Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/11/21

    Viêm khớp cổ chân không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, không ít người có tâm lý chủ quan, coi nhẹ việc điều trị khiến  tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy viêm khớp cổ chân là bệnh gì? Có triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây!

    5/5 - (136 bình chọn)

    1. Bệnh viêm khớp cổ chân là gì?

    Khớp cổ chân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc gánh chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể cũng như duy trì các hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy, bộ phận này rất dễ bị tổn thương và phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thường gặp nhất là viêm khớp cổ chân.

    Viêm khớp cổ chân là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương do giảm sút lượng dịch nhầy bôi trơn, từ đó gây ra triệu chứng đau khớp mắt cá chân và cứng khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên (45-60 tuổi), đặc biệt là lứa tuổi sau 60. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch cổ chân, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    viêm khớp cổ chân

    viêm khớp cổ chân

    2. Các nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cổ chân

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp cổ chân, dưới đây là một số nguyên nhân chính thường gặp phải:

    2.1. Viêm khớp cổ chân sau chấn thương

    Những chấn thương khi lao động, chơi thể thao hoặc chạy bộ như: bong gân, trật khớp, gãy xương… gây viêm, sưng khớp mắt cá chân hoặc viêm khớp mắt cá chân. Từ đó ảnh hưởng đến vận động và đi lại.

    chấn thương là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân

    Các chấn thương gây ra tình trạng viêm, sưng khớp mắt cá chân

    2.2. Lão hóa

    Theo quy luật tự nhiên, quá trình lão hóa xương khớp diễn ra khiến cho phần sụn khớp, đặc biệt là sụn khớp ở cổ chân dần bị thoái hóa. Lúc này các xương cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức, vận động khó khăn.

    2.3. Béo phì, thừa cân

    Khi cơ thể nạp vào quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, chất béo dễ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Điều này tạo thêm áp lực cho phần cổ chân. Tình trạng này kéo dài khiến khớp cổ chân bị tổn thương và gây viêm nhiễm.

    2.4. Do một số bệnh lý hoặc dị dạng xương khớp

    Một số bệnh lý như: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, gút,… cũng có nguy cơ dẫn đến viêm khớp cổ chân. Ngoài ra, những người dị dạng khớp bẩm sinh hoặc mắc các bệnh lý làm thay đổi hình thái xương khớp cũng dễ dẫn đến viêm khớp.

    Trọng lượng cơ thể gây ra tình trạng viêm đau khớp cổ chân

    Trọng lượng cơ thể cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đau khớp cổ chân

    2.5. Do thói quen lười vận động

    Lười vận động khiến dịch và sụn khớp không được điều tiết, khả năng thích ứng với những thay đổi trong quá trình vận động bị kém dần. Kèm theo đó là mật độ xương suy giảm nên chỉ một tai nạn nhỏ hoặc vận động quá mạnh cũng khiến khớp cổ chân chịu tổn thương.

    Nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời, tình trạng sưng viêm sẽ hình thành và người bệnh có nguy cơ phải “đối mặt” những cơn đau nhức và cứng khớp.

    >> Tìm hiểu thêm: Bệnh Viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cổ chân

    Những người bị viêm khớp cổ chân thường gặp phải triệu chứng đau nhức, sưng tấy khớp chân, khó chịu khi vận động, cụ thể:

    TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ
    ✅ Cổ chân đau nhói khi vận động Khớp cổ chân sẽ xuất hiện các cơn đau khi người bệnh lao động, chơi thể thao, đi lại hoặc chạy nhảy nhiều.

    Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột khiến người bệnh bị bất ngờ, khó chịu.

    ✅ Cứng khớp vào buổi sáng Hiện tượng này khiến người bệnh khó khăn trong di chuyển.
    ✅ Phát ra tiếng kêu khi di chuyển Khi bạn di chuyển, cổ chân sẽ phát ra các tiếng lạo xạo, lắc rắc.
    ✅ Sưng tấy vùng cổ chân Đi kèm với các cơn đau thì bộ phận này còn sưng đỏ, chạm vào có cảm giác nóng, ấm.

