Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì & kiêng ăn gì?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì & kiêng ăn gì?

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    05/09/19

    Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì? Đây câu hỏi khiến nhiều ông bố bà mẹ đau đầu. Bài viết dưới đây sẽ gỡ rối giúp bạn.

    5/5 - (18 bình chọn)

    1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

    Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có các triệu chứng như: tiêu chảy cấp hoặc táo bón, kém ăn, mệt mỏi, bụng căng chướng, nôn trớ nhiều… Bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hấp thụ.

    Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với độ tuổi nhằm giúp cân bằng đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cụ thể cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

    • Bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
    • Thực đơn cần phù hợp với độ tuổi của trẻ.
    • Các món ăn phải đảm bảo an toàn, chế biến sạch, ăn chín uống sôi.
    • Chia nhỏ bữa ăn, không nên ép trẻ ăn.
    • Cân nhắc việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?
    • Thức ăn cần nấu mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt.
    • Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
    • Không cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, khó tiêu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

    Xem thêmRối loạn tiêu hoá ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý

    2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

    Vậy trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Dưới đây là những gợi ý ăn uống cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa theo từng lứa tuổi, phụ huynh có thể tham khảo để chăm sóc con một cách toàn diện nhất.

    2.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi

    Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể giúp trẻ phát triển toàn diện và bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

    Đối với trẻ bú sữa công thức nên chọn những loại sữa mát để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khi đổi loại sữa cho bé cần đổi từ từ, tăng dần bữa bú loại sữa mới.

    Thời điểm ăn dặm lý tưởng nhất là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Mẹ lưu ý không cho bé ăn dặm quá sớm.

    Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn

    Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể

    2.2. Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

    Đối với trẻ từ 6 -12 tháng cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc sữa công thức theo nhu cầu. Thời kỳ này trẻ đã ăn dặm khoảng 1 – 3 bữa một ngày.

    Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Đảm bảo bữa ăn dặm của trẻ cân bằng 4 nhóm chất. Cho trẻ ăn thêm sinh tố hoa quả như hồng xiêm, chuối xen giữa các bữa chính.

    Bữa ăn dặm của trẻ cần đủ 4 nhóm chất

    Nên cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc

    2.3. Trẻ trên 1 tuổi bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

    Ngoài việc dùng sữa, trẻ càng lớn dạng thức ăn của trẻ càng giống với của người lớn. Để đối phó với tình trạng rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên ưu tiên những loại thực phẩm dưới đây.

    2.3.1. Chuối

    Trong chuối chứa pectin, chất giúp tiêu hóa và đại tiện dễ dàng hơn. Kali trong chuối sẽ cung cấp chất điện giải cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đối với những trẻ bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa.

    Thêm vào đó, chuối chứa vitamin và khoáng chất dồi dào cung cấp năng lượng giúp trẻ chóng phục hồi.

    Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn chuối

    Chất pectin trong chuối giúp tiêu hóa và đại tiện dễ dàng hơn

    2.3.2. Gạo trắng

    Gạo trắng cung cấp lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể trẻ. Hơn nữa nó còn khá dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa vốn đang “mệt mỏi” của bé. Mẹ có thể nấu cháo hạt hoặc bột cho bé từ gạo trắng.

    Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gạo trắng

    Cháo hạt hoặc bột từ gạo trắng rất dễ tiêu

    2.3.3. Rau xanh

    Đây có lẽ là món ăn quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của bé và nó cũng không nằm ngoài danh sách các món trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn. Rau xanh cung cấp một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

    Rau xanh cung cấp chất xơ, vitamin

    Rau xanh cần có trong thực đơn của trẻ

    2.3.4. Thịt trắng

    Thịt trắng như thịt gà, thịt lợn… là loại thịt dễ tiêu hóa, không tạo gánh nặng lên dạ dày của trẻ.

    Thịt trắng giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn

    Mẹ nên cho trẻ ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ

    2.3.5. Sữa chua

    Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích nhu động ruột. Từ đó làm gia tăng hoạt động của hệ tiêu hóa.

    Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

    Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

    3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?

    3.1. Trẻ dưới 1 tuổi

    • Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa do không dung nạp lactose trong sữa, mẹ nên dừng loại sữa công thức đang cho bé bú. Sau đó, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để đổi sang loại sữa khác.
    • Đối với trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng đường, muối khi nấu đồ ăn dặm cho bé.

    3.2. Trẻ trên 1 tuổi bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?

    3.2.1. Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng gì?

    • Không nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, thịt hộp, pizza… Vì chúng chứa nhiều chất béo, chất phụ gia làm trầm trọng thêm các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy.
    • Trẻ cũng không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh, kẹo, nước ngọt…
    • Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ cũng không nên nằm trong thực đơn của trẻ bị tiêu chảy.
    trẻ rối loạn tiêu hóa nên kiêng thực phẩm nhiều đường

    Trẻ không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường

    3.2.2. Trẻ bị táo bón nên kiêng gì?

    Trường hợp trẻ bị táo bón, không nên cho bé ăn các loại thức ăn giàu tinh bột, chất béo, đồ ăn cay như: thịt mỡ, thức ăn nhanh… Bởi những chất này làm cho phân khô và trẻ khó đi tiêu hơn.

    Trẻ bị táo bón nên kiêng thức ăn nhanh

    Thức ăn nhanh không tốt cho trẻ bị táo bón

    >> Xem thêm:

    Trẻ rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Chuyên gia khuyên bạn

    Mách bạn [12+] Cách chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà cứ áp dụng là khỏi

    Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia

    Bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì? Tốt nhất, ngay khi nhận thấy triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị sớm. Chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn qua hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng có di truyền không? Lưu ý từ chuyên gia 09/02/23
      Viêm đại tràng có di truyền không là câu hỏi của anh Nguyễn Văn Huân (Hải Châu, Đà Nẵng) gửi…
      Kiểm chứng hiệu quả chữa viêm đại tràng bằng quả sung 02/10/20
      Chữa viêm đại tràng bằng quả sung được dân gian sử dụng nhiều thay thế cho các phương pháp y…
      20+ Nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ không thể bỏ qua 19/12/23
      Nếu bạn đang bị đau bụng âm ỉ kéo dài thì không nên chủ quan bởi đó rất có thể…
      Thuốc Duphalac: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ ra sao? 19/11/20
      Duphalac được biết đến là thuốc có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Vậy Duphalac có thành phần…
      Xem tất cả bài viết