Đau nhức toàn thân là triệu chứng rất dễ gặp phải. Chúng có thể xảy ra ngay sau khi bạn thức dậy, thay đổi thời tiết hoặc phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt… Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý xương khớp. Vậy nguyên nhân, triệu chứng đi kèm của đau nhức toàn thân là gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Đau nhức toàn thân là gì?
Đau nhức toàn thân là cảm giác cơ thể bị mỏi, không muốn cử động hoặc cử động, vận động là thấy đau. Cơn đau nhức chủ yếu do các cơ, xương khớp bị căng thẳng trong thời gian dài. Có những trường hợp do viêm cơ hoặc gặp các vấn đề về xương khớp.
Đau nhức toàn thân thường âm ỉ, khó xác định được vị trí chính xác triệu chứng đau. Ngoài ra, một số trường hợp có thể đau thành từng cơn, cơn đau dữ dội và tăng lên khi vận động.
Không chỉ có triệu chứng đau nhức mỏi khắp người, người bệnh còn kèm theo tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, đau ngực, khó thở…
Để không bị cơn đau nhức xương khớp toàn thân “hành hạ”, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương pháp xử lý hiệu quả.
2. Triệu chứng của đau nhức toàn thân
Triệu chứng điển hình của tình trạng đau nhức toàn thân là cơn đau xuất hiện ở khắp cơ thể. Ban đầu chỉ ở một vị trí sau đó lan ra khắp các cơ, xương. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải biểu hiện sau:
- Xuất hiện cơn đau âm ỉ khắp người, tập trung chủ yếu ở tay, chân, khớp, bắp thịt… Tình trạng này có thể xảy ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài.
- Cảm thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn làm bất kỳ điều gì, chỉ muốn được nghỉ ngơi.
- Có cảm giác toàn thân ớn lạnh, rùng mình mà không rõ nguyên nhân là gì. Nhiều trường hợp mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng vẫn cảm nhận lạnh dọc cơ thể, nhất là tay và gan bàn chân.
- Thân nhiệt thay đổi thất thường, lúc nóng, lúc lạnh. Đang nóng đột ngột thấy chuyển lạnh hoặc ngược lại.
- Xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp đột ngột không rõ lý do, nhất đau cơ, cổ vai gáy, đau đầu.
- Ngủ không có cảm giác ngon giấc, hay thức giấc giữa chừng hoặc ngủ chập chờn.
- Có trường hợp bị hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực.
Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
3. Nguyên nhân đau toàn thân
Đau nhức cơ thể có thể xảy ra vì nhiều nguyên do khác nhau, hầu hết đều dễ điều trị và tương đối vô hại, nhưng đôi khi đau nhức toàn thân kéo dài và không thuyên giảm có thể do các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân dẫn đến đau nhức mỏi toàn thân như:
3.1. Căng thẳng dễ bị đau nhức toàn thân
Khi gặp căng thẳng, hệ thống miễn dịch trong cơ thể không thể kiểm soát các phản ứng viêm. Kết quả là xuất hiện các cơn đau nhức mỏi vì có thể bị viêm và nhiễm trùng một số tế bào, cơ quan trong cơ thể.
Ngoài căng thẳng, lo lắng, khi bị đau nhức trong trường hợp này có thể kéo theo các triệu chứng khác như:
- Nhịp tim cao bất thường
- Tăng huyết áp
- Bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi lạnh
- Nhức đầu, đau đầu hoặc đau nửa đầu
3.2. Nhức mỏi toàn thân do Covid
Virus Sars-Cov-2 có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng toàn thân đau mỏi. Khi nhiễm Covid, cơ thể bắt đầu phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể chống lại virus. Tuy nhiên chúng cũng gây ra một số tác dụng phụ như đau nhức, sưng phù, khó cử động.
Theo dữ liệu từ Nghiên cứu triệu chứng ZOE COVID, đau nhức toàn thân thường là triệu chứng ban đầu của Covid-19 và kéo dài từ 2-5 ngày, có thể từ 7-8 ngày đối với những người trên 35 tuổi.
