Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    07/12/23

    Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, khó khăn khi vận động, thậm chí còn gây tràn dịch khớp cổ chân. Do đó khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên có những hướng xử trí kịp thời.

    5/5 - (13 bình chọn)

    Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cách xử lý bệnh viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân hiệu quả nhé.

    Cổ chân là điểm nối giữa xương cẳng chân và bàn chân. Cổ chân có 3 khớp xương chính là khớp nối mắt cá chân, khớp dưới da và khớp dưới sên.

    1. Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân là gì?

    viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân

    Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân ảnh hưởng đến khả năng vận động

    Bao hoạt dịch hay túi hoạt dịch là lớp đệm mỏng nằm trong bao khớp. Bên trong bao hoạt dịch có chứa chất nhầy gọi là hoạt dịch.

    Bao hoạt dịch hoạt động như tấm đệm, giúp giảm ma sát và ngăn ngừa tổn thương các mô xung quanh trong quá trình vận động. Các dịch khớp bên trong giúp bôi trơn khớp và giảm hao mòn trên bề mặt khớp. Các túi hoạt dịch này rất dễ gặp tình trạng viêm do chấn thương, tuổi tác. Một trong các khớp có thể bị viêm bao hoạt dịch là khớp cổ chân.

    Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân là tình trạng một hoặc nhiều túi hoạt dịch ở khớp cổ chân bị viêm gây sưng, tấy, đỏ, đau khó di chuyển và vận động.

    Đối với khớp cổ chân, vị trí dễ bị viêm bao khớp hoạt dịch nhất là mắt cá chân. Đây là vị trí phải cử động nhiều, biên độ hoạt động lớn.

    Tìm hiểu thêm: Viêm bao hoạt dịch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng xử lý

    2. Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch ở khớp cổ chân

    triệu chứng viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân

    Các triệu chứng điển hình như đau, cứng khớp, khó vận động

    Cũng giống như các triệu chứng của viêm bao khớp hoạt dịch, khi bị viêm bao khớp cổ chân có các dấu hiệu nhận biết như sau:

    2.1. Đau cổ chân

    Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi bị viêm bao hoạt dịch. Do trong các túi hoạt dịch phản ứng viêm để bảo vệ các cơ quan khỏi bị nhiễm trùng và tổn thương. Sự sưng tấy của các mô đè lên đầu dây thần kinh. Áp lực này gửi tín hiệu đau đến não khiến chúng ta cảm thấy đau và khó chịu.

    Các cơn đau tăng lên khi cử động như đi lại, bước chân, xoay khớp cổ chân, co duỗi khớp hoặc đơn giản là đứng cũng bị đau.

    Điều này do sự co bóp của các cơ dẫn đến chèn ép bao hoạt dịch gây đau. Hoặc do toàn bộ trọng lượng cơ thể bị dồn xuống mắt cá chân khi đứng.

    Ngoài đau nhói quanh khớp cổ chân, đau mắt cá chân, người bệnh còn cảm thấy đau nhức sau cổ chân, đau gót chân.

    2.2. Sưng tấy tại khớp

    Do phản ứng viêm mạnh mẽ nên các khớp trở nên sưng tấy. Bạn cảm nhận rõ hơn qua lớp mô cơ ở da bị sưng lên. Da quanh khớp cổ chân bị căng ra, tấy đỏ.

    Cảm giác chạm vào thấy các mô dưới da sưng phù và đau.

     2.3. Cứng khớp

    Cứng khớp cũng là dấu hiệu nhận biết viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân. Tình trạng viêm khiến túi hoạt dịch bị căng ra, các mô cơ xung quanh cũng bị căng, không có không gian để các khớp xương di chuyển. Không chỉ bị cứng khớp vào buổi sáng, tình trạng khớp bị cứng có thể diễn ra ở mọi thời điểm trong ngày. Người bệnh khó cử động và phải massage một lúc mới có thể cử động được.

    Từ đó dẫn đến hiện tượng cứng khớp cổ chân.

    2.4. Nhiệt độ trên da tăng

    Một triệu chứng khác của viêm bao hoạt dịch do nhiễm khuẩn, gây ra bởi nhiễm trùng ở bao hoạt dịch là tăng nhiệt độ trên da.

