Thử ngay tư thế nằm giảm đau đầu hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Thử ngay tư thế nằm giảm đau đầu hiệu quả

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    01/07/23

    Đau đầu gây ảnh hưởng tới mọi hoạt động, ngay cả khi nằm nghỉ ngơi. Việc lựa chọn tư thế nằm phù hợp sẽ có tác động tích cực tới tình trạng đau đầu của bạn. Nếu đang tìm kiếm tư thế nằm giảm đau đầu thì bài viết sau có thể cho bạn một số gợi ý.

    5/5 - (6 bình chọn)

    1. Tác động của tư thế nằm với tình trạng đau đầu

    Đau đầu xảy ra do nhiều nguyên nhân như stress, thiếu ngủ, mất nước, lạm dụng chất kích thích… Những cơn đau đầu thông thường chỉ xảy ra thoáng qua và phần lớn chúng không đáng ngại. Tuy nhiên nếu đau đầu kéo dài, đi kèm với các triệu chứng khác thì có thể đây là biểu hiện bệnh lý.

    Đau đầu gây ảnh hưởng tới nhiều hoạt động do đó làm thế nào để hết đau đầu tại nhà là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Trong đó, việc lựa chọn tư thế nằm giảm đau đầu được không ít người tìm kiếm. Chọn được tư thế phù hợp ít nhất sẽ ngăn ngừa tình trạng bệnh diễn biến thêm trầm trọng. Thêm vào đó, tư thế nằm đúng sẽ giảm căng cơ, kích thích lưu thông máu giúp giảm đau.

    Hơn nữa, đau đầu có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Do đó, việc chọn lựa được tư thế nằm phù hợp sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon hơn. Một giấc ngủ ngon sẽ đem tới tinh thần thoải mái, xua tan mệt mỏi, giảm bớt cơn đau.

    tư thế nằm giảm đau đầu

    2. Hướng dẫn tư thế nằm giảm đau đầu

    Dưới đây là những tư thế nằm giảm đau đầu mà bạn có thể tham khảo. Hãy thử từng tư thế và lựa chọn ra tư thế mà bản thân bạn cảm thấy phù hợp nhất. Hoặc bạn cũng có thể áp dụng cả hai tư thế.

    2.1. Nằm ngửa – Tư thế nằm giảm đau đầu

    Đây được coi là tư thế nằm đơn giản và phù hợp với người bị đau đầu. Nằm ngửa kê gối dưới đầu sẽ tạo nên vị trí trung lập cho đầu, cổ, cột sống. Điều này giúp thư giãn cơ xung quanh, không gây chèn ép lên khớp và đĩa đệm đồng thời tăng cường lưu thông máu. Bạn nên để hai tay duỗi thẳng theo thân để tránh gây co cơ vùng vai gáy ảnh hưởng tới tình trạng đau đầu.

    nằm ngửa giảm đau đầu

    Nằm ngửa tạo nên vị trí trung lập cho đầu, cổ, cột sống

    2.2. Nằm nghiêng

    Nếu bạn bị mắc chứng ngáy ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ thì nằm ngửa dường như không phải lựa chọn tối ưu. Lúc này việc nằm nghiêng sẽ trở nên hợp lý hơn. Bởi tư thế này vẫn đảm bảo việc giữ cho đầu, cổ, cột sống của bạn thẳng hàng. Bạn có thể kẹp một chiếc gối giữa hai chân để hỗ trợ.

    nằm nghiêng giảm đau đầu

    Nằm nghiêng phù hợp với người hay ngủ ngáy

    3. Một số lưu ý

    Ngoài việc điều chỉnh tư thế nằm để giảm cơn đau đầu, bạn có thể cân nhắc một số vấn đề sau:

    • Không nên nằm sấp hoặc nằm với tư thế bào thai vì nó sẽ uốn cong lưng của bạn, gây căng cổ.
    • Sử dụng gối ngủ có độ cao vừa phải tầm từ 10 – 15cm, độ lún không quá 5cm. Cách kê gối ngủ đúng cách là để gối trên mặt phẳng, song song với mép của đầu giường. Đệm không quá mềm, không quá cứng để hỗ trợ tốt cho đường cong tự nhiên của cơ thể.
    • Để nâng cao chất lượng giấc ngủ hãy đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định; tránh sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ. Có thể tắm nước nóng hoặc ngâm chân trước khi đi ngủ.
    • Tư thế nằm đúng không phải là cách chữa đau đầu ngay lập tức mà chỉ có tác dụng hỗ trợ song hành cùng các phương pháp khác. Một số mẹo giảm đau đầu là uống trà gừng, massage giảm đau đầu, tập yoga… Bên cạnh đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng.

    Trên đây là những tư thế nằm giảm đau đầu mà bạn có thể tham khảo. Song song với đó cần duy trì lối sống khoa học, dinh dưỡng cân bằng. Nếu tình trạng đau đầu không được cải thiện hãy tới gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đỗ trọng – Vị thuốc quý có trong nhiều bài thuốc cổ phương 24/12/19
      Đỗ trọng là một vị thuốc quý đã được các Danh y sử dụng từ lâu đời, nổi tiếng như…
      5 vấn đề đe dọa sức khỏe xương khớp dân văn phòng 15/08/19
      Không chỉ những người thường xuyên mang vác vật nặng, lao động chân tay mà dân văn phòng cũng có…
      Đau xương cụt có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? 21/09/19
      Đau xương cụt không những gây ra bất tiện trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức…
      Chữa vôi hóa cột sống cổ cần ăn gì, kiêng gì? TOP 8 thực phẩm cần nhớ 25/10/21
      Vôi hóa cột sống cổ là hiện tượng lắng đọng canxi trên dây chằng quanh khớp cổ, đau nhức vùng…
      Xem thêm