Người bị Covid-19 ngoài nhức mỏi toàn thân còn gặp triệu chứng như:
- Ho
- Sốt
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Mất vị giác và khứu giác
- Viêm họng
- Khó thở…
3.3. Mất nước
Nước chiếm 70% trọng lượng của cơ thể, đảm nhiệm nhiều hoạt động thiết yếu từ tế bào nhỏ nhất cho đến cơ quan nội tạng. Thiếu nước, cơ thể không thể thực hiện được các nhiệm vụ quan trọng, trong đó có hô hấp và tiêu hóa.
Bên cạnh đó, mất nước sẽ mất đi chất điện giải như kali, canxi, sắt và vitamin, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chuột rút, nhức toàn thân.
3.4. Thiếu ngủ gây đau mỏi toàn thân
Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, các mô và tế bào sẽ được thư giãn, não được nghỉ ngơi và khi thức dậy tỉnh táo hơn. Nếu không ngủ đủ giấc, mất ngủ thường xuyên cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, người đau nhức.
Các triệu chứng thiếu ngủ khác có thể kể đến như:
- Nhầm lẫn, dễ mất phương hướng
- Ngủ gật, ngủ quên
- Hay nói lú lẫn
- Khó nhớ
- Mệt mỏi
3.5. Cảm lạnh hoặc cảm cúm
Cảm lạnh và cúm đều là tình trạng do nhiễm virus gây viêm. Chúng tấn công cơ thể và hệ miễn dịch sẽ sinh phản ứng để chống lại virus. Ngoài hiện tượng đau họng, ngứa họng, khó chịu ngực và phổi cơ thể còn bị đau nhức mỏi.
Các triệu chứng thường thấy của cảm lạnh hoặc cảm cúm:
- Viêm họng
- Giọng khàn, mất giọng
- Hắt hơi hoặc ho, ho có đờm
- Nhức đầu hoặc đau tai
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi, đau nhức
3.6. Thiếu máu gây đau nhức toàn thân
Đau nhức toàn thân còn do thiếu máu, cơ thể không đủ hồng cầu để hoạt động bình thường. Các mô cơ không nhận đủ oxy khiến tình trạng mệt mỏi xảy ra.
Triệu chứng đi kèm như:
- Mệt mỏi, đuối sức, người dễ bị lả
- Nhịp tim bất thường
- Chóng mặt, mất phương hướng
- Đau đầu hoặc tức ngực
- Bàn chân hoặc bàn tay lạnh
- Da nhợt nhạt
3.7. Hạ canxi máu
Hạ canxi máu hay mức canxi trong máu thấp có thể xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin D. Canxi giúp thận, cơ hoạt động bình thường. Xương khớp cũng cần canxi để chắc khỏe hơn. Nếu cơ thể không đủ canxi sẽ khiến tình trạng đau nhức xương khớp diễn ra thường xuyên cũng như nhức mỏi cơ.
Trong trường hợp bị hạ canxi máu, ngoài đau nhức người thường thấy, bạn có thể cảm thấy:
- Chuột rút
- Co giật hoặc co thắt cơ
- Chóng mặt, dễ nhầm lẫn
3.8. Đau nhức toàn thân do tác dụng phụ của thuốc
Đôi khi tình trạng đau nhức mỏi toàn thân nguyên nhân là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc hạ mỡ máu statin, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc kháng Histamin, thuốc chống trầm cảm.
Các loại thuốc này nếu dùng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Ví dụ như thuốc hạ mỡ máu statin cũng tiềm ẩn tác dụng phụ là yếu cơ, nhược cơ nếu như lạm dụng quá nhiều.
Vì vậy, cần sử dụng thuốc theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ.
3.9. Đau cơ xơ hóa gây đau mỏi cơ khắp người
Đau cơ xơ hóa là tình trạng toàn bộ cơ thể bao gồm cả cơ và xương bị đau mỏi, nhạy cảm hơn. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây nên đau cơ xơ hóa nhưng một số chấn thương, phẫu thuật từ trước đó có thể gây ra tình trạng này.
