6 tuyệt chiêu “né ngay” rối loạn tiêu hóa dịp tết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    6 tuyệt chiêu “né ngay” rối loạn tiêu hóa dịp tết

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    17/01/24

    Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh những chuyến du xuân, những lời chúc tụng đầu năm không thể thiếu những bữa tiệc thịnh soạn và việc nâng lên đặt xuống vài ly bia chén rượu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người phải đối mặt với rối loạn tiêu hóa dịp Tết. Dưới đây là 6 bí quyết giúp bạn “nói không” với tình trạng này.

    5/5 - (5 bình chọn)

    Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: đau bụng, đi ngoài không ổn định, khi táo, lúc lỏng, đầy bụng, khó tiêu… Nhẹ nhàng thì người bệnh có cảm giác khó chịu, chán ăn, nặng hơn thì tiêu chảy, suy nhược cơ thể… Để sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, áp dụng một số mẹo dưới đây.

    rối loạn tiêu hóa dịp tết

    Click xem thêm Rối loạn tiêu hóa là gì mà phổ biến tới vậy?

    1. Không nên ăn quá nhiều

    Đã thành thông lệ, Tết là dịp để con cháu quây quần, họ hàng tới thăm hỏi đầu năm nên không thể thiếu những bữa ăn thịnh soạn. Mâm cao cỗ đầy xuất hiện vào tất cả các bữa trong ngày, thậm chí một ngày nhiều hơn 3 bữa. Ngoài ra các món ăn vặt như mứt kẹo ngày Tết cũng là “lời mời gọi” vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Ăn quá nhiều khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc quá mức, gây ra hàng loạt triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng…

    Cách để giảm tải cho hệ tiêu hóa là tự đặt cho mình giới hạn tiêu thụ thực phẩm vào mỗi bữa ăn ngày Tết. Đôi khi việc dừng đũa sẽ khó khăn. Do đó, hãy chọn những món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu, ăn chậm để có thể kéo dài bữa ăn hơn mà không phải ăn nhiều. Ngoài ra, tập trung vào cuộc trò chuyện thay vì thức ăn cũng là cách giúp chúng ta bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.

    ăn nhiều gây rối loạn tiêu hóa dịp tết

    Nạp quá nhiều thực phẩm vào dịp Tết sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa

    2. Không bỏ bữa để tránh rối loạn tiêu hóa dịp Tết

    Ngược lại với tình trạng trên là việc “bỏ đói” cơ thể. Những cuộc du xuân, chúc Tết hay giờ giấc sinh hoạt đảo lộn vô tình khiến bạn bỏ bữa. Điều này ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và năng lượng dự trữ cho cơ thể.

    Đây chính là một trong những lý do dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Khi bị bỏ đói, hệ tiêu hóa phải hoạt động thất thường, không theo đồng hồ sinh học, lúc này đường ruột co lại, đồng thời giảm lượng axit trong dạ dày, gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa.

    Do đó, dù bận rộn với lịch trình hay muốn tự “chiều” bản thân với việc ngủ nướng hãy cố gắng giữ đúng được hai bữa chính trong ngày. Một bữa ăn nhẹ đúng giờ cũng có thể làm thỏa mãn “cơn đói” của cơ thể.

    3. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ

    Trên các mâm cỗ Tết thường có không ít các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Đi kèm với dạng thực phẩm này là đồ chua cay, bia rượu, nước uống có ga. Việc nạp vào cơ thể quá nhiều loại thực phẩm này sẽ gây cảm giác khó tiêu, đầy hơi… Điều này cũng làm tăng khả năng gặp phải các bệnh lý như mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường…

    Do đó, nếu là người chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết hãy giảm bớt các món ăn chứa nhiều dầu mỡ; cân bằng các loại thực phẩm, dinh dưỡng trong mâm cỗ. Để giảm bớt tình trạng khó tiêu đừng quên bổ sung sữa chua, chuối… để dễ tiêu.

    Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa

    Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    4. Bổ sung rau xanh và trái cây

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chúng ta nên bổ sung ít nhất 400 – 500g rau xanh; 200 – 300g hoa quả để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Nhưng vào những ngày đầu xuân năm mới, nhiều lúc chúng ta lơ là việc nạp những loại thực phẩm này gây mất cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần.

    Do đó, đừng quên bổ sung rau xanh và trái cây vào mâm cơm ngày Tết. Đặc biệt, sau quá trình nạp nhiều năng lượng, chất gây nóng thì bạn nên bổ sung rau xanh, hoa quả để “giải khát” cho cơ thể. Điều này cũng có tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa dip Tết, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

    Bổ sung rau xanh và trái cây tránh rối loạn tiêu hóa

    Đừng quên bổ sung rau xanh và trái cây vào mâm cơm ngày Tết

    5. Uống rượu bia có chừng mực

    Theo quan niệm truyền thống của người Việt, việc nâng ly chúc mừng nhau đã trở thành nghi lễ không thể thiếu trên mỗi mâm cỗ dịp Tết. Nhưng uống nhiều bia rượu lại gây hại cho hệ tiêu hóa. Khi vào cơ thể, chất cồn sẽ kích thích đại tràng, ức chế bài tiết enzyme; gây rối loạn nhu động ruột, giảm lợi khuẩn. Dưới tác động của cồn, các chất độc hại dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hóa. Đây chính là lý do mà khi uống nhiều rượu bia thường bị đau quặn bụng, đi ngoài, nôn, ợ chua

    Để tránh rối loạn tiêu hóa dịp Tết do bia rượu hãy ăn nhẹ trước khi sử dụng đồ uống có cồn. Uống nhiều nước lọc trước, trong và sau khi uống rượu bia. Uống chậm, với lượng nhỏ mỗi lần. Điều này sẽ hệ tiêu hóa có thời gian làm quen với lượng cồn trong bia rượu. Hãy đặt ra cho bản thân một giới hạn và nỗ lực thực hiện theo giới hạn này.

    6. Dự trữ thuốc phòng rối loạn tiêu hóa dịp Tết

    Rối loạn tiêu hóa dịp Tết có thể xảy ra với bất kỳ ai. Hãy luôn chắc chắn rằng trong tủ thuốc của bạn có các loại thuốc để ứng phó với tình trạng này. Cụ thể là thuốc nhuận tràng (Forlax, Duphalac), oresol, thuốc cầm tiêu chảy (Loperamid, Smecta)… Bên cạnh đó, có thể dự trữ thuốc kháng acid chứa chất chống đầy hơi, làm tăng nhu động dạ dày. Trong trường hợp có tiền sử rối loạn tiêu hóa, hãy mang theo các loại thuốc này bên mình.

    Dự trữ thuốc phòng rối loạn tiêu hóa dịp Tết

    Uống oresol để bù nước và điện giải trong trường hợp tiêu chảy, nôn

    Trên đây là một số bí quyết giúp bạn phòng tránh rối loạn tiêu hóa dịp Tết. Chế độ dinh dưỡng khoa học và biện pháp phòng ngừa hợp lý sẽ giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để thỏa sức vui xuân. Chúc bạn và gia đình dồi dào sức khỏe, năm mới AN KHANG – THỊNH VƯỢNG!

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nội soi đại tràng là gì? Cách thực hiện ra sao và nguy hiểm không? 07/06/19
      Nói đến nội soi đại tràng, nhiều người không khỏi lo ngại sẽ gặp phải cảm giác đau, chướng bụng,…
      Thuốc Forlax: Công dụng, liều dùng và lưu ý từ bác sĩ! 21/11/20
      Forlax là dạng thuốc bột thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị táo bón ở trẻ em và…
      Viêm đại tràng phù nề – Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị 13/03/23
      Viêm đại tràng phù nề là một trong những dạng viêm đại tràng cần được nhận diện và xử lý…
      Phân biệt u đại tràng lành tính và ác tính – Những điều bạn nên biết 05/10/20
      Đại tràng là cơ quan rất dễ xuất hiện các khối u. Thông thường sẽ là u lành tính nhưng…
      Xem tất cả bài viết