Võng lưng là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Võng lưng là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

    14/02/23

    Võng lưng không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người chưa quan tâm đúng mức tới tình trạng này khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Võng lưng là gì?

    Võng lưng hay còn được gọi là ưỡn cột sống là tình trạng cột sống bị cong về phía trước nhiều hơn mức bình thường. Đây cũng là một dạng cong vẹo cột sống. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới dáng đứng, cách đi lại, vận động và sức khỏe của người bệnh.

    võng lưng

    2. Triệu chứng của võng lưng

    Nhận biết võng lưng có thể dựa vào những biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết:

    • Có khoảng cong về phía trước nhận thấy rõ ở lưng dưới khi đứng thẳng.
    • Bụng ưỡn về phía trước, đầu đổ về trước.
    • Đau lưng, đặc biệt là phần lưng dưới.
    • Di chuyển khó khăn
    • Người bị võng lưng khi nằm sẽ tạo một khoảng trống lớn giữa lưng dưới và giường.
    • Cơ đùi, hông bị căng

    3. Nguyên nhân gây võng lưng

    Vậy tại sao bị võng lưng? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng chủ yếu là do tư thế sai trong thời gian dài gây ra. Dưới đây là một số lý do cơ bản:

    • Bẩm sinh: Một số khiếm khuyết ở cột sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng này.
    • Chấn thương: Chấn thương cột sống thắt lưng có thể xảy ra trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao. Điều trị không dứt điểm có thể để lại di chứng gây ưỡn cột sống.
    • Yếu cơ: Các cơ có liên quan như cơ bụng, cơ mông, đùi sau yếu gây ảnh hưởng tới dáng cong sinh lý tự nhiên của cột sống.
    • Sai tư thế khiến trọng tâm cơ thể bị lệch: Ngồi không đúng tư thế, ngồi vắt chéo chân, ngủ với tư thế nằm sấp, sai kỹ thuật trong chơi thể thao… Đặc biệt là võng lưng do tập gym sai kỹ thuật.
    • Một số nguyên nhân khác: Hệ quả sau quá trình mang thai; ảnh hưởng sau phẫu thuật cắt cung sau cột sống cổ; mắc bệnh rối loạn thần kinh cơ; béo phì; đi giày cao gót quá nhiều giờ trong ngày…
    Nguyên nhân gây võng lưng

    Ngồi sai tư thế trong thời gian dài có thể là nguyên nhân

    4. Võng lưng có nguy hiểm không?

    Tuy tình trạng này không đe dọa tới tính mạng nhưng có thể gây ra những hậu quả như:

    • Gây mất thẩm mĩ: Câu trả lời cho võng lưng đẹp hay xấu là nó sẽ làm xấu dáng cơ thể.
    • Đau cơ vùng đùi, đau lưng dưới, đau xương hông và một số vùng có liên quan.
    • Tăng khả năng mắc các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa cột sống, đau lưng mạn tính…
    • Đường cong tự nhiên của cơ thể thay đổi gây ảnh hưởng tới hô hấp, tiêu hóa…
    ưỡn cột sống có nguy hiểm không

    Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây đau lưng dưới dai dẳng

    5. Chẩn đoán

    Để chấn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp như khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh võng lưng bằng chụp X-quang, chụp MRI…

    6. Điều trị võng lưng

    Việc lựa chọn cách chữa võng lưng nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng đối tượng cụ thể. Bác sĩ là người quyết định phương án điều trị dành cho bạn.

    6.1. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

    Áo chỉnh hình cột sống, đai lưng cột sống… là những dụng cụ hỗ trợ điều chỉnh cột sống có thể được chỉ định. Chúng giúp định hình lại đường cong linh lý về trạng thái bình thường hoặc ít nhất là giúp tình trạng bệnh không trở nên tồi tệ hơn. Phương pháp này thường được dùng cho những trường hợp xương đang phát triển.