Bên cạnh đau nhức cơ bắp, đau nhức xương khớp, các triệu chứng khác bao gồm:
- Khó ngủ, mất ngủ
- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh
- Co/căng cứng cơ và cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng
- Cảm giác ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
3.10. Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là bệnh lý khiến bạn lúc nào cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, bất kể là đã nghỉ ngơi hay ngủ nhiều. Chúng thường gây ra chứng mất ngủ vì cơ thể luôn cảm thấy chưa được nghỉ ngơi đủ. CFS có thể gây đau nhức các cơ và các khớp.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Khó ngủ
- Viêm họng
- Đau đầu
- Khó nhớ
- Chóng mặt hoặc dễ nhầm lẫn
4. Đau nhức toàn thân do bệnh gì?
Triệu chứng đau nhức toàn thân có thể xuất phát từ những bệnh lý sau:
4.1. Viêm khớp gây ra đau nhức toàn thân
Đau mỏi toàn thân cũng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm khớp. Viêm khớp xảy ra khi có phản ứng viêm tại các ổ khớp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do:
- Sụn khớp bị phá vỡ
- Nhiễm trùng ở khớp
- Các tình trạng tự miễn dịch làm mòn lớp niêm mạc quanh khớp như tình trạng viêm khớp dạng thấp
Các triệu chứng khác của viêm khớp như:
- Cứng khớp
- Sưng, nóng, đỏ đau tại các khớp
- Vận động, di chuyển khó khăn
>>> Tìm hiểu thêm: Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
4.2. Lupus đau nhức cơ thể
Lupus xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô của cơ thể, bao gồm hệ thống mạch máu, các cơ quan và các khớp. Do tình trạng tự miễn dịch này có thể gây ra các tổn thương và viêm nhiễm nên sẽ xuất hiện các cơn đau và nhức mỏi. Vì vậy, khi bị lupus, cơ thể của bạn có thể bị đau mỏi toàn thân.
Các triệu chứng đi kèm như:
- Mệt mỏi, uể oải
- Phát ban
- Sốt
- Sưng tấy đỏ quanh khớp
- Co giật
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
4.3. Bệnh đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng do tình trạng tự miễn dịch trong cơ thể. Khi đó, hệ thống thần kinh trung ương, trong đó mô xung quanh các tế bào thần kinh được gọi là myelin bị phá vỡ do viêm liên tục. Tổn thương này làm gián đoạn khả năng truyền cảm giác của hệ thần kinh. Vì vậy bạn sẽ có cảm giác đau, nhức mỏi cơ thể kèm theo ngứa ran.Các triệu chứng đi kèm như:
- Mệt mỏi, yếu
- Mắt nhìn mờ
- Mù tạm thời hoặc vĩnh viễn, thường chỉ đối với một bên mắt
- Khó đi bộ hoặc khó giữ thăng bằng
- Trí nhớ kém
4.4. Bệnh Lyme có thể gây đau nhức xương khớp
Bệnh Lyme gây ra do vi khuẩn Borrelia burgdorferi kí sinh ở ve. Vi khuẩn này đi vào cơ thể người thông qua các vết cắn do ve. Triệu chứng phổ biến nhất là các cơn đau nhức toàn thân kèm theo đau nhức xương khớp. Nếu không được phát hiện và điều trị có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh cơ và khớp như viêm khớp và liệt mặt.
Ngoài đau nhức cơ thể còn có một số triệu chứng để “nhận dạng” như:
- Mẩn đỏ tại vết cắn. Vết cắn có hình tròn đồng tâm, có một chấm trắng ở giữa hoặc đỏ hoàn toàn
- Ngứa ran, đau tại vết cắn
- Có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, đau cơ hoặc khớp
- Giai đoạn muộn có thể gây ra các cơn đau khớp từng cơn, đau tại nhiều khớp
- Tổn thương thần kinh như viêm màng não
4.5. Bệnh nhiễm nấm Histoplasma
Đây là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Bệnh thường mạn tính và không có triệu chứng tiên phát. Vi khuẩn Histoplasma thường xâm nhập qua đường hô hấp và ký sinh trong hệ thống tế bào võng nội mô.
Các triệu chứng thường gặp như:
- Đau nhức cơ thể
- Người ớn lạnh đi kèm sốt
- Đau đầu
- Tức ngực
- Ho khan
4.6. Viêm phổi gây đau toàn thân
Viêm phổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của cơ thể. Nếu khó thở, cơ thể không nhận đủ oxy để giữ các tế bào hồng cầu và mô khỏe mạnh, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng nhức mỏi.
