Bạch truật – Dược liệu có 15 công dụng tốt cho sức khỏe
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Bạch truật – Dược liệu có 15 công dụng tốt cho sức khỏe

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    30/10/19

    Từ xa xưa Bạch truật đã được coi là “thần dược trường thọ” giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin cũng như công dụng diệu kỳ của vị thuốc quý này ngay sau đây.

    4.9/5 - (113 bình chọn)

    1. Tổng quan về bạch truật

    1.1. Bạch truật là gì?

    Vị thuốc này vốn thuộc loài thực vật có hoa sống lâu năm thuộc họ Asteraceae (họ cúc).

    • Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz.
    • Tên gọi khác: Truật sơn kế, Sơn giới, Sơn khương, Sơn liên, Phu kế, Sao bạch truật, Tiêu bạch truật,…vv

    1.2. Đặc điểm

    Vị thuốc này bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó du nhập sang Việt Nam, Được trồng rộng rãi ở cả vùng núi cao và vùng đồng bằng.

    • Thân cây: To, chỉ sao từ 30-80cm.
    • Rễ: Cọc, dài cắm sâu vào lòng đất.
    • Lá: Dài, có răng cưa.
    • Một cây có thể mọc ra rất nhiều cành, hoa màu tím, nhuỵ sợi chỉ dài ra bên ngoài.
    • Lớp gỗ bên trong thân cây có màu trắng, mùi thơm dễ chịu.

    1.3. Thành phần

    Theo các tài liệu Đông y, bạch truật có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng quy kinh tỳ, vị. Trong thành phần của củ có 1,4% tinh dầu cùng các thành phần khác như vitamin A, atractylola, atractylonhinesol, Eudesmol, humulene,…

    1.4. Thu hoạch và chế biến

    Nhìn chung tất cả các bộ phận của của cây đều có thể sử dụng và bào chế làm thuốc sử dụng trong Đông y được. Trong đó, phần củ được sử dụng nhiều nhất.

    Vị thuốc bạch truật thường sử dụng phần củ

    Vị thuốc bạch truật thường sử dụng phần củ

    1.4.1. Cách thu hoạch

    Thời gian: cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, nên chọn ngày trời nắng ráo, đất khô.

    Khi thấy thân cây chuyển màu vàng hoặc nâu, phần ngọn cây trở nên cứng, dễ bẻ là có thể thu hoạch được. Lúc thu hoạch, nhổ từng cây nhẹ nhàng, dùng dao cắt bỏ thân cây, giữ lại phần củ đem về sơ chế.

    1.4.2. Chế biến

    Theo Trung Dược Đại Từ Điển, bạch truật được bào chế như sau:

    Cách 1: Chế biến thông thường

    • Thái rửa sạch, ngâm nước khoảng 4h rồi ủ kín trong 12h cho mềm.
    • Thái hoặc bào mỏng, đem phơi khô (nếu dùng sống), hoặc thái mỏng sao cháy.

    Cách 2: Chế biến theo kỹ thuật Trung Quốc

    • Sấy khô: Củ sau khi thu hoạch về đưa lên giàn sấy. cứ 3-5kg củ tươi sau khi sấy chỉ còn khoảng 1kg củ khô.
    • Phơi khô: Quá trình phơi diễn ra từ 15-20 ngày để củ khô kiệt nước. Tuy nhiên với cách này nếu thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều có thể khiến củ bị thối mốc.

    1.4.3. Bảo quản

    Bạch truật nếu để lâu sẽ dễ bị mốc mọt. Ngay khi xuất hiện hiện tượng này, bạn cần mang đi phơi sấy ngay. Trong trường hợp cần sấy diêm sinh chú ý không sấy lâu vì sẽ gây chua cho vị thuốc.

    2. Bạch truật có tác dụng gì?

    Loại thảo dược này sở hữu rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:

    Loại thảo dược này có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ

    Loại thảo dược này có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ

    2.1. Tác dụng với hệ tiêu hóa

    Bạch truật được coi là “khắc tinh” của bệnh tiêu hóa với các công dụng chống viêm, giảm đau, điều hoà nhu động ruột. Thành phần trong vị thuốc này còn có tác dụng kháng viêm, nhanh chóng khắc phục tình trạng viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, đầy hơi,…

    2.2. Bảo vệ gan

    Việc sử dụng thuốc sai cách, hoặc thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh gây tổn thương gan nghiêm trọng. Người bệnh có thể sử dụng bạch truật để giảm glycogen cho gan.

