Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì? Cách phòng tránh ra sao?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì? Cách phòng tránh ra sao?

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    01/10/23

    Viêm bao hoạt dịch cổ tay gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày bởi cổ tay là một trong những khớp phải hoạt động nhiều. Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách giải quyết ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

    5/5 - (7 bình chọn)

    1. Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì?

    Bao hoạt dịch cổ tay là một túi chứa dịch lỏng. Nó đóng vai trò là tấm đệm giảm ma sát, giúp hoạt động của khớp trơn tru hơn. Vậy, khi nào xuất hiện tình trạng viêm bao hoạt dịch cổ tay?

    Theo chuyên gia xương khớp, viêm bao hoạt dịch cổ tay là tình trạng dịch tích tụ quá nhiều khiến bao dày lên so với bình thường. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận thấy cổ tay sưng, đau đột ngột hoặc dai dẳng, khả năng vận động bị hạn chế.

    Hiện nay, theo một số thống kê cho thấy, viêm bao hoạt dịch, trong đó viêm bao hoạt dịch cổ tay ngày càng gia tăng. Phổ biến là những người lao động chân tay, công nhân, động viên thể dục thể thao…

    Viêm bao hoạt dịch khớp tay gây đau nhức kéo dài, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng. Vì vậy, khi có triệu chứng bất thường ở cổ tay, người bệnh thăm khám để được điều trị kịp thời.

    Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì

    Xem thêmViêm bao hoạt dịch khớp – Bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay

    2. Triệu chứng viêm bao hoạt dịch cổ tay

    Triệu chứng bệnh ở mỗi người sẽ có sự khác biệt về tần suất, cường độ. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ có một số dấu hiệu viêm bao hoạt dịch khớp tay dưới đây:

    • Đau cổ tay: Cơn đau tăng khi cử động, cảm giác khớp cổ tay bị nặng.
    • Sưng tấy: Bạn có thể sưng toàn bộ cổ tay hoặc xuất hiện cục u nổi lên ở cổ tay.
    • Da cổ tay đỏ nóng, bầm tím.
    • Cứng khớp cổ tay.
    • Phần cổ tay sưng tấy, nóng, đỏ.
    • Cổ tay căng cứng khiến khả năng và phạm vi chuyển động bị hạn chế.
    • Đôi khi, người bệnh cảm thấy có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, sốt, ớn lạnh.

    Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ duy trì và tái tạo sụn khớp, cải thiện khả năng vận động

    Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    3. Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay

    Bệnh lý này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có những lý do chủ quan và khách quan.

    3.1. Cổ tay chịu áp lực lớn trong thời gian dài

    Nếu bạn có đặc thù công việc buộc phải sử dụng cổ tay nhiều, lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian dài thì có thể sẽ gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó là việc sử dụng cổ tay làm những công việc nặng nhọc, chơi thể thao cường độ cao. Tất cả những điều này khiến màng bao hoạt dịch chịu áp lực lớn. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng viêm.

    Cổ tay chịu áp lực lớn trong thời gian dài gây viêm bao hoạt dịch

    Công việc văn phòng buộc phải sử dụng cổ tay nhiều có thể là nguyên nhân gây bệnh

    3.2. Chấn thương gây viêm bao hoạt dịch cổ tay

    Những chấn thương ở cổ tay không được xử lý triệt để cũng có thể gây viêm hoạt dịch. Chấn thương có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào như chơi thể thao, lao động, sinh hoạt hàng ngày.

    3.3. Quá trình lão hóa

    Tuổi càng cao, lớp sụn ở khớp cổ tay càng bị bào mòn, tạo áp lực lớn lên túi bao hoạt dịch. Từ đó có thể gây viêm sưng.

    3.4. Nhiễm trùng gây viêm bao hoạt dịch cổ tay

    Vi khuẩn, virus… sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể thông qua đường máu có thể tấn công vào bao hoạt dịch cổ tay. Sự tấn công của chúng sẽ gây viêm bao hoạt dịch.

    Theo nghiên cứu, staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) – 1 loại vi khuẩn trên da khỏe mạnh bình thường được xác định là “thủ phạm” hàng đầu gây ra viêm bao hoạt dịch khớp tay thể nhiễm trùng.