Bệnh đi kèm triệu chứng:
- Ho khan
- Đau tức ngực
- Mệt mỏi, kiệt sức
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Hụt hơi
- Bốc hỏa và đổ mồ hôi lạnh
- Sốt
5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đau nhức toàn thân thường sẽ mất đi sau một vài ngày hoặc ngay khi bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý và sinh hoạt khoa học. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nếu cơn đau kéo dài đi kèm các triệu chứng dưới đây nên chủ động thăm khám:
- Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, dù đã uống thuốc hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.
- Đau nhức dữ dội, liên tục mà không rõ nguyên nhân do đâu.
- Cơn đau kèm phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người.
- Đau nhức toàn thân kèm sốt cao hoặc sốt dai dẳng
- Cơ thể rất mệt mỏi, kiệt sức
- Đau tức ngực, nhạy cảm với ánh sáng
Chẩn đoán và điều trị bệnh sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng nặng và giúp bệnh sớm phục hồi. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
6. Những vị trí đau nhức xương khớp thường xảy ra
Bên cạnh tình trạng đau nhức toàn thân, bạn cũng có thể thấy những vùng như cổ, vai, lưng, bắp chân… là nơi xảy ra cơn đau nhức thường xuyên. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cụ thể, những vị trí đau nhức xương khớp thường xảy ra như:
6.1. Đau mỏi cổ
Bạn sẽ cảm thấy vùng cổ bị đau nhức hoặc căng cứng cơ. Cơn đau còn lan sang cả vị trí gáy, thái dương, tai hoặc lan xuống vai. Tình trạng này làm hạn chế khả năng vận động vùng cổ vai, khó xoay đầu.
6.2. Đau vai gáy
Khi thời tiết thay đổi thì rất nhiều người gặp phải tình trạng đau vai gáy, nhất là phụ nữ trung niên.
Đau vai gáy cũng được xem là một dạng của đau nhức xương khớp toàn thân. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Lúc này, phần cổ sau gáy bị co cứng, hai bả vai đau nhức và mỏi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, có thể kể đến như ngồi nhiều, ít vận động, ngủ sai tư thế… Một số trường hợp có thể do mắc bệnh lý xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, viêm bao hoạt dịch, viêm gân…
Đau mỏi cổ vai gáy – Tổng hợp tất tần tật nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
6.3. Nhức mỏi cánh tay
Nhức mỏi cánh tay là hiện tượng nhức, mỏi vùng cơ bắp tay, cổ tay. Tình trạng này xảy ra ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng tới sinh hoạt khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi cánh tay, có thể kể đến như tư thế nằm ngủ đè ép tay, cơ thể thiếu canxi, chấn thương tay, vận động thể dục quá sức…
Khi xuất hiện những cơn đau nhức ở cánh tay, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Bởi, nếu chủ quan các cơn đau nhức có thể khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến mất ăn, mất ngủ.
6.4. Đau lưng
Đau lưng là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, có thể người già, trung niên, thanh thiếu niên.
Đau lưng cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là chấn thương, ngồi sai tư thế hoặc mắc bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống…
Ngoài ra, phụ nữ mắc các bệnh về phụ khoa như viêm phụ khoa, lạc nội mạc tử cung… cũng có thể gây đau nhức vùng thắt lưng.
6.5. Nhức mỏi chân
Nói đến đau nhức toàn thân thì không thể bỏ qua nhức mỏi chân. Bởi, hội chứng này phổ biến như hiện tượng đau mỏi cổ và đau vai gáy.
Nhức mỏi chận khiến đùi, bắp chận có cảm giác mệt mỏi, chận như bị chuột rút. Nhức mỏi chân tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới đi lại và có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý.