    Người bệnh sẽ thấy da hơi đỏ, đi kèm với da ấm hơn các khu vực khác trên cơ thể. Đỉnh điểm mức tăng nhiệt độ này có thể lên đến 2,2 độ.

    2.5. Phạm vi chuyển động hạn chế

    Ở khớp cổ chân, phạm vi chuyển động tối đa có thể gấp được 45 độ và xoay trong 45 độ. Tuy nhiên khi cổ chân bị viêm bao hoạt dịch, đặc biệt viêm bao hoạt dịch mắt cá chân thì phạm vi chuyển động của khớp bị hạn chế rất nhiều.

    Biên độ vận động của khớp cổ chân bị giảm xuống khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển như đi bộ, chạy…

    2.6. Đi khập khiễng

    Bao khớp cổ chân bị viêm sẽ khiến cơ thể khó giữ thăng bằng. Người bệnh thường phải đi tập tễnh, khập khiễng.

    Nếu cả 2 khớp cổ chân đều bị viêm bao hoạt dịch người bệnh không đi lại được bình thường, thậm chí cần sự hỗ trợ của nạng hoặc xe lăn.

    3. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch tại khớp cổ chân

    Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng viêm bao hoạt dịch tại khớp cổ chân. Có thể kể đến một số nguyên nhân và yếu tố gây ảnh hưởng như:

    3.1. Vận động quá mức gây viêm bao hoạt dịch

    Các động tác thường xuyên phải dùng đến khớp cổ chân như đi bộ, chạy nhảy hoặc chuyển động lặp đi lặp lại của khớp mắt cá chân, thường gặp ở các vận động viên điền kinh, vũ công hoặc người thường xuyên chạy bộ có thể gây kích ứng bao hoạt dịch và gây viêm.

    3.2. Chấn thương gây viêm

    Chấn thương cổ chân là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân.

    Khi bị một lực tác động mạnh lên cổ chân như ngã khiến dây chằng, xương và sụn khớp bị ảnh hưởng. Điều này khiến tổ chức trong bao khớp mất đi cấu trúc ổn định, gây sưng, viêm, tổn thương, dẫn đến viêm khớp cổ chân.

    Nặng hơn, trường hợp viêm bao khớp hoạt dịch nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến u nang bao hoạt dịch cổ chân hoặc tràn dịch khớp cổ chân.

    3.3. Nhiễm trùng

    Viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt với những người trong khoảng 50 tuổi. Tình trạng này có thể tăng cao ở người có bệnh lý nền.

    Nhiễm trùng bao hoạt dịch khớp cổ chân thường do tụ cầu khuẩn gây nên. Khi bao hoạt dịch bị viêm khiến tụ cầu khuẩn dễ xâm nhập và gây nên tình trạng sưng viêm. Tình trạng có thể nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng.

    3.4. Tự miễn dịch và viêm toàn thân

    Một nguyên nhân quan trọng khác của viêm bao hoạt dịch là tình trạng tự miễn dịch và tình trạng viêm toàn nhân. Đây là căn nguyên gây nên các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, bệnh cột sống và bệnh gout.

    Chúng cũng có thể gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch tại khớp trong đó có khớp cổ chân.

    3.5. Do các thủ thuật xâm lấn gây ra

    Trong một số trường hợp bạn cần phẫu thuật tại các vị trí khớp quanh cổ chân. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra nhiễm trùng ổ khớp, nhiễm trùng bao hoạt dịch.

    3.6. Tuổi tác làm tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch

    Tuổi tác càng cao càng khiến các khớp trở nên lỏng lẻo và yếu dần, bao hoạt dịch yếu, ít dịch khớp dẫn đến lão hóa, sưng viêm tại các ổ khớp.

    Bên cạnh đó, tuổi tác cao cũng làm tăng nguy cơ chấn thương, khả năng phục hồi chậm so với đối tượng trẻ hơn. Do đó khi bị một chấn thương nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch tại khớp.

    4. Viêm bao hoạt dịch cổ chân có nguy hiểm không?

    viêm bao hoạt dịch ở cổ chân có nguy hiểm không

    Bệnh có thể tiến triển nặng nếu người bệnh không có phương pháp điều trị cụ thể

    Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân nếu để kéo dài có thể tiến triển thành mạn tính. Các đợt bùng phát lặp đi lặp lại sẽ gây tổn thương bao hoạt dịch, tăng tình trạng sưng viêm và mức độ nặng hơn. Từ đó làm giảm khả năng vận động của khớp cổ chân.