    Về bản chất, bao hoạt dịch khớp (bao gồm cả khớp cổ tay) tương đối yếu, không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus. Vì vậy, khi có sự tác động từ vi khuẩn, phản ứng của cơ thể có thể gây tổn thương, sản sinh quá mức dịch trong ổ khớp. Từ đó, làm các khớp viêm, sưng đau và khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Đó là lý do người bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay thể nhiễm trùng thường có biểu hiện sốt, đau nhói, căng cứng, sưng đỏ đau ở cổ tay.

    3.5. Thoái hóa khớp cổ tay

    Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến, đặc trưng bởi hiện tượng bào mòn lớp sụn bao bọc đầu xương. Khi lớp sụn bị bào mòn, khả năng lớp đệm lót giảm tăng áp lực lên các đầu xương và mô mềm quanh khớp, đặc biệt là bao hoạt dịch. Điều này khiến túi dịch nhờn bị kích ứng dẫn đến viêm.

    Ngoài ra, bệnh thoái hóa khớp cổ tay có thể thúc đẩy việc hình thành các gai xương. Trong quá trình vận động gai xương cọ xát hoặc chèn ép lên bao hoạt dịch, kích thích viêm. Đó là lý do vì sao người bị thoái hóa khớp cổ tay có nguy cơ cao bị

    Click xem thêmThoái hóa khớp là gì? – Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người đang mắc phải

    3.6. Biến chứng từ viêm khớp dạng thấp

    Khi bị viêm khớp dạng thấp, màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn chịu nhiều ảnh hưởng. Lâu ngày, khớp cổ tay bị sưng, nhức, nóng đỏ, đôi khi có biểu hiện cứng khớp, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp này nếu để lâu không điều trị sẽ dẫn tới biến dạng khớp hoặc dính khớp.

    Ngoài ra, viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay còn xuất phát từ một số bệnh lý như gout, lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến…

    4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

    Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh, tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao hơn những người khác.

    • Người cao tuổi: Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
    • Người có đặc thù công việc phải sử dụng cổ tay nhiều: nhân viên văn phòng, thợ làm vườn, nhạc công, người lao động chân tay.
    • Vận động viên hoặc người thường xuyên chơi các môn thể thao như tenis, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ…
    • Người làm công việc thường xuyên phải sử dụng bàn tay như nhân viên văn phòng, game thủ, giáo viên, công nhân may…
    • Người từng bị chấn thương cổ tay hoặc có tiền sử mắc các bệnh như viêm khớp cổ tay, thoái hóa khớp cổ tay…
    • Người có chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.

    Ngoài ra, công nhân xây dựng, thợ cắt tóc, lao công… cũng là đối tượng cần cảnh giác với viêm bao hoạt dịch cổ tay. Tuy nhiên, dù bạn là ai, không thuộc những đối tượng trên thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, đừng chủ quan, hãy chăm sóc và bảo vệ xương khớp ngay hôm nay.

    Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm bao hoạt dịch

    Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp cổ tay

    5. Bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay có nguy hiểm không?

    Viêm bao hoạt dịch cổ tay mặc dù không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

    5.1. Hạn chế khả năng vận động của khớp cổ tay

    Hậu quả dễ nhận thấy nhất ở những người viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là khả năng vận động khớp bị suy giảm. Nhiều trường hợp bệnh nhân thậm chí không cầm, nắm hay nâng đồ vật lên được, bởi cảm giác đau nhức, khó chịu. Điều này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

    Triệu chứng đau nhức có thể hạn chế khả năng vận động cổ tay

    Triệu chứng đau nhức có thể hạn chế khả năng vận động cổ tay

    5.2. Nhiễm trùng bao hoạt dịch

    Biến chứng này thường gặp ở những người bị viêm bao hoạt dịch do vi khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong bao hoạt dịch, chúng có khả năng phát triển, sinh sôi. Từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng, thậm chí phần màng hoạt dịch bên ngoài cũng có khả năng bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.