    Nếu tình trạng sưng đau kéo dài còn lan sang cả các bộ phận khác như mắt cá chân.

    ✅ Triệu chứng khác Sốt, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn vận động,…
    Cơn đau khớp cổ chân thường xuất hiện đột ngột gây bất ngờ khó chịu

    Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột khiến người bệnh bị bất ngờ, khó chịu

    4. Bệnh viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?

    Theo Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng, ở thời kỳ đầu, viêm khớp cổ chân chỉ có biểu hiện đau nhức phần cổ chân, mắt cá chân, kèm theo triệu chứng sưng đỏ và vận động khó khăn. Tuy nhiên, đến giai đoạn thứ phát, bệnh tiến triển rất nhanh, bắt đầu hình thành các gai xương, gây chèn ép lên rễ thần kinh và tạo ra các cơn đau nhức dữ dội cho người bệnh. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở thành mạn tính gây ra các biến chứng sau:

    • Teo cơ
    • Biến dạng xương khớp
    • Cứng khớp, làm mất khả năng vận động, thậm chí là tàn phế.
    Ở thời kỳ đầu, người bệnh bị đau nhức, sưng đỏ phần cổ chân

    Ở thời kỳ đầu, người bệnh bị đau nhức, sưng đỏ phần cổ chân

    5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp cổ chân

    Khi có biểu hiện đau khớp cổ chân người bệnh nên tiến hành thăm khám để xác định được nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Để cải thiện tình trạng đau nhức và khả năng vận động của mình, người bệnh có thể tham khảo các giải pháp điều trị dưới đây.

    5.1. Sử dụng thuốc tây điều trị viêm khớp cổ chân

    Sử dụng thuốc tây trong điều trị viêm khớp cổ chân có ưu điểm giúp giảm đau và kháng viêm nhanh. Nếu bạn đang băn khoăn viêm khớp cổ chân uống thuốc gì thì thông tin dưới đây chính là câu trả lời.

    Hầu hết các trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Tây để điều trị tạm thời

    Hầu hết các trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Tây để điều trị tạm thời

    – Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid: Naproxen, Ibuprofen, Acetaminophen,…

    – Thuốc điều trị ngoài da: Các loại thuốc dạng kem, gel bôi trực tiếp lên vùng da bị đau ở khớp cổ chân giúp giảm các triệu chứng tấy đỏ ngoài da.

    – Thuốc tiêm: Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm corticoid ngay tại chỗ. Tuy nhiên, cách làm này phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao và tại phòng bệnh vô trùng.

    **Lưu ý: Việc dùng thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc. Bởi nếu lạm dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày…

    5.2. Khắc phục viêm khớp cổ chân bằng các bài thuốc dân gian

    Với nguyên liệu chính từ thảo dược “cây nhà lá vườn”, các bài thuốc dân gian được cho là lành tính, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, chúng còn mang lại hiệu quả khả quan và giá thành rẻ. Người bị viêm khớp cổ chân nhẹ có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

    5.2.1. Sử dụng bột quế và mật ong

    Mật ong từ lâu đã được biết đến là thần dược trong tự nhiên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Bên cạnh đó, bột quế cũng là dược liệu chống viêm hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị xương khớp.

    Bài thuốc từ bột quế và mật ong

    Bài thuốc từ bột quế và mật ong

    Bài thuốc mật ong và bột quế được thực hiện như sau:

    • Bước 1: Trộn 1 thìa mật ong nguyên chất với 1 thìa bột quế, thêm một chút nước ấm để được hỗn hợp sền sệt.
    • Bước 2: Chia hỗn hợp đã trộn được thành 2 phần, pha thêm với nước ấm uống vào sáng và tối.