    Trường hợp sưng đau khớp do viêm bao hoạt dịch kéo dài dẫn đến nguy cơ:

    • Mất sụn khớp, tổn thương bề mặt sụn khớp và gây cứng khớp
    • Tổn thương vĩnh viễn màng hoạt dịch tại khớp
    • Tràn dịch khớp cổ chân, tràn dịch mắt cá chân
    • U bao hoạt dịch khớp cổ chân
    • Hạn chế vận động, thậm chí có nguy cơ bị tàn phế nếu không điều trị kịp thời

    5. Viêm bao hoạt dịch cổ chân có tự khỏi không?

    Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân hay mắt cá chân thường nhanh khỏi. Hầu hết trường hợp có tể tự khỏi trong một vài tuần.

    Tuy nhiên cũng có những trường hợp cần phải can thiệp bằng thuốc và nhiều phương pháp điều trị khác. Vì vậy khi bị viêm bao hoạt dịch, bạn cần nghỉ ngơi và có chế độ vận động thích hợp.

    Ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm bạn cũng không nên vận động quá mạnh hoặc gây áp lực lên bao hoạt dịch khớp cổ chân nhiều. Bởi đây là lúc các bao khớp đang trong quá trình phục hồi, rất dễ bị viêm tái đi tái lại nếu gặp chấn thương.

    6. Khi nào nên đến bác sĩ?

    Nếu gặp phải tình trạng này bạn cần thăm khám kịp thời như:

    • Cơn đau kéo dài trên 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm
    • Đau khớp dữ dội, áp dụng các biện pháp điều trị bằng thuốc vẫn chưa thuyên giảm
    • Không thể cử động khớp
    • Sưng quá mức, đỏ, bầm tím hoặc phát ban ở quanh khớp
    • Đau nhói đặc biệt khi vận động, thể dục hoặc làm quá sức
    • Sốt cao

    Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bao hoạt dịch tại khớp đang bị quá giới hạn chịu đựng, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, viêm nặng nề. Vì vậy bạn hãy chủ động thăm khám để có phác đồ điều trị viêm bao hoạt dịch khớp hiệu quả.

    7. Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân

    Để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân cần xét 2 yếu tố cận lâm sàng và lâm sàng.

    Trong đó chẩn đoán cận lâm sàng là khâu các bác sĩ kiểm tra mầu sắc, hình dạng cổ chân, mức độ sưng viêm tại ổ khớp cổ chân cũng như vị trí mắt cá chân.

    Đồng thời kiểm tra về tiền sử bệnh, thời gian bị chấn thương, nguyên nhân dẫn đến đau, triệu chứng đau kéo dài bao lâu.

    Thông qua những khảo sát này các bác sĩ sẽ nắm được tình trạng sơ bộ mà người bệnh gặp phải.

    Bên cạnh đó các bác sĩ sẽ tiến hành một số chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân cụ thể và mức độ bệnh để có phác đồ điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân thích hợp.

    Một số phương pháp chẩn đoán như:

    – Siêu âm hoặc MRI đánh giá mức độ tổn thương của túi hoạt dịch

    – Hút dịch để kiểm tra trong hoạt dịch có bị nhiễm khuẩn hay không hay có tinh thể hay không

    8. Điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân

    Để điều trị viêm bao hoạt dịch sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh. Đối với mức nhẹ chỉ cần chườm nóng và chườm lạnh, nghỉ ngơi ăn uống hợp lý bệnh sẽ thuyên giảm.

    Trường hợp nặng, đau nhiều cần đến thuốc giảm đau hoặc điều trị theo tình trạng viêm, nhiễm trùng. Nguy hiểm nhất là phải phẫu thuật loại bỏ ổ viêm, nhiễm trùng trong khớp.

    điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân

    Có nhiều phương pháp để điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân

    Một số phương pháp điều trị như:

    8.1. Chườm nóng và chườm lạnh khớp cổ chân

    Đây là 2 phương pháp thường dùng khi bị viêm bao hoạt dịch.

