bị tiêu chảy nhiều thì nên đổi sáng loại sữa không có lactose. Đối với trẻ nhỏ và người lớn nên ăn thực phẩm dạng lỏng. Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
    • Nếu trẻ đang trong độ tuổi bú mẹ, bú bình cần vệ sinh tiệt trùng bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ hơn. Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ nhỏ nếu không có chỉ định của bác sĩ vì các thuốc này dễ làm giảm nhu động ruột gây liệt ruột.

    Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, người bệnh có thể cần nhập viện để điều trị. Tại đây, bác sĩ có thể chỉ định dịch truyền tĩnh mạch để xử lý tình trạng mất nước cũng như đưa ra các phương án điều trị khác tùy thuộc tình trạng bệnh.

    Điều trị rota tiêu chảy

    Uống oresol để bù nước và điện giải

    10. Phòng tránh tiêu chảy rota

    Chủ động phòng ngừa là biện pháp quan trọng để tránh nhiễm phải virus này. Tiêm phòng vacxin và giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày là cách để giảm tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

    10.1. Phòng ngừa bằng tiêm vacxin

    Cần chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm vacxin cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới đã phê chuẩn 2 loại vacxin chống tiêu chảy rota là RotaTeq của hãng Meck và Rotarix của hãng Glaxo Smith Kline. Lịch uống rota tùy thuộc vào từng loại vắc xin.

    • Vacxin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều, liều đầu tiên vào lúc 6 tuần tuổi và sau 4 tuần tuổi uống liều tiếp theo. Nên cho trẻ uống vắc xin trước 24 tuần tuổi.
    • Vacxin RotaTeq (Mỹ): uống 3 liều, liều đầu tiên vào 7-12 tuần tuổi, hai liều còn lại cách nhau 1 tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32.

    Vacxin rota tiêu chảy giá giao động từ 600.000 – 700.000 đồng/liều cho một lần uống đối với Rotarix và 500.000 – 600.000 đ/liều cho một lần uống với RotaTeq.

    Ngay cả khi đã tiêm phòng cũng không đảm bảo 100% không nhiễm rotavirus. Tuy nhiên, nếu đã được tiêm phòng thì triệu chứng sẽ nhẹ hơn.

    Phòng ngừa bằng tiêm vacxin rota

    Vắc xin phòng tiêu chảy rota

    10.2. Phòng ngừa tiêu chảy bằng các biện pháp kiểm soát

    Ngoài phòng ngừa bằng cách uống vacxin, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:

    • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho con. Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn thực phẩm. Giữ nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ.
    • Vệ sinh sạch sẽ và giám sát các điểm cộng đồng trẻ dễ có nguy cơ mắc như nhà trẻ, trạm y tế, bệnh viện, khu vui chơi…
    • Người mắc bệnh cần được cách ly trong 10 – 15 ngày tránh lây lan. Xử lý môi trường, chất thải nhiễm rota đúng cách. Giám sát người bệnh và người mang mầm bệnh.

    Trên đây là một số thông tin về bệnh tiêu chảy rota. Nếu trẻ gặp phải một trong những dấu hiệu trên, bạn nên cho trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan tới đường tiêu hóa, vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tiêu chảy cấp tính – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 19/11/23
      Tiêu chảy cấp tính thể nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng rất…
      [Nhu động ruột là gì?] Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn nhu động ruột 16/11/20
      Nhu động ruột là gì, đóng vai trò gì trong hệ tiêu hóa và rối loạn nhu động nguyên nhân…
      Viêm trực tràng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 20/11/23
      Viêm trực tràng khiến niêm mạc trực tràng bị tổn thương, viêm nhiễm, dẫn đến đau, tiêu chảy cấp tính…
      [Cẩm nang] sử dụng THUỐC NHUẬN TRÀNG và Top 6 loại thuốc 2024! 27/02/21
      Thuốc nhuận tràng có thể được chỉ định đối với những người mắc táo bón. Nó sẽ giúp người bệnh…
      Xem thêm