    6. Viêm bao hoạt dịch khớp tay khi nào cần gặp bác sĩ?

    Với thông tin chia sẻ ở trên có thể thấy viêm bao hoạt dịch cổ tay là bệnh lý gây ra biến chứng nặng nề. Vì vậy, việc chủ động thăm khám sức khỏe khi có biểu hiện bệnh là điều hết sức quan trọng. Câu hỏi đặt ra “khi nào cần gặp bác sĩ”?

    Theo chuyên gia xương khớp, biểu hiện viêm bao hoạt dịch khớp tay rất cụ thể. Vì vậy, khi có triệu chứng sưng, nóng, đau ở khớp cổ tay. Việc cầm, nắm bị hạn chế, khó khăn ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động hàng ngày, người bệnh nên đi thăm khám. Tốt nhất, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    7. Chẩn đoán

    Việc chẩn đoán là nhiệm vụ quan trọng giúp bác sĩ nắm được chính xác tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra để có phác đồ điều trị cụ thể.

    7.1. Khám lâm sàng

    Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi một số thông tin như tiền sử bệnh lý, biểu hiện lâm sàng trên cơ thể và tập trung chủ yếu ở khu vực cổ tay.

    Bác sĩ xem xét biểu hiện bên ngoài như sưng, nóng, đỏ đau… Tiến hành chạm và vùng cổ tay và cho bệnh nhận cử động để đánh giá tình trạng. Sau đó, sẽ thực hiện một số thủ thuật xét nghiệm, kiểm tra hình ảnh.

    7.2. Kiểm tra hình ảnh

    Hình ảnh cấu trúc cổ tay được thể hiện rõ trên phim chụp Xquang, MRI giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh. Cụ thể:

    • Chụp Xquang: Phương pháp giúp phát hiện những bất thường trong khớp cổ tay và bệnh viêm khớp (nếu có).
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng radio và trường từ mạnh để tạo ra hình ảnh cấu trúc xương cụ thể. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát đầy đủ vị trí mô mềm cũng như bao hoạt dịch. Vì vậy, đây là phương pháp được nhiều bác sĩ lựa chọn chẩn đoán.
    • Siêu âm: Thủ thuật giúp mô phỏng hình ảnh thực tế, đánh giá bất thường về bao hoạt dịch. Qua đó, giúp bác sĩ hình dung rõ hơn tình trạng sưng tấy, đau nhức.
    Chụp Xquang để nhận biết bất thường trong cổ tay

    Chụp Xquang để nhận biết bất thường trong cổ tay

    7.3. Xét nghiệm dịch khớp

    Bác sĩ sẽ lấy lượng nhỏ dịch khớp để làm xét nghiệm. Việc xét nghiệm dịch khớp giúp bác sĩ có thêm cơ sở để nhận định viêm khớp cổ tay do nhiễm trùng hay bệnh lý nào.

    Tổng hợp các chẩn đoán trên giúp bác sĩ có kết luận chính xác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp chữa trị thích hợp giúp bệnh tình sớm phục hồi.

    8. Điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay

    Phác đồ điều trị viêm bao hoạt dịch sẽ được xây dựng dựa trên tình trạng bệnh lý của mỗi người. Dưới đây là một số cách chữa viêm bao hoạt dịch cổ tay cơ bản.

    8.1. Điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay tại nhà

    Với những trường hợp nhẹ hoặc bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp đơn giản dưới đây, cụ thể:

    8.1.1. Nghỉ ngơi

    Khi bị viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay, tốt nhất người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Điều này giúp làm giảm tổn thương bao hoạt dịch, tạo điều kiện cho khớp cổ tay, dây thần kinh, gân được phục hồi. Từ đó, tình trạng bệnh cũng được thuyên giảm, cải thiện triệu chứng đau nhức.

    8.1.2. Chườm ấm

    Bên cạnh việc nghỉ ngơi thì chườm ấm cũng là cách giúp bạn giảm đau an toàn, hiệu quả. Không chỉ giảm đau, chườm nóng còn giúp giảm viêm, tê bì và cứng khớp.