    Chườm lạnh áp dụng trong trường hợp đau cấp tính. Người bệnh cảm thấy các cơn đau dữ dội quanh khớp cổ chân khó di chuyển và vận động có thể chườm lạnh để giảm sưng đau, viêm.

    Sau khi chườm lạnh đỡ đau có thể chườm nóng để tăng cường lưu thông máu đến các vùng cổ chân. Đồng thời giảm tình trạng căng cơ, cứng cơ, mô xung quanh các khớp. Nên chườm lạnh trong khoảng 15 phút mỗi lần. Ngày từ 3-4 lần.

    Đối với phương pháp chườm lạnh bạn chỉ cần bọc đá lạnh vào một tấm khăn sau đó chườm xung quanh vùng khớp bị tổn thương.

    Tương tự như vậy, khi chườm nóng bạn dùng các túi chườm nóng hoặc dùng túi chườm từ thảo dược như ngải cứu, lá lốt.

    Bằng cách:

    • Rang nóng lá lốt hoặc ngải cứu lên và cho vào một chút muối đảo đến khi các loại lá này đủ độ nóng
    • Gói các lá ngải cứu hoặc lá lốt đã sao vàng cho vào khăn
    • Sau đó chườm quanh vùng khớp cổ chân bị viêm bao hoạt dịch

    8.2. Dùng thuốc giảm đau điều trị viêm bao hoạt dịch

    Đối với viêm bao hoạt dịch nói chung và viêm bao hoạt dịch nói riêng, cách điều trị theo nguyên tắc giảm đau và giảm viêm. Các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như:

    Một số thuốc giảm đau không kê đơn như: Ibuprofen, naproxen hoặc acetaminophen.

    Các thuốc giảm đau kê đơn như diclofenac (Voltaren), ketoprofen (Orudis) và naproxen

    *** Lưu ý:

    Người bệnh không nên sử dụng thuốc giảm đau quá 10 ngày mà không có chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

    Thuốc giảm đau, chống viêm nếu lạm dụng hoặc dùng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và đau tim. Vì vậy người bệnh nên thận trọng.

    Bên cạnh thuốc giảm đau, chống viêm các loại thuốc nhóm NSAID, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc corticosteroid đường uống nếu viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân kéo dài.

    Có những rủi ro khi sử dụng cortisteroid. Người bệnh cần thận trọng tham khảo kỹ ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

    Xem thêm Các loại thuốc chữa viêm bao hoạt dịch thường dùng!

    8.3. Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng bao hoạt dịch

    Trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân dẫn đến nhiễm trùng, bên cạnh thuốc giảm đau chống viêm thì người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh.

    Trong đó:

    Viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh phổ rộng như cephalosporin, clindamycin hoặc vancomycin

    Viêm bao hoạt dịch nhiễm trùng nhẹ có thể dùng bằng kháng sinh đường uống

    Trường hợp nặng có thể cần đến dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch

    * Dùng kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng nhờn kháng sinh, kháng kháng sinh.

    8.4. Tiêm corticosteroid giảm viêm và giảm đau

    Tiêm corticoid làm giảm nhanh các phản ứng sưng, viêm đau trong trường hợp mô viêm chỉ khu trú ở một vùng nhỏ như viêm bao khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân cơ…

    Thuốc có tác dụng nhanh chóng, thời gian hiệu quả kéo dài từ hàng tháng đến hàng năm.

    Cách tiêm thuốc giảm đau khớp do viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân tuy hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy người bệnh nên thận trọng khi áp dụng phương pháp này.

    8.5. Vật lý trị liệu giảm viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân

    vật lý trị liệu khớp cổ chân

    Người bệnh có thể được chỉ định phương pháp vật lý trị liệu khớp cổ chân

    Khi bị đau khớp do viêm bao hoạt dịch người bệnh có thể tham khảo phương pháp vật lý trị liệu.