    2.3. Lưu thông khí huyết

    Các thành phần trong vị thuốc này có khả năng giãn mạch máu, ngăn chặn việc hình thành các cục máu đông. Từ đó, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp người bệnh tránh được nguy cơ đột quỵ cũng như xuất huyết não.

    2.4. Tác dụng với lợi niệu

    Một số tại liệu y học cho biết: Bạch truật giúp ngăn chặn thận thái hấp thu nước tiểu, tăng cường bài tiết Natri (Học báo sinh lý số 19). Tuy nhiên theo Trung Dược Học, tác dụng này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.

    2.5. An thần, bồi bổ

    Những người có thể trạng yếu, mới ốm dậy có thể sử dụng vị thuốc này để tăng kích thích vị giác, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh.

    2.6. Tác dụng khác

    Ngoài các tác dụng kể trên, dược liệu này còn giúp lợi thuỷ, an thai, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, tiêu viêm, hóa ứ, bổi bổ khí huyết.

    Có thể dùng bạch truật trị nám da

    Có thể dùng bạch truật trị nám da

    3. Top 15 công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua từ Bạch truật

    Dưới đây là 15 bài thuốc tương ứng với 15 công dụng phổ biến nhất từ loại thảo dược này:

    3.1. Tiên vị tiêu thực (khỏe dạ dày, dễ tiêu hóa)

    Trị tỳ, vị hư nhược, tiêu hóa không tốt, không muốn ăn uống. Dùng Thang chỉ truật: bạch truật 12g, chỉ thực 6g. Sắc uống hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 – 3 lần.

    3.2. Tác dụng cầm tiêu chảy

    Bột Sâm truật: đảng sâm, bạch truật, phục linh, ý dĩ, liên nhục, nhục đậu khấu, kha tử, trần bì mỗi vị 12g; sơn tra 8g, thần khúc 8g; mộc hương, sa nhân, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống hoặc tán thành bột. Trị các chứng tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, người mệt, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi.

    Kết hợp bạch truật với nhiều vị thuốc khác hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hoá

    Kết hợp bạch truật với nhiều vị thuốc khác hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hoá

    >> Tìm hiểu thêm: Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

    3.3. Giúp An thai

    Đương quy tán: bạch truật 32g; đương quy, hoàng cầm, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 64g. Các vị sấy khô, tán bột. Ngày uống 8 – 12g, uống với rượu loãng. Trị trong trường hợp phụ nữ có thai mà huyết kém, thai nhiệt không yên.

    3.4. Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm

    Bạch truật, Phòng phong mỗi thứ 12g, kết hợp 24g Mẫu lệ sắc uống hoặc tán bột rồi mỗi lần uống 12g chiêu với nước. Nếu hay hồi hộp, lo âu, ra mồ hôi nhiều, có thể sắc uống 12g Bạch truật, 12g Hoàng kỳ và 20g phù Tiểu mạch.

    3.5. Trị phong thấp, sởi, ngứa ngáy

    Dùng bạch truật tán nhỏ, uống một lượng vừa đủ với 1 thìa nhỏ rượu, ngày dùng 2 lần. Duy trì đều đặn để cải thiện và ngăn chặn bệnh tái phát.

    3.6. Trị cứng miệng

    Trị cứng miệng, bất tỉnh do trúng gió: bạch truật 160g với rượu 3 thăng, sắc còn một thăng, uống hết để ra mồ hôi.

    3.7. Trị bứt dứt, bồn chồn ở ngực

    Bạch truật tán bột, mỗi lần dùng một thìa cà phê (khoảng 4g), khuấy đều với 200ml nước ấm uống mỗi ngày.

    3.8. Chữa đau răng lâu ngày

    Bạn lấy bạch truật sắc nước để ngậm, dùng đến khi hết đau. Ngoài ra cũng có thể ngậm nguyên cả miếng bạch truật sao khô để giảm đau.