    Để thực hiện cách này, bạn có thể chuẩn bị chai thủy tinh đựng nước hoặc dùng túi chườm đặt lên vùng cổ tay. Chườm liên tục 10 phút/ 1 lần, thực hiện 3 lần/ ngày.

    8.1.3. Chườm lạnh chữa viêm bao hoạt dịch cổ tay

    Đây là cách chữa viêm bao hoạt dịch cổ tay tại nhà mà bạn có thể áp dụng như một biện pháp hỗ trợ. Bởi nó chỉ có tác dụng tạm thời mà không tác động vào căn nguyên gây bệnh. Đối với những trường hợp bị chấn thương hoặc cơn đau mới khởi phát có thể chườm lạnh. Sau đó 48 giờ có thể chườm nóng.

    "Chườm

    8.1.4. Sử dụng nẹp cố định cổ tay

    Để tránh cổ tay cử động khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng, các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh nên nẹp cố định cổ tay. Đây cũng là cách tạo điều kiện cho khớp cổ tay có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi nhanh.

    8.2. Điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay bằng thuốc

    Để giảm triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc:

    • Thuốc chống viêm không steroid NSAID: Bệnh nhận bị viêm ở giai đoạn đầu với triệu chứng sưng, đau, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thuốc viêm không steroid như ibuprofen và naproxen. Loại thuốc này giúp ức chế quá trình gây viêm, từ đó giảm bớt quá trình viêm, giảm đau.
    • Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp viêm bao hoạt dịch vi khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, hỗ trợ “chữa lành” những khu vực bao hoạt dịch bị viêm nhiễm.
    • Thuốc chống viêm corticosteroids: Được kê khi bệnh nhân sử dụng NSAID không đem lại hiệu quả. Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm sưng và đau nhức không phải do nhiễm trùng gây ra. Thuốc có dạng viên uống, kem bôi hoặc dung dịch tiêm.
    • Tiêm thuốc: Khi bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticosteroid trực tiếp vào cổ tay, nơi viêm bao hoạt dịch.

    Khi sử dụng thuốc tây kể trên, người bệnh cần lưu ý, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/ giảm liều lượng. Bởi, nếu sử dụng thiếu liều lượng, bệnh tình không chuyển biến. Ngược lại, nếu lạm dụng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    "Thuốc

    8.3. Vật lý trị liệu

    Các bài tập vật lý trị liệu, xoa nắn mô mềm, laser trị liệu… có thể giúp cải thiện khả năng vận động, giảm đau. Bạn cần tuân thủ liệu trình điều trị để thu được kết quả như mong muốn.

    8.4. Chọc hút dịch

    Khi những biện pháp điều trị không xâm lấn không phát huy hiệu quả, tình trạng bệnh có thể dẫn tới tràn dịch cổ tay thì chọc hút dịch sẽ được chỉ định.

    Bác sĩ sử dụng cây kim nhỏ đưa vào bao hoạt dịch khớp cổ tay để hút phần dịch thừa. Phương pháp này vừa giúp giảm nhanh tình trạng ứ đọng dịch trong khớp cổ tay, vừa giảm sưng, viêm hiệu quả.

    Tuy nhiên, theo chuyên gia thì phương pháp chọc hút dịch này gây đau trong một thời gian và sau khi phẫu thuật, người bệnh phải mang theo nẹp cố định khớp cổ tay.

    8.5. Phẫu thuật

    Phẫu thuật không phải là phương pháp hiếm được chỉ định ở những người viêm bao hoạt dịch cổ tay. Tuy nhiên, không có nghĩa là không. Với những trường hợp nặng, nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

    Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật thông thường là áp dụng phẫu thuật nội soi. Phương pháp này được đánh giá là an toàn hơn so với mổ truyền thống, ít xâm lấn và ít ra nhiều máu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa, người bệnh cần tuân thủ chỉ định trước, sau khi phẫu thuật từ bác sĩ.

    Phẫu thuật nội soi sẽ tiến hành dẫn dịch dư thừa ở cổ tay ra ngoài, loại bỏ ổ viêm, sưng.