    Vật lý trị liệu giúp giảm đau, tăng tốc độ phục hồi tổn thường trong điều trị viêm bao hoạt dịch. Một số phương pháp vật lý trị liệu như:

    • Chiếu tia hồng ngoại
    • Siêu âm trị liệu để cung cấp nhiệt sâu cho các mô và ổ khớp bao gồm bao hoạt dịch, tăng độ đàn hồi và co giãn cơ và gân bị căng
    • Kích thích bằng xung điện giúp giảm đau, ngăn ngừa teo cơ và tăng cường sức mạnh ở cơ và khớp
    • Massage quanh khớp giảm đau và tăng cường lưu thông máu đến các chi
    • Bài tập về phạm vi chuyển động và sức mạnh thụ động. Ở các bài tập này người bệnh sẽ được các kỹ thuật viên tập cho các động tác để lấy lại sức mạnh ở cơ, khớp và khả năng vận động

    Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh và giảm đau cho khớp như:

    – Bài tập xoay khớp nhẹ nhàng để lấy lại biên độ vận động cho khớp

    – Kéo giãn khớp cổ chân nhẹ nhàng để tạo không gian di chuyển cho bao hoạt dịch khớp

    – Ngồi duỗi thẳng chân sau đó di chuyển bàn chân từ bên trái sang bên phải để kéo căng các dây chằng quanh cổ chân

    – Các bài tập này thực hiện từ 10-20 lần mỗi chân. Nếu cảm thấy đau không nên tiếp tục, hãy nghỉ ngơi đến khi đỡ đau có thể bắt đầu lại.

    8.6. Mẹo chữa đau nhức sưng viêm do viêm bao hoạt dịch cổ chân

    Bên cạnh những phương pháp điều trị chính thống trên, người bệnh hãy thử ngay một số mẹo nhỏ viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân bằng các thảo mộc sẵn có như:

    – Ngâm chân với nước gừng ấm pha muối loãng mỗi tối để giảm đau, đỡ đau nhức về đêm, tăng lưu thông máu

    – Ngâm chân với tinh dầu như tinh dầu gừng, tinh dầu sả, bạc hà, dầu oải hương để làm giảm sưng đau, viêm do bao hoạt dịch gây nên

    – Xoa bóp cổ chân bằng hạt gấc ngâm rượu hoặc rượu gừng để giảm đau

    – Đắp lá lốt sao vàng hoặc ngâm chân với nước lá lốt đun với muối loãng

    – Đắp dây đau xương bằng cách giã nát, chườm lên vùng khớp cổ chân bị sưng đau

    – Đắp cây chó đẻ (diệp hạ châu) để giảm đau

    Những bài thuốc, mẹo dân gian này được nhiều người sử dụng và có mang đến hiệu quả. Tuy nhiên chỉ những trường hợp viêm bao hoạt dịch nhẹ có thể áp dụng. Nếu nặng hơn người bệnh nên thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    8.7. Hút dịch ổ khớp cổ chân

    Nếu bị tràn dịch khớp cổ chân hoặc tràn dịch khớp mắt cá chân, người bệnh cần chữa tràn dịch khớp bằng cách hút dịch.

    Phương pháp này phải được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên ngành, các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.

    Khi thực hiện cần đảm bảo các dụng cụ được vô trùng và kiểm tra đầy đủ hồ sơ bệnh án, phiếu chỉ định thủ thuật, các chỉ định và chống chỉ định khi dùng.

    Có 2 cách hút dịch khớp là hút dịch khớp cổ chân đường trước giữa và hút dịch khớp cổ chân đường bên trong.

    Sau khi hút dịch khớp cần đánh giá lại thể dịch khớp (số lượng, màu sắc, độ nhớt, độ trong) hoặc làm xét nghiệm nếu có chỉ định.

    Sau khi đã hút hết dịch, tiến hành tiêm thuốc nếu có chỉ định

    Trong vòng 24 giờ sau hút dịch người bệnh không nên tiếp xúc với nước ở vị trí hút dịch. Đồng thời nếu chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí chọc dò, sốt cần tái khám.

    8.8. Phẫu thuật

    Ở thể khu trú, các phản ứng viêm gây tổn thương bao hoạt dịch và khớp, đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Tuy nhiên khi ở thể lan tỏa, bệnh gây tổn thương toàn bộ màng hoạt dịch khớp khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
    Trong trường hợp điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm không hiệu quả, các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ bao hoạt dịch bị viêm.