    3.9. Tác dụng làm trắng da

    1kg nghệ đen rửa sạch xay nhuyễn cùng với 1 chút rượu và 500g bạch truật rửa sạch. Cho cả 2 vào hũ thủy tinh cùng với 2 lít rượu gạo (30 độ) vào rồi khuấy đều. Sau 100 ngày, rót rượu ra chén, dùng bông gòn thấm và thoa lên mặt 2–3 lần vào buổi tối. Sau 1 tháng sẽ thấy kết quả.

    3.10. Ngâm với giấm trị nám da

    100g bạch truật sơ chế sạch cho vào hũ thủy tinh, ngâm với 250ml giấm táo mèo trong 2 tuần. Sau đó, dùng tăm bông chấm dung dịch này lên các vết thâm nám, tàn nhang 3–4 lần liên tiếp. Nên dùng vào buổi tối trong 1 tháng.

    3.11. Bài thuốc trị các bệnh về gan

    Trị xơ gan cổ trướng: dùng 30-60g. Trị gan viêm mạn: dùng 15-30g. Trị ung thư gan: dùng 60-100g. Nếu do Tỳ hư, thấp, dùng loại Tiêu Bạch truật, Âm hư dùng loại sinh Bạch truật. Tùy bệnh chứng mà gia giảm, có hiệu quả nhất định.

    3.12. Trị phụ nữ có thai bị phù

    Bạch truật 12g, Đại phúc bì 12g, Địa cốt bì 12g, Ngũ gia bì 12g, Phục linh 20g, Sinh khương bì 12g (Toàn Sinh Bạch Truật Tán -Toàn Sinh Chỉ Mê).

    3.13. Hỗ trợ điều trị hội chứng Ménière

    Bạch Liên Chương dùng Bạch truật (sao miến), Trạch tả, Ý dĩ (sao), mỗi thứ 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần, giúp cải thiện tình trạng chóng mặt, ù tai do rối loạn tiền đình.

    3.14. Trị sản hậu bị nôn mửa

    Bạch truật 48g, gừng 60g, rượu và nước mỗi thứ hai thăng, sắc còn một thăng, chia làm 3 lần uống.

    3.15. Trị viêm loét dạ dày

    Sử dụng 10g Bạch truật, 6g Hắc táo nhân, 8g Cam thảo, 9g Trần bì, 9g Hậu phác. Tất cả các vị sắc uống trong ngày, mỗi ngày uống 3 lần trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

    4. Những lưu ý quan trọng khi dùng bạch truật

    Để sử dụng bạch truật đạt hiệu quả và an toàn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

    • Phụ nữ có thai và cho con bú chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
    • Không sử dụng trong trường hợp mắc bệnh hen suyễn.
    • Trong quá trình sử dụng, dược liệu bạch truật rất dễ bị mốc nên cần kiểm tra thường xuyên và phơi sấy cẩn thận.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc điều trị khác.

    Bạch truật là vị thuốc quý, tuy nhiên muốn phát huy được tối đa tác dụng của nó, người dùng cần tìm hiểu kỹ càng về loại thảo dược này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo hotline: 0865 344 349 để được tư vấn một cách chi tiết và cụ thể nhất!

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Men vi sinh là gì? Công dụng và hướng dẫn sử dụng đúng cách 21/07/20
      Men vi sinh là gì? Công dụng và cách sử dụng men vi sinh ra sao và khi nào nên…
      Viêm đại tràng có nên uống cà phê không? Xem ngay câu trả lời 25/01/21
      Viêm đại tràng có nên uống cà phê không là mối bận tâm của những người bệnh có sở thích…
      Trimebutin là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ ra sao? 26/08/20
      Trimebutin thuộc nhóm thuốc giảm co thắt và thường được dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích hoặc…
      Chữa viêm đại tràng ở đâu tốt nhất? Mách bạn [TOP 9] địa chỉ uy tín ! 01/01/21
      Chữa viêm đại tràng ở đâu tốt nhất, uy tín nhất? Là câu hỏi được nhiều độc giả gửi về…
      Xem tất cả bài viết