Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều công ty đã cho nhân viên làm việc tại nhà để hạn chế lây lan. Khi ở nhà, nhiều người hay có thói quen ngồi làm việc trên ghế sofa, giường hoặc trên bàn gấp,… dẫn tới tình trạng đau vai gáy.
Vì làm việc tại nhà nên không phải ai cũng có đầy đủ dụng cụ hỗ trợ trong khi làm việc như: bàn, ghế, chuột, bàn phím,… Do đó, chúng ta sẽ phải lựa chọn ngồi làm việc trên ghế sofa, giường, thậm chí sàn nhà để tiện cho công việc. Điều này gây ra những tư thế không đúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống của cơ thể, đặc biệt là vùng vai gáy. Về lâu dài còn gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp khác nữa.
XEM THÊM:
- Covid-19 lây lan chóng mặt: Làm gì để sống chung an toàn với dịch?
- 6 điều cần làm để đảm bảo phòng chống dịch Covid 19 tại nơi làm việc
- Giữa mùa dịch Covid 19: “Ăn gì để gia tăng hệ miễn dịch?”
- 5 điều nên làm để tăng đề kháng giữa mùa dịch corona
1. Ngồi làm việc trên bàn
Để hạn chế tình trạng ngồi sai tư thế dẫn tới đau mỏi vai gáy, bạn nên ngồi làm việc trên bàn và sử dụng ghế có thể thay đổi độ cao trong khi làm việc. Nhiều người có thói quen đặt laptop lên đùi và ngồi làm việc ngay trên ghế sofa, giường, sàn nhà,…
Ban đầu có thể bạn sẽ thấy thoải mái trong tư thế này, tuy nhiên khi ngồi quá lâu, bạn sẽ có xu hướng nằm dài ra, đưa đầu về phía trước và điều đó sẽ gây căng thẳng không chỉ ở phần cổ mà còn toàn bộ cơ thể.
Nếu ở nhà không có bàn ghế phù hợp, bạn có thể đặt mua các giá đỡ laptop (có thể điều chỉnh độ cao sao cho đỉnh của màn hình nằm ngang tầm mắt) để làm việc hiệu quả hơn, đỡ mỏi cổ hơn.
2. Sử dụng chuột và bàn phím
Sử dụng chuột và bàn phím cũng hạn chế bị mỏi cổ tay, lót một miếng đệm ở dưới chân để tránh làm chân bị mỏi. Tránh sử dụng chuột laptop vừa khiến cho cổ tay không được thoải mái, vừa làm tăng chuyển động của bả vai và cánh tay. Từ đó dễ dẫn tới đau mỏi vai cổ.
: Đau vai gáy: Nguyên nhân -Triệu chứng – Điều trị
3. Thường xuyên vận động
Ngồi cả ngày trước màn hình máy tính không tốt cho sức khỏe nói chung và vai nói riêng. Tư thế ngồi làm cột sống phải chịu áp lực lớn hơn và từ đó gây đau vai gáy mãn tính. Chưa kể việc ngồi trong một khoảng thời gian dài có thể gây tổn hại lên cơ, xương, gân, dây chằng, làm ảnh hưởng lên vùng cổ, vai và lưng dưới.
Chính vì thế, theo lời khuyên của các chuyên gia, cứ mỗi 30 phút làm việc, bạn nên nghỉ 5 phút. Khi nghỉ, bạn có thể xoay tay, cánh tay, nhắm mắt và thư giãn cả cơ thể một chút.
Thỉnh thoảng bạn hãy rời bàn và đi bộ vòng quanh. Đi bộ trong nhà hoặc lên xuống cầu thang để giúp cơ bắp hoạt động, hạn chế béo phì. Một số động tác đơn giản như duỗi tay về phía trước và hai bên để làm giãn các cơ, vươn vai, xoay vai,… Vận động nhẹ trong khoảng thời gian 10 phút có thể giúp giảm áp lực lên vùng cổ và vai một cách đáng kể.
Ngoài ra, nếu không khí trong phòng ngột ngạt, bạn hãy thường xuyên nhìn ra cửa sổ, hít thở không khí trong lành, giúp cơ thể được thả lỏng, hạn chế các cơn đau nhức ở vai cổ.
>> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa hóa đốt sống cổ
4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Vận động và duy trì các tư thế đúng thôi vẫn chưa đủ bạn cần dung nạp đủ các chất dinh dưỡng từ bên trong cơ thể. Trong đó phải kể đến việc dung nạp một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…
Ngoài ra, tuyệt đối không được bẻ cổ kêu răng rắc. Đây là thói quen của nhiều người khi mỏi cổ và tin rằng làm như thế sẽ hết mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược.
Trong lúc dịch bệnh hoành hành như thế này, việc hạn chế đến công ty là biện pháp an toàn nhất cho bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên bạn nên có phương pháp làm việc vừa hiệu quả vừa an toàn cho sức khỏe nữa nhé!
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.