    Trong quá trình thực hiện phẫu thuật các bác sĩ có thể chọc lấy dịch khớp cấy tìm vi khuẩn và lấy bao hoạt dịch bị cắt để giải phẫu bệnh tìm nguyên nhân.

    9. Hỗ trợ điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân bằng chế độ dinh dưỡng

    Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân. Do đó nếu bạn đang vị viêm bao hoạt dịch khớp, hãy tham khảo ngay những thực phẩm này.

    9.1. Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân nên ăn gì?

    Bổ sung omega-3

    Bổ sung omega-3 giúp giảm các phản ứng viêm

    Người bệnh trong thời gian điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân, tránh tràn dịch khớp cổ chân cần bổ sung một số nhóm thực phẩm này:

    Axit béo omega-3 có trong dầu cá hoặc dầu hạt lanh. Omega-3 có thể giảm viêm trong trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp. Nếu đang dùng thuốc loãng máu như aspirin, warfarin nên hỏi ý kiến của bác sĩ

    Vitamin C giúp sửa chữa các mô liên kết trong đó có sụn khớp. Bạn hãy tăng cường thực phẩm như trái cây họ cam quýt, rau cải, kiwi…

    Dứa: Trong dứa không chỉ chứa vitamin C giảm viêm, chữa lành các mô liên kết mà dứa còn chứa Bromelain giảm viêm

    Tăng cường các thực phẩm có chứa glucosamine, canxi, chondroitin để giúp xương khớp chắc khỏe

    Bổ sung các thực phẩm như lúa mì, yến mạch, hạnh nhân để giảm viêm, giảm thoái hóa khớp.

    9.2. Viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân nên kiêng gì?

    Ngoài ra để tránh các phản ứng viêm tăng nặng, người bệnh cần hạn chế một số loại thực phẩm sau:

    • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (chất béo xấu) như nội tạng động vật, mỡ động vật, đồ chiên rán
    • Hạn chế đồ ăn đã qua chế biến như pizza, mì ống, xúc xích, lạp xưởng
    • Tránh đồ uống có cồn, chất kích thích
    • Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều muối
    • Tránh các loại thức ăn gia vị có tính nóng như thịt chó, thịt cừu, thịt dê dễ làm tăng phản ứng viêm
    • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ dễ sinh ra các phản ứng viêm trong cơ thể

    10. Phòng bệnh viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân

    Để phòng ngừa bệnh viêm bao hoạt dịch khớp nói chung và viêm bao hoạt dịch mắt cá chân, cổ chân nói riêng bạn cần thực hiện cân bằng cả chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.

    Cụ thể bạn nên áp dụng một số cách như sau:

    • Duy trì cân nặng ổn định bởi nếu thừa cân sẽ gia tăng áp lực lên các khớp
    • Làm sạch các vết thương hở gần khớp để tránh nhiễm trùng
    • Khởi động trước khi tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao
    • Sử dụng đệm băng cổ chân để tránh gây tổn thương tới khớp cổ chân và tránh áp lực lên khớp
    • Nghỉ giải lao nếu làm làm các công việc liên quan nhiều đến khớp cổ chân
    • Tránh các tư thế gây ảnh hưởng đến khớp

    11. Kết luận

    Trên đây là những thông tin về viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân bạn cần nắm rõ. Ngay khi có những dấu hiệu viêm cần thăm khám, điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng sinh hoạt điều độ để cải thiện bệnh.

    Nếu có thắc mắc nào người bệnh có thể liên hệ ngay hotline tổng đài 0343446699 để được tư vấn.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? {19+} gợi ý từ chuyên gia 02/07/20
      Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo Ths.Bs Nguyễn…
      Bẻ cổ kêu răng rắc có nguy hiểm không? Giải đáp thắc mắc của bạn 25/01/21
      Bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc chỉ là thói quen vô hại nhưng động tác này tiềm ẩn rất…
      Đau lưng do lái xe – Nguyên nhân do đâu và 15 cách cải thiện cơn đau 12/04/21
      Đau lưng do lái xe là tình trạng thường gặp của các tài xế, không chỉ riêng gì người đi…
      Gai cột sống lưng và cổ: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách khắc phục 12/09/19
      Gai cột sống lưng và cổ là bệnh xương khớp ngày càng phổ biến, đang có xu hướng gia tăng…
      Xem thêm