    5.2.2. Tỏi và rượu trắng

    Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tỏi chứa Allicin – hoạt chất kháng sinh có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, tỏi còn có chất chống oxy hóa, canxi, sắt, magie… giúp xương khớp cứng cáp, khỏe mạnh, bảo vệ sụn khớp khỏi tác hại của các gốc tự do. Vì vậy, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc rượu tỏi để cải thiện tình trạng viêm khớp cổ chân của mình.

    Người bệnh có thể giảm các cơn đau nhờ tỏi và rượu trắng

    Người bệnh có thể giảm các cơn đau nhờ tỏi và rượu trắng

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Lột sạch phần vỏ bên ngoài tỏi, rửa sạch hết bụi bẩn rồi vớt ra để ráo.
    • Bước 2: Ngâm tỏi với rượu trắng theo tỷ lệ cứ 40 gam tỏi tươi với 100ml rượu.
    • Bước 3: Khi thấy tỏi chuyển sang màu vàng là bạn có thể lấy ra để sử dụng. Người bệnh dùng rượu tỏi bóp vào các khớp cổ chân để giảm sưng đau.

    5.2.3. Tận dụng vỏ sầu riêng

    Sau khi ăn sầu riêng bạn đừng vội vứt đi phần vỏ mà hãy tận dụng để khắc phục bệnh viêm khớp vùng cổ chân.

    Bạn có thể tận dụng vỏ sầu riêng để điều trị bệnh

    Bạn có thể tận dụng vỏ sầu riêng để điều trị bệnh

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Tách phần vỏ sầu riêng, loại bỏ phần sâu hỏng (nếu có), rồi đem rửa sạch.
    • Bước 2: Thái nhỏ phần vỏ rồi đem sấy hoặc phơi khô dưới nắng.
    • Bước 3: Đem phần vỏ sầu riêng đã được làm khô sắc lấy nước để uống.

    Ngoài ra, khi xuất hiện các cơn đau, bạn cũng có thể chườm lạnh vào vị trí đau. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút, mỗi ngày khoảng 4 hoặc 5 lần, các cơn đau sẽ thuyên giảm dần.

    >> Tìm hiểu thêm: 4 bài thuốc dân gian chữa đau mu bàn chân đơn giản và cực hiệu nghiệm

    5.3. Điều trị viêm khớp cổ chân bằng phương pháp vật lý trị liệu

    Bên cạnh 2 phương pháp kể trên, người bị viêm khớp cổ chân có thể tham khảo các giải pháp từ vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh của mình, cụ thể:

    Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt nóng để nâng cao khả năng tuần hoàn cho máu, giảm đau, chống viêm. Bên cạnh đó, nhiệt trị liệu còn giúp phân tán những chất trung gian gây viêm, nuôi dưỡng và phục hồi nhanh tổn thương xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh sử dụng nhiệt nóng trong tình trạng sưng, viêm cấp.

    Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm: Phương pháp này giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức, cải thiện khả năng vận động. Người bệnh có thể tắm hoặc ngâm chân ở nhiệt độ 30-35 độ C.

    Siêu âm: Sử dụng hiệu ứng nhiệt học, cơ học, hóa học, siêu âm dẫn thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.

    Sóng ngắn trị liệu: Sử dụng các bức xạ điện từ có sóng ngắn tính bằng mét, đây là phương pháp điều trị thông thường có bước sóng từ 11-22m. Phương pháp này có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm, giãn mạch, tăng cường lưu thông máu ở vùng khớp cổ chân, cải thiện khả năng vận động.

    Ngoài ra, xoa bóp, châm cứu… cũng là phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp cổ chân. Tùy vào từng trường hợp, sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

    Vật lý trị liệu điều trị viêm khớp cổ chân

    Vật lý trị liệu điều trị viêm khớp cổ chân

    5.4. Phẫu thuật

    Trong trường hợp tình trạng viêm khớp cổ chân có triệu chứng đau nhức nặng nề, phương pháp điều trị bảo tồn không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hàn khớp hoặc thay khớp cổ chân nhân tạo.