    Sử dụng dụng cụ hỗ trợ trị ưỡn cột sống

    6.2. Bài tập chữa võng lưng

    Một số bài tập được coi là có khả năng điều chỉnh lại tư thế, giảm đau. Để đảm bảo an toàn hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

    Bài tập Plank:

    Bài tập này giúp giữ cân bằng, định hình lại đường cong cột sống.

    • Nằm sấp trên mặt thảm.
    • Từ từ nâng cơ thể lên khỏi mặt thảm bằng cách ấn 2 khuỷu tay và 2 mũi chân xuống mặt sàn. Giữ người thẳng, song song với mặt đất, siết chặt cơ đùi. Giữ tư thế trong 5 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
    • Lặp lại 7 lần.

    Bài tập nâng chân:

    • Nằm ngửa, tay và chân duỗi thẳng, lòng bàn tay úp.
    • Từ từ đưa 2 chân lên cao, tạo thành một góc vuông với cơ thể. Giữ tư thế trong 5 giây. Rồi từ từ hạ chân xuống.
    • Lặp lại 7 lần.

    Bài tập căng cơ gập hông nửa đùi:

    • Đứng thẳng, bước chân phải lên trước, đưa chân trái ra phía sau. Khuỵu gối chân trái, gối chân phải tạo thành góc vuông.
    • Hai tay đặt ở đầu gối chân phải, nghiêng người về phía trước cho tới khi cơ hông cảm giác căng. Giữ tư thế trong 5 giây.
    • Đổi bên và lặp lại 7 lần.
    Bài tập chữa ưỡn cột sống

    Bài tập Plank

    6.3. Vật lý trị liệu

    Áp dụng liệu trình vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh vì thời gian trị liệu thường kéo dài.

    6.4. Phẫu thuật

    Đây thường là lựa chọn cuối cùng, chỉ áp dụng trong những trường hợp nặng và các phương pháp khác không phát huy hiệu quả. Nếu không phẫu thuật người bệnh có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe.

    7. Cách phòng tránh

    Một số biện pháp có thể giúp bạn hạn chế khả năng mắc phải căn bệnh này. Đó đơn giản chỉ là việc thiết lập những thói quen tốt trong cuộc sống.

    • Rèn luyện thể lực đều đặn. Bạn có thể lựa chọn các bài tập thể dục, bơi hoặc đi bộ. Hãy nhờ tới sự hướng dẫn của huấn luyện viên để các bài tập đảm bảo kỹ thuật. Trước khi tập hãy khởi động kỹ.
    • Xây dựng và duy trì thói quen tốt trong sinh hoạt. Không ngồi gù lưng, ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu, nằm sấp…
    • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3… Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia…
    • Giữ cân nặng ở mức cho phép để giảm áp lực lên xương khớp.
    • Khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt đối tượng có nguy cơ bị ưỡn cột sống cao cần phải chú ý nhiều hơn tới khả năng mắc bệnh để chủ động tầm soát.

    Những thông tin về võng lưng trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để biết tình trạng của bản thân hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu cần tư vấn về các vấn đề liên quan hãy chat trực tiếp với chuyên gia.

    Chat với bác sĩ

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Khô khớp uống thuốc gì – Tổng hợp 8 loai thuốc tốt nhất năm 2023 12/01/22
      Khô khớp uống thuốc gì là câu hỏi của bác Nguyễn Văn Tuấn ở Thanh Nhàn - Hai Bà Trưng…
      Truyền canxi cho người loãng xương – Quy trình thực hiện 25/10/22
      Một trong những giải pháp trong điều trị bệnh loãng xương là truyền canxi cho người loãng xương. Sở dĩ…
      Vật lý trị liệu cứng khớp gối có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp 29/08/21
      Vật lý trị liệu cứng khớp gối có hiệu quả không và có những phương pháp trị liệu nào? Đây…
      Mỏi cổ chân khi chạy cảnh báo gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị? 19/11/19
      Khá nhiều người gặp phải tình trạng đau mỏi cổ chân khi chạy. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, phương…
      Xem tất cả bài viết