Đau gót chân là bệnh gì, có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn – nguyên Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, BV TƯ Quân đội 108 đi tìm lời giải ngay trong bài viết dưới đây.
1. Triệu chứng thường gặp của đau gót chân
Ở mỗi trường hợp cụ thể, biểu hiện đau gót chân lại có sự khác biệt. Dưới đây là một số triệu chứng mà người đau gót chân có thể gặp phải:
- Người bệnh có thể bị đau lòng bàn chân khi ngủ dậy, đau khi bước chân xuống giường…
- Cơn đau có thể nhè nhẹ, có khi nhức nhối, chói buốt.
- Cảm giác đau cũng có thể khởi phát sau một động tác mạnh đột ngột, do mang mang vác vật nặng hoặc đứng trên bề mặt cứng quá lâu.
- Đối với các trường hợp xuất hiện gai xương, sẽ tác động vào phần mềm phía sau gây ra cảm giác đau đớn. Lâu ngày, các mô có thể bị viêm khiến cho chân sưng phù. Khi đó, cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi và đau lan sang khu vực quanh mắt cá chân.
Các trường hợp béo phì, thường xuyên đi giày cao gót, vận động viên hoặc người bị dị tật bẩm sinh ở chân có nguy cơ gặp phải tình trạng này nhiều hơn so với những đối tượng khác.
2. Nguyên nhân dẫn đến đau gót chân
Đau nhức gót chân không được xem là bệnh mà là triệu chứng lâm sàng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Việc tìm ra nguyên nhân chính xác sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị hiệu quả. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:
2.1. Viêm cân gan bàn chân
Cân gan bàn chân có tác dụng giảm nhẹ lực dồn xuống bàn chân khi di chuyển, vận động. Nếu vùng này bị viêm sẽ gây tổn thương trực tiếp đến phần xương cân bám vào gót chân, gây nên bệnh gai xương gót chân. Từ đó sinh ra đau nhức gót.
2.2. Đứt hoặc viêm gân gót chân
Gân gót chân hay còn gọi là gân Achilles nằm ở mặt sau cẳng chân, bám vào xương gót. Nếu đang vận động mà nghe thấy tiếng “phựt” ở mặt sau cẳng chân thì khả năng cao là gân Achilles của bạn đã bị đứt.
Đứt hoặc viêm gân Achilles thường có biểu hiện là cơn đau nhẹ ở phần gót chân. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi bạn chạy đường dài, leo cầu thang… Tuy nhiên, những cơn đau này sẽ được cải thiện nhanh chóng khi hoạt động nhẹ nhàng kết hợp những bài tập massage cho gan bàn chân.
Viêm gân Achilles là một trong những nguyên nhân gây đau gót bàn chân
2.3. Thoái hoá gót chân
Thoái hóa gót chân chủ yếu xảy ra do quá trình lão hóa dẫn đến bào mòn, tổn thương các mô sụn, hình thành các gai xương nhô ra, gây đau đớn trong quá trình di chuyển, vận động. Bên cạnh nguyên nhân do tuổi tác, thoái hóa gót chân còn còn có thể do thói quen thường xuyên đi giày cao gót, do chấn thương, do trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực xuống gót chân…
2.4. Đau do chấn thương gan bàn chân
Chấn thương gan bàn chân có thể xảy ra khi di chuyển trên bề mặt lồi lõm, không bằng phẳng hoặc dẫm phải sỏi, đá khiến các mô mỡ đệm ở gan chân bị tổn thương. Từ đó, gây ra hiện tượng đau gót hoặc đau gan bàn chân.
Chấn thương gan bàn chân không quá nguy hiểm. Thông thường triệu chứng đau sẽ hết ngay sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tuần mà cơn đau không có dấu hiệu đỡ thì cần phải được thăm khám.
2.5. Đau xương gót chân do bệnh gout
Bệnh gout là một trong những tình trạng phổ biến nhất khiến các khớp xương và gót chân bị đau. Muốn khắc phục tình trạng đau nhức, người bệnh cần sớm phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý để bệnh không tái phát.
2.6. Đau ở gót chân do bệnh Lupus
Nhiều trường hợp đau gót chân là biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các cơn đau tập trung nhiều vào buổi sáng sớm, giảm dần khi đi lại nhẹ nhàng trong ngày.
Nhiều trường hợp xuất hiện đau do bệnh lupus ban đỏ
2.7. Suy tĩnh mạch chi dưới
Tĩnh mạch ở xương gót chân bị viêm, dòng máu bị tắc, ứ nghẽn, không lưu thông tới được gót chân, dẫn tới bị sưng, đau.
