Vẹo cột sống: Nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Vẹo cột sống: Nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    10/03/20

    Vẹo cột sống thường nặng hơn theo tuổi tác, bởi vậy bệnh lý này cần chữa trị càng sớm càng tốt. Vậy vẹo cột sống là bệnh gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị ra sao? Bài viết dưới dây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về vấn đề này.

    5/5 - (696 bình chọn)

    1. Vẹo cột sống là bệnh gì?

    Trong cơ thể người, cột sống có vai trò quan trọng như bộ khung nâng đỡ, bảo vệ những cơ quan bên trong, giúp con người có dáng đứng thẳng.

    Vẹo cột sống là một tình trạng y tế trong đó cột sống của một người bị cong sang một bên. Đường cong thường là có hình chữ “S” – hoặc “C” – trên không gian ba chiều. (Theo Wikipedia)

    Cột sống bình thường có 3 đường cong tự nhiên hình chữ S. Nhìn từ phía sau, cột sống khỏe mạnh sẽ nằm trên 1 đường thẳng. Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị nghiêng, cong bất thường sang bên phải hoặc trái của trục cơ thể.

    Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em đang ngày càng phổ biến

    Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em đang ngày càng phổ biến

    Hiện nay, tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em đang ngày càng phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cơ thể của trẻ. Nặng hơn, còn có thể để lại những biến chứng như biến dạng khung ngực, khung chậu, ảnh hưởng đến tim, phổi.

    Các dạng cong vẹo cột sống rất phức tạp, bao gồm:

    – Vẹo cột sống bẩm sinh: với biểu hiện là vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng đầu, cơ thể nghiêng về một bên.

    – Vẹo cột sống thần kinh: xảy ra khi các dây thần kinh và cơ bắp không thể duy trì cột sống, ảnh hưởng đến tủy sống, não và hệ thống cơ bắp. Dấu hiệu dễ nhận thấy là sự thay đổi trong tư thế.

    – Vẹo cột sống dính khớp: thường xảy ra ở người lớn khi độ cong ngang của xương sống ở phần thắt lưng dưới tăng dần theo thời gian, tạo thành hình chữ C. Triệu chứng thường gặp là đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, ngứa ran hoặc đau nhói chân khi đi bộ.

    – Vẹo cột sống triệu chứng: một dạng vẹo cột sống gây rối loạn mô liên kết khác nhau. Triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.

    2. Nguyên nhân vẹo cột sống

    2.1. Do bẩm sinh

    Bệnh thường do bẩm sinh. Trường hợp bố hoặc mẹ bị cong vẹo cột sống bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

    Bên cạnh đó nguyên nhân gây bệnh còn do các yếu tố trong lúc mang thai như:

    – Bào thai phát triển nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ khiến bào thai bị chèn ép làm cho xương sống bị cong vẹo.

    – Người mẹ tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng thuốc, ăn uống thực phẩm gây dị tật cho thai nhi.

    – Lúc sinh, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống của bé.

    2.2. Những nguyên nhân khác

    – Do chấn thương mạnh làm biến đổi cấu trúc của xương.

    – Ngồi sai tư thế.

    – Ghế ngồi không phù hợp, ngồi quá lâu, ít thay đổi tư thế.

    Trẻ bị vẹo cột sống do ngồi sai tư thế

    Trẻ bị vẹo cột sống do ngồi sai tư thế

    3. Triệu chứng vẹo cột sống

    Cong vẹo cột sống hiếm khi gây đau đớn hay khó chịu. Thông thường, dấu hiệu của bệnh thời gian đầu rất khó nhận biết, hầu  hết các trường hợp phát hiện ra khi được bác sĩ kiểm tra định kỳ.

    Bạn có thể căn cứ vào một số triệu chứng dưới đây để nhận biết bệnh lý này:

    – Hình ảnh cột sống cong rõ ràng

    – Cột sống nghiêng về một bên

    – Vai không đều nhau, bên thấp bên cao

    – Gai đốt sống không thẳng hàng

    – Phần xương bả vai nhô ra bất thường, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhau.

    – Eo tạo giữa cánh tay và thân hai có độ rộng hẹp không giống nhau.

    – Một số trường hợp bị vẹo cột sống cũng có thể  gây đau lưng. Biểu hiện này thường gặp ở người lớn.

    >> Tìm hiểu thêm: Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị?

    4. Vẹo cột sống nguy hiểm như thế nào

    Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, mà còn tác động xấu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

    Chứng vẹo cột sống tiến triển là tình trạng đường cong cột sống trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị sớm, có thể gây ra tình trạng:

    Đau lưng

    – Viêm đốt sống

    – Khó thở khi lồng ngực bị nén

    – Tổn thương tim và phổi do dị tật lồng ngực.

    – Viêm phổi

    – Tăng nguy cơ mất xương, loãng xương.

    Bên cạnh đó, những bất thường về ngoại hình còn gây tâm lý tự ti, mặc cảm cho người bệnh. Nữ giới mắc bệnh dễ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

    5. Chẩn đoán vẹo cột sống

    Để chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ thường thực hiện các phương pháp sau:

    5.1. Khám lâm sàng

    Bác sĩ thường thăm khám để kiểm tra dị tật vẹo cột sống bằng cách, yêu cầu bệnh nhân cúi cong người về phía trước. Mọi bất thường ở cột sống sẽ được phát hiện tốt nhất khi người bệnh đang ở trong vị trí này. Phương pháp này giúp xác định mức độ vẹo, độ mềm dẻo của cột sống và các triệu chứng của bệnh.