    Một số hình thức phẫu thuật được áp dụng như:

    Phẫu thuật nội soi: Phù hợp với những người bị viêm khớp do tổn thương sụn xương ở khớp cổ chân. Lúc này, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ tổn thương bên trong. Sau vài tuần có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

    Phẫu thuật thay hàn khớp: Bác sĩ tiến hành khử trùng, phẫu thuật lấy bỏ phần xương, sụn bị tổn thương sau đó cố định bằng đinh, đai nẹp. Cuối cùng là khâu đóng vết mổ.

    Phương pháp phẫu thuật thường đi kèm với rủi ro như nhiễm trùng, xuất huyết hoặc tổn thương dây thần kinh lúc mổ. Để hạn chế biến chứng, người bệnh nên lựa chọn bệnh viện, cơ sở uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giỏi.

    6. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị viêm khớp cổ chân

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng để cải thiện tình trạng viêm khớp cổ chân, bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị trên, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:

    6.1. Người bị viêm khớp cổ chân nên ăn gì, kiêng gì?

    Một chế độ dinh dưỡng khoa học cho người viêm khớp nói chung, viêm khớp cổ chân nói riêng vừa đảm bảo an toàn lại tránh được sự dày vò của những cơn đau.

    – Bổ sung các loại cá có hàm lượng omega-3 cao như: Cá thu, cá mòi, cá hồi… được nghiên cứu khoa học cải thiện tình trạng đau khớp, cứng khớp. Đồng thời, bổ sung vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

    – Ăn các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, anh đào, dâu tằm… có khả năng ức chế phản ứng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý xương khớp.

    – Thêm tỏi, gừng vào trong món ăn hàng ngày giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng, giảm sưng, viêm khớp cổ chân.

    – Tăng cường rau xanh, đặc biệt là rau bina, bông cải xanh, súp lơ… có khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn chất gây ra phản ứng viêm tại các khớp.

    – Hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, thịt gia cầm… có thành phần purin cao khiến tình trạng viêm ở các khớp thêm trầm trọng.

    – Ăn nhạt, giảm lượng muối, đồ đóng hộp, thực phẩm chế biễn sẵn… hạn chế tác động ảnh hưởng đến xương khớp.

    – Tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích khiến tình trạng viêm khớp ngày càng nặng.

    6.2. Chế độ sinh hoạt cho người viêm khớp cổ chân

    – Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, trường hợp thừa cân béo phì nên thực hiện chế độ giảm cân khoa học.

    – Dành thời gian luyện tập thể dục, thể thao với các bài tập, môn thể thao phù hợp với sức khỏe.

    – Thay vì làm việc quá sức, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tái táo sức lao động.

    – Tránh căng thẳng, stress kéo dài

    Trên đây là toàn bộ các thông tin giúp độc giả hiểu hơn về bệnh viêm khớp cổ chân cũng như cách điều trị. Ngay khi có triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ 0343 44 66 99 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bài tập chữa cong vẹo cột sống – 12 động tác đơn giản, hiệu quả 17/09/21
      Tập luyện cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị cong vẹo cột sống tại nhà hiệu…
      Đau xương bàn chân là bệnh gì? Điều trị như thế nào? 13/07/24
      Nhiều người gặp phải tình trạng đau xương bàn chân mà không hề hay biết nguyên nhân gây bệnh là…
      Gợi ý 25 bài tập tăng chiều cao – Giúp bạn cao thêm mỗi ngày 05/09/23
      Bên cạnh thực phẩm tăng chiều cao thì các bài tập tăng chiều cao cũng được nhiều người quan tâm.…
      Hướng dẫn 7 cách trị đau đầu bằng gừng dễ thực hiện 26/06/23
      Đau đầu gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc. Do đó, việc tìm…
      Xem thêm