Vậy, đau nhức chân do đâu? Theo chuyên gia xương khớp thì đau nhức chân có thể là do thiếu canxi, vitamin D; thừa cân, do thay đổi thời tiết … Hoặc một vài trường hợp có thể là do mắc bệnh lý đau thần kinh tọa, thoái hoạt cột sống thắt lưng…
7. Điều trị đau nhức mỏi toàn thân
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh để xác định cách điều trị cụ thể. Trong một số trường hợp có thể nghỉ ngơi, các cơn đau sẽ thuyên giảm. Một số trường hợp khác cần dùng thuốc giảm đau nhức toàn thân hoặc điều trị bằng vật lý trị liệu, các bài thuốc hoặc bài tập khác nhau.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau nhức dưới đây:
7.1. Thuốc giảm đau nhức toàn thân
Trong trường hợp cơn đau do bệnh lý xương khớp, các bệnh nhiễm vi khuẩn gây sưng tấy, sốt có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc hạ sốt để cắt cơn sốt tạm thời như:
- Thuốc giảm đau như Tylenol (acetaminophen)
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): aspirin, ibuprofen, naproxen
- Cả acetaminophen và NSAID đều giảm cơn đau do nhức cơ và cứng cơ. NSAID còn giúp giảm viêm (sưng tấy và kích ứng)
- Ngoài ra có một số loại thuốc giảm đau tại chỗ dạng kem, thuốc nước, dạng xịt để giảm đau và viêm do đau cơ, đau khớp.
Bên cạnh các thuốc giảm đau không kê đơn, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng mạnh hơn như:
- Thuốc giãn cơ, chống lo âu như Diazepam (valium)
- Thuốc chống trầm cảm như Duloxetine (Cymbalta) giảm đau cơ xương
- Trong trường hợp cần thiết có thể dùng tiêm steroid tại khớp để giảm sưng viêm
5.2. Vật lý trị liệu giảm đau nhức mỏi khắp người
Vật lý trị liệu giảm đau bằng cách sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để cải thiện chuyển động và chức năng bị suy giảm do chấn thương hoặc khuyết tật.
Trong trường hợp người bệnh bị các vấn đề do chấn thương, xương khớp gây nên có thể sử dụng phương pháp này.
Một số phương pháp trị liệu như:
- Nhiệt trị liệu
- Điện trị liệu
- Siêu âm trị liệu
- Chiếu đèn hồng ngoại
- Kéo giãn cột sống (trường hợp bị đau nhức xương khớp, co cứng khớp)
- Châm cứu (trường hợp bị liệt dây thần kinh, tổn thương dây thần kinh hoặc muốn giảm đau nhức xương khớp)
Lưu ý, đối với vật lý trị liệu, cần áp dụng có liệu trình và theo thời gian dài để cảm nhận rõ hiệu quả.
7.3. Tập luyện giảm đau nhức xương khớp, đau nhức toàn thân
Khi bị đau nhức, bên cạnh nghỉ ngơi hợp lý bạn có thể kết hợp các phương pháp tập luyện để tăng khả năng vận động và kích thích giải phóng hormone endorphin – liều thuốc giảm đau tự nhiên cho cơ thể.
Bạn có thể áp dụng một số cách tập luyện như:
- Đi bộ: nên đi bộ dựa theo tình trạng sức khỏe của mình. Đi từ từ vừa phải sau đó nâng dần tốc độ
- Đạp xe: Bộ môn này tương đối đơn giản và dễ thực hiện với nhiều đối tượng
- Yoga: Tập luyện lâu dài có thể cải thiện được các vấn đề sức khỏe như đau nhức, thậm chí là chữa bệnh
- Khiêu vũ: Giúp cơ thể dẻo dai và sảng khoái hơn
- Các bài tập tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng đau nhức mỏi.
Bạn có thể tham khảo các bài tập giảm đau lưng dưới đây:
7.4. Chườm nóng cho người đau nhức mỏi người
Chườm nóng có thể giúp giãn mao mạch tại chỗ và các động mạch nhỏ, từ đó tăng cường tuần hoàn máu. Ngoài ra còn điều hòa chức năng thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả.
Trường hợp bị đau nhức toàn thân không có vết thương hở bạn có thể áp dụng chườm nóng để cải thiện. Nên chườm với nước ấm vừa phải và chườm từ 15-20 phút để cảm nhận hiệu quả.
Ngoài chườm nóng, một phương pháp dễ hơn để giảm các cơn đau là xông hơi, ngâm mình trong nước ấm.