Rất khó có thể để biết được vấn đề nào gây ra tình trạng đau gót chân của bạn. Do vậy, nếu cơn đau tại gót chân kéo dài dai dẳng, cần phải đến cơ sở y tế thăm khám mới có thể xác định chính xác được nguyên nhân.
>> Tìm hiểu thêm: Chân tay buồn bực là bệnh gì?
3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Nếu đau gót trong các trường hợp sau bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp:
- Chấn thương nặng gây phù nề, bầm dập, tụ máu phần mềm, khiến bản thân không đi lại được.
- Khởi phát đau không rõ nguyên nhân.
- Đau kéo dài, xuất hiện thường xuyên vào đêm và sáng.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng sốt, da đỏ hoặc ấm lên.
Đối với các trường hợp này, bạn không nên tự ý phán đoán tình trạng bệnh của mình mà cần tới cơ sở y tế để được thăm khám lâm sàng, chụp Xquang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Khi đó mới có thể đánh giá chính xác nguyên nhân, mức độ của bệnh và có đủ cơ sở để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chụp X-quang giúp bác sĩ xác định được tình trạng gót chân của bạn
4. Cách điều trị đau gót chân
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây đau mà bạn sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, dùng thuốc để khắc phục cơn đau. Trường hợp nặng có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật nếu có chỉ định.
4.1. Điều trị bằng thuốc
Đối với những chấn thương nhẹ, không xuất hiện viêm nhiễm, bạn có thể sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng đau gót chân, cụ thể là:
- Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như: aspirin, diclofenac, meloxicam…
- Tiêm corticoid tại chỗ đau: Đây là biện pháp sử dụng khi các thuốc giảm đau trên không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cần theo chỉ định bác sĩ để đề phòng tác dụng phụ.
Ngoài ra, cần thay đổi thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế đi lại. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số cách chữa đau gót chân dân gian tại nhà như: Chườm đá lạnh, ngâm muối, massage,… để giảm bớt các triệu trứng sưng, đau.
4.2 Sử dụng nẹp
Đối với các trường hợp đau gót chân do gãy xương hoặc trật khớp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nẹp để cố định phần xương và khớp. Việc dùng nẹp giúp hỗ trợ xương, khớp liền lại nhanh hơn.
Tuy nhiên, khi dùng nẹp, cần tránh tác động lực lên phần gót. Khi di chuyển, phải dùng nạng hoặc xe hỗ trợ. Ngoài ra, có thể dùng đế chỉnh hình hoặc băng dán cố định rocktape.
4.3 Điều trị đau gót chân bằng vật lý trị liệu
Một trong những phương pháp giúp giảm đau gót chân được áp dụng hiện nay là điều trị bằng vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp khô phục chức năng của cơ thể, giúp người bệnh giảm đau đớn mà không cần dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa.
Ngoài các bài tập kéo dãn gót chân, bàn chân, quá trình trị liệu còn có thể được hỗ trợ bởi các thiết bị máy móc hiện đại như: máy tạo sóng xung kích Shockwave, máy tạo tia Laser…
4.4. Điều trị bằng phẫu thuật
Cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gai xương, cắt bỏ các mô viêm đã bị xơ chai khi các biện pháp kể trên không đem lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, gai xương chỉ là một trong các nguyên nhân gây đau gót chân. Do vậy, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này.
5. Biện pháp phòng ngừa đau gót chân
Để phòng ngừa hiện tượng đau gót chân, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây:
- Giảm cân, kiểm soát cân nặng ở ngưỡng hợp lý (tham khảo bảng chỉ số BMI) để giảm áp lực lên gót chân.
- Thêm tinh bột nghệ, gừng vào trong các món ăn hàng ngày giúp chống viêm nhiễm hiệu quả.
- Ngâm chân trong nước ấm kết hợp massage để chân được thư giãn.
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu canxi.
- Hạn chế hoạt dộng thể thao quá sức.
- Chọn những loại giày thể thao có tác dụng nâng đỡ bàn chân, đối với phụ nữ hạn chế đi giày cao gót quá nhiều.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi đau gót chân là gì, cũng như nắm được một số phương pháp chăm sóc, bảo vệ xương gót chân để tình trạng đau nhức sớm kết thúc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 0343 44 66 99 ngay nhé.
XEM THÊM:
- Viêm khớp cổ chân: Nguyên Nhân – triệu chứng, người trẻ chớ nên xem thường!
- Đau nhức xương khớp là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.