{Hỏi – đáp} Đau nhức đầu gối sau khi sinh do đâu? Cách điều trị ra sao?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    {Hỏi – đáp} Đau nhức đầu gối sau khi sinh do đâu? Cách điều trị ra sao?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    20/08/21

    Hỏi: Em năm nay 27 tuổi, sau khi sinh bé được 1 tháng thì em có biểu hiện đau nhức đầu gối, chân, nhất là lúc đứng lên ngồi xuống. Em bổ sung canxi từ lúc có bầu, không hiểu nguyên nhân vì sao. Rất mong được bác sĩ tư vấn phương pháp cải thiện đau nhức đầu gối sau khi sinh.

    4.9/5 - (52 bình chọn)

    (Nguyễn Thị Ánh, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Trả lời: Chào chị Nguyễn Thị Ánh, câu hỏi của chị được Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Y học cổ truyền giải đáp cụ thể trong bài viết sau:

    1. Vì sao phụ nữ sau sinh bị đau nhức đầu gối?

    Đau nhức đầu gối sau sinh là hiện tượng phổ biến ở nhiều sản phụ. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, hormone progesterone tăng cao. Thêm nữa, với sự phát triển của thai nhi làm cân nặng của người mẹ tăng. Lúc này các khớp giãn ra, đặc biệt là khớp gối chịu gánh nặng của trọng lượng cơ thể. Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ chưa kịp bình phục nên có biểu hiện đau nhức.

    Vì sao phụ nữ sau sinh bị đau đầu gối?

    Vì sao phụ nữ sau sinh bị đau đầu gối?

    Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh thường thiếu hụt vitamin D, canxi. Đây là hai nhân tố quan trọng để nuôi dưỡng xương khớp. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Ánh, việc bù đắp canxi nhất thời chưa thể giảm ngay triệu chứng đau mỏi khớp gối sau sinh.

    Đau mỏi đầu gối sau sinh là vấn đề hết sức bình thường, bệnh có thể tự hết sau một thời gian nhất định. Nhưng nếu bạn có thói quen không lành mạnh, hiện tượng này có thể trở thành bệnh xương khớp mạn tính.

    >> Xem thêm Nhức mỏi đầu gối – Xem ngay để biết nguyên nhân và giải pháp điều trị

    2. Làm gì để giảm bớt triệu chứng đau nhức đầu gối sau khi sinh?

    Sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh khá nhạy cảm. Vì vậy, việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Thay vì sử dụng thuốc, nhiều mẹ lựa chọn giải pháp cải thiện an toàn, hiệu quả tại nhà.

    Dưới đây là một số mẹo nhỏ cho chị em sớm cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối sau sinh:

    2.1. Tập luyện thể dục

    Tập thể dục là biện pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe, tăng cường cơ bắp, giảm lỏng lẻo của dây chằng. Mẹ có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, phức tạp theo thời gian. Tùy vào sức khỏe và tình trạng đau nhức của mình để thực hiện bài tập phù hợp.

    Tập thể dục còn mang đến lợi ích giúp máu lưu thông tốt, từ đó cải thiện tình trạng nhức đầu gối sau sinh.

    2.2. Thay đổi chế độ ăn uống

    Với phụ nữ sau sinh, chế độ ăn uống không chỉ giúp phục hồi sức khỏe, có thêm nhiều dưỡng chất cho sữa mà còn cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp.

    Cụ thể, khẩu phần ăn hàng ngày cần phải cắt giảm lượng gluten như: Bánh mỳ, ngũ cốc, bánh quy, bánh ngọt, dầu giấm… Hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Đồng thời, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D3, canxi, kẽm có trong thực phẩm như: Hải sản, rau củ quả, các chế phẩm từ sữa, giá đỗ, sụn, xương ống…

    2.3. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

    Tắm nước nóng, sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc chườm đá lạnh lên vùng khớp gối bị đau nhức cũng cải thiện triệu chứng.

    Lưu ý, mẹ không nên đặt trực tiếp túi sưởi hoặc đá lạnh lên trên da. Có thể dùng khăn mỏng để tránh làm bỏng da.

    2.4. Bôi dầu hoặc châm cứu

    Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên để xoa bóp, massage vùng đầu gối bị đau nhức. Ngoài ra, các sản phụ cũng có thể sử dụng phương pháp châm cứu giúp máu lưu thông, cải thiện triệu chứng đau nhức.