    Bác sĩ thăm khám để kiểm tra dị tật vẹo cột sống

    Bác sĩ thăm khám để kiểm tra dị tật

    5.2. Cận lâm sàng

    5.2.1. Chụp X quang

    Phương pháp chụp X-quang sẽ cho biết các đốt sống bất thường và mức độ nghiêm trọng đường cong.

    5.2.2. Chụp cộng hưởng từ

    Cách này dùng để đánh giá các mô mềm như đĩa đệm, tủy sống, thần kinh.

    5.2.3. Chụp cắt lớp vi tính

    Chụp cắt lớp vi tính có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về cột sống, hiển thị kích thước, hình dạng và vị trí của các đốt sống.

    6. Đối tượng mắc vẹo cột sống

    Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm khoảng 1- 4% dân số, thường gặp trong độ tuổi từ 10-18 tuổi. Trong đó, 80% trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ vị thành niên là do nguyên nhân tự phát.

    Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:

    – Giới tính: Nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam.

    – Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra trong độ tuổi tăng trưởng và trước tuổi dậy thì (10 – 18 tuổi).

    – Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi không đúng, mang cặp sách nặng, ngồi bàn ghế có kích thước không phù hợp.

    7. Điều trị vẹo cột sống

    Để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng do cong vẹo cột sống gây ra, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. Với các biện pháp thường được sử dụng như: vật lý trị liệu, nẹp cột sống, vật lý trị liệu…

    7.1. Nẹp cột sống

    Nẹp cột sống được chỉ định sau khi theo dõi độ lệch của cột sống theo thời gian (thông thường khoảng 20-40 độ). Dụng cụ là một thanh nẹp lưng, người bệnh sẽ đeo nó trong một thời gian để cột sống lưng trở lại đường cong sinh lý bình thường.

    Nẹp cột sống là phương pháp thường sử dụng để chữa vẹo cột sống

    Nẹp cột sống là phương pháp thường sử dụng để chữa bệnh

    7.2. Phẫu thuật

    Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng khi tình trạng cột sống bị cong vẹo nghiêm trọng, gây trở ngại đến tim, phổi.

    Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ đặt thêm những que thép không rỉ Herrington vào trong các khớp cột sống, cột sống sẽ được đẩy về vị trí thẳng.

    Tuy nhiên phương pháp này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng và có nguy cơ làm hạn chế chuyển động ở vùng cột sống, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về xương khớp khác.

    7.3. Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng kết hợp để định hình lại hình dạng và chức năng cột sống. Tùy mức độ cột sống bị cong nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị nhanh hay lâu.

    Phương pháp này mang lại kết quả từ từ, vì vậy người bệnh cần cố gắng kiên trì điều trị và tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia.

    8. Phòng ngừa cong vẹo cột sống

    8.1. Lời khuyên của bác sĩ

    Chuyên gia xương khớp cho biết, người bệnh nên thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh để tìm hướng điều trị phù hợp.

    Người bệnh không nên làm các công việc nặng hoặc cử động mạnh ảnh hưởng đến cột sống, ví dụ như gập người, ngồi cong lưng.

    Để phòng ngừa bệnh, cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ, bằng cách:

    – Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin.

    – Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học đúng.

    – Tích cực rèn luyện thể dục thể thao làm tăng sự dẻo dai bền bỉ của xương khớp và cơ thể phát triển cân đối.

    Rèn luyện thể dục thể thao để phòng ngừa vẹo cột sống và bảo vệ xương khớp

    Rèn luyện thể dục thể thao là phương pháp bảo vệ xương khớp hiệu quả

    8.2. Bài tập hỗ trợ điều trị vẹo cột sống

    Bài tập 1 – Nằm: Người bệnh thường xuyên nằm trên giường cứng, dùng gối kê vùng bị vẹo để lấy tư thế chuẩn.

    Bài tập 2 – Đứng vươn vai. Bài tập này sẽ giúp 2 vai cân bằng.

    Thực hiện như sau: giơ tay bên bị vẹo lên cao, thẳng trên tường, giữ vững tư thế này khoảng 30 giây. Lặp lại 10 – 20 lần/ngày.

    Bài tập 3 –  Thở sâu: giúp tăng cường độ giãn nở của lồng ngực.

    Cách thực hiện: Đặt gối dựa sau lưng, ngả lưng ra gối với tư thế nửa nằm nửa ngồi. Hai tay đặt dưới cơ hoành. Bắt đầu hít sâu vào và thở ra từ từ. Thực hiện 10 lần/ngày.

    Theo dược sỹ Hoàng Mạnh Cường, tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh vẹo cột sống là việc làm cần thiết đầu tiên để phòng và điều trị bệnh hiệu quả… Ngoài ra, bạn đừng quên đi khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gai cột sống lưng và cổ: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách khắc phục 12/09/19
      Gai cột sống lưng và cổ là bệnh xương khớp ngày càng phổ biến, đang có xu hướng gia tăng…
      “Mách” bạn 3 bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống lưng cực hay 12/09/19
      Hiện nay, vôi hóa cột sống lưng có rất nhiều cách chữa. Trong đó, nhiều người đã lựa chọn các…
      Nắn chỉnh cột sống có thật sự hiệu quả không? Chuyên gia phân tích 02/08/23
      Nắn chỉnh cột sống đang là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp liên quan đến cột…
      Đau nhức cánh tay phải là bệnh gì? Khi nào cần tới gặp bác sĩ? 22/07/21
      Khi gặp phải tình trạng đau nhức cánh tay phải nhiều người không khỏi lo lắng. Đây là một biểu…
      Xem tất cả bài viết