7.5. Xoa bóp massage giảm đau
Xoa bóp hay massage cơ thể sẽ sinh nhiệt, thúc đẩy lưu thông máu đến các vị trí bị đau nhức, từ đó giảm đau, cảm giác được thư giãn hơn. Trong y học cổ truyền coi xoa bóp kết hợp bấm huyệt là một trong những phương pháp để đưa tà khí ra ngoài, hoạt huyết, nhanh chóng phục hồi lại các chức năng của cơ thể.
Trong trường hợp người bệnh bị đau nhức toàn thân do gặp các vấn đề về xương khớp có thể áp dụng biện pháp này.
Có thể kết hợp xoa bóp massage với tinh dầu để giảm đau.
7.6. Một số bài thuốc giảm đau mỏi toàn thân
Bên cạnh những biện pháp trên bạn có thể tìm hiểu các bài thuốc giúp giảm đau mỏi. Tuy nhiên tùy vào từng nguyên nhân để lựa chọn các bài thuốc dân gian thích hợp.
Ví dụ như:
- Trong trường hợp đau mỏi người vì thiếu máu cần bổ sung các dưỡng chất hoặc bài thuốc bổ máu
- Trường hợp đau mỏi người vì cảm lạnh cảm cúm có thể dùng các bài thuốc xông bằng lá tía tô, sả, gừng, chanh để thư giãn
- Trường hợp đau mỏi do bệnh lý xương khớp có thể dùng các bài thuốc sắc uống, chườm nóng từ thảo dược như rễ đinh lăng, ngải cứu, lá lốt…
Các bài thuốc này chỉ nên thực hiện với trường hợp nhẹ hoặc duy trì kết hợp. Trường hợp nặng cần đi thăm khám để được các bác sĩ tư vấn hướng điều trị.
7.7. Giảm đau nhức mỏi toàn thân bằng thay đổi chế độ ăn uống
Đôi khi đau nhức mỏi toàn thân cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu hụt dưỡng chất như vitamin D, canxi hay sắt, các hoạt chất cải thiện độ linh hoạt cho khớp. Bên cạnh đó, một số thực phẩm cũng làm tăng phản ứng sưng viêm khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi hơn.
Vì vậy, trong những trường hợp trên nên cải thiện chế độ ăn uống khoa học bằng cách:
- Luôn uống đủ nước mỗi ngày
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây trong chế độ ăn
- Cân bằng giữa lượng đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột, vitamin trong mỗi bữa ăn
- Hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn dễ gây kích ứng, dễ dẫn đến phản ứng sưng viêm cho cơ thể
- Kết hợp sử dụng các thực phẩm bổ sung dưỡng chất thiết yếu mỗi ngày
- Không nên để cơ thể thiếu rồi mới bổ sung
8. Lời khuyên của chuyên gia khi bị đau nhức toàn thân
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đau nhức toàn thân là tình trạng không phải hiếm gặp. Chúng do nhiều nguyên nhân gây ra và các cách điều trị đều khác nhau. Về cơ bản, chúng ta có thể hạn chế các cơn đau nhức mỏi người nếu tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt đều đặn. Vì vậy, nên xây dựng một chế độ phù hợp với bản thân như:
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Ngủ đủ giấc
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư thái
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế các thực phẩm, đồ uống gây hại như rượu bia, các đồ uống có cồn
- Hạn chế hút thuốc lá, chất kích thích
- Chủ động kiểm tra thăm khám sức khỏe định kỳ
Trên đây là một số thông tin về tình trạng đau nhức toàn thân, nguyên nhân và cách điều trị. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hướng dẫn hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.
XEM THÊM:
- Đau nhức xương khớp là bệnh gì? Tìm hiểu ngay nguyên nhân
- Đau nhức bắp tay bắp chân về đêm – Nguyên nhân và cách điều trị
- Đau lưng – Tình trạng phổ biến ai cũng gặp phải
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Đau nhức toàn thân
https://www.healthline.com/health/body-aches - Các cách điều trị chứng đau nhức
https://www.webmd.com/pain-management/guide/pain-management-treatment-overview
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.