    3. Các bài thuốc dân gian trị đau nhức đầu gối sau sinh

    Ngoài các phương pháp trên, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối sau:

    3.1. Sử dụng lá lốt

    Lá lốt, lá ngải cứu, muối trắng, giấm cho hết vào chảo đun nóng. Đổ nguyên liệu ra miếng vải, sau đó chườm lên trên đầu gối bị đau.

    Hoặc các mẹ dùng lá lốt, rửa sạch, đun sôi lấy nước ấm ngâm chân, làm như vậy ngày 2 lần, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ.

    Bài thuốc lá lốt giảm đau nhức khớp gối

    Bài thuốc lá lốt giảm đau nhức khớp gối

    3.2. Bài thuốc bằng rượu và gừng

    Gừng có tính ấm giúp tăng cường lưu thông khí huyết kết hợp cùng với rượu sẽ cải thiện triệu chứng này.

    Lấy gừng rửa sạch, thái mỏng, đập dập sau đó cho vào hũ thủy tinh. Thêm rượu trắng vào ngâm khoảng 1 tháng. Sau đó, lấy rượu xoa bóp vùng bị đau nhức, cảm giác đau, khó chịu sẽ nhanh chóng tiêu tan.

    3.3. Giảm đau bằng rau mồng tơi

    Mồng tơi có nhiều vitamin A3, B3, Saponin giúp cải thiện thể trạng, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.

    Chuẩn bị nguyên liệu:

    • Chân giò
    • Rau mồng tơi
    • Rượu

    Cách thực hiện:

    – Cho chân giò vào hầm cho tới khi chín thì thả thêm rau mồng tơi.

    – Tắt bếp, cho thêm 1 chút rượu vào ăn luôn ngay khi nóng.

    4. Lưu ý dành cho phụ nữ sau sinh

    Để sớm loại bỏ cảm giác đau nhức khó chịu ở đầu gối, phụ nữ sau sinh cần phải lưu ý những điều sau:

    • Khi bị đau mỏi đầu gối, tuyệt đối không nên đi giày cao gót. Trường hợp phải sử dụng thì nên lựa chọn loại giày mềm hoặc có thêm đệm lót êm ái.
    • Không nên mặc quần áo quá chật, việc đứng lên ngồi xuống có thể khiến tình trạng mỏi khớp gối sau sinh thêm nặng.
    • Mẹ nên lưu ý, lựa chọn tư thế chuẩn khi tắm cho con hoặc cho con bú. Tránh ngồi quỳ gối quá lâu khiếp khớp gối chịu nhiều áp lực.
    • Hạn chế lau động nặng hoặc leo cầu thang liên tục trong thời gian đau nhức.
    • Không nên sử dụng miếng dán giảm đau tạm thời, vì có thể khiến máu lưu thông kém, bệnh thêm trầm trọng.
    • Tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau bừa bãi. Đặc biệt là các mẹ trong thời gian cho con bú.

    Đau nhức khớp gối sau khi sinh là hiện tượng bình thường khi cơ thể chưa được bình phục. Việc áp dụng các biện pháp kết hợp chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý sẽ sớm đẩy lùi tình trạng đau nhức. Vì vậy, chị Nguyễn Thị Ánh cũng như các sản phụ khác hoàn toàn có thể an tâm.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau cổ bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân và hướng điều trị 21/09/21
      Tự nhiên bị đau cổ bên trái dai dẳng, thậm chí là dữ dội không chỉ khiến nhiều người cảm…
      Hướng dẫn 12 vị trí bấm huyệt chữa đau đầu gối hiệu quả 12/01/22
      Bấm huyệt chữa đau đầu gối là một thủ pháp chữa bệnh cổ truyền, giúp tạo ra những thay đổi…
      Chuyên gia nói: Bẻ khớp ngón tay, dừng ngay kẻo bệnh 15/07/19
      Câu hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi, làm công nhân môi trường tại Hà Nội. Công việc chân tay khiến…
      Bả vai đau nhức không giơ lên được là bị làm sao? Chuyên gia phân tích 05/08/23
      Bả vai đau nhức không giơ lên được ảnh hưởng nhiều đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Nhiều…
      Xem tất cả bài viết