    9. Người bị viêm bao hoạt dịch cổ tay nên ăn gì, kiêng gì?

    Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay có thể đẩy lùi và ngăn ngừa biến chứng nếu người bệnh quan tâm chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, bên cạnh những biện pháp điều trị trên, người bệnh cần lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn. Cụ thể:

    9.1. Viêm bao hoạt dịch cổ tay nên ăn gì?

    Để cải thiện bệnh viêm bao hoạt dịch, bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm sau:

    • Cá béo giàu omega3: Omega-3 có tác dụng giảm tình trạng sưng khớp, làm dịu cơn đau nhức. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giảm nguy cơ sưng viêm, hỗ trợ chữa viêm bao hoạt dịch cổ tay.
    • Thực phẩm giàu vitamin C, A, K: Như cà rốt, cải bó xôi, đu đủ, khoai lang, cam… hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp.
    • Các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa: Quả mâm xôi, nho đen, dâu tây, việt quất… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh.
    • Bổ sung rau xanh: Nhóm thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và chống viêm dồi dào. Rất phù hợp cho người bị viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay.
    • Xương ống, xương sườn, xương sụn: Là những thực phẩm giàu canxi, chondroitin, glucosamine giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa thoái hóa khớp.
    • Tăng cường các loại thực phẩm gia vị chống viêm: Nghệ, quế, gừng, ngải cứu… vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
    Bổ sung thực phẩm chứa omega 3 giúp giảm sưng, viêm bao hoạt dịch

    Bổ sung thực phẩm chứa omega 3 giúp giảm sưng, viêm bao hoạt dịch

    9.2. Kiêng ăn gì?

    Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần chú ý hạn chế những thực phẩm sau:

    • Không nên ăn thực phẩm cay nóng như ớt tiêu, măng, cá ngừ… có thể làm gia tăng tình trạng đau nhức.
    • Hạn chế đồ ăn chiên rán làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, không tốt cho hệ xương khớp.
    • Đồ nếp như xôi, ngô, khoai cũng là thực phẩm người bệnh nên kiêng vì có thể làm tăng nguy cơ sưng, viêm nhiễm.
    • Nội tạng động vật, đồ ăn nhiều muối như dưa muối, cà muối… cũng làm giảm khả năng hấp thu canxi, làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức.
    • Ngoài ra, bia rượu, các chất kích thích cũng làm tăng lượng dịch tích tụ trong khớp cổ tay khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

    10. Cách phòng tránh

    Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng mắc bệnh nhưng một số cách dưới đây có thể giúp phòng tránh bệnh:

    • Nếu đặc thù công việc đòi hỏi phải sử dụng cổ tay nhiều thì nên dành thời gian cho cổ tay nghỉ ngơi sau từ 30 – 45 phút.
    • Nếu có thể hãy hạn chế các hoạt động phải sử dụng cổ tay liên tục với lực mạnh như đánh máy, làm vườn, nâng tạ…
    • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ như dụng cụ mở nắp, đồ dùng nhà bếp có tay cầm lớn, cửa có tay nắm đòn bẩy…
    • Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách kiểm soát cận nặng, hạn chế đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích có hại cho sức khỏe.
    • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để thư giãn khớp cổ tay.
    • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao bằng những động tác như xoay cổ tay, gập duỗi nhẹ nhàng. Vận động này sẽ giúp khớp cổ tay giảm áp lực, thư giãn nhiều. Từ đó, hạn chế nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch và phòng ngừa tính trạng tái lại nếu đã từng mắc.
    • Khám tổng quát thường xuyên để tầm soát bệnh xương khớp liên quan như viêm khớp, thoái hóa khớp. Nhất là khi cổ tay có biểu hiện đau nhức bất thường.

    Kết luận

    Viêm bao hoạt dịch cổ tay mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng gây ra nhiều biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng bất thường ở cổ tay, người bệnh nên chủ động thăm khám để sớm phát hiện bệnh và điều trị. Nếu cần tư vấn về những vấn đề có liên quan hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 05/10/21
      Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh phổ biến liên quan đến các khớp và đĩa đệm trong cột sống…
      Gai xương cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân, uống thuốc gì khỏi bệnh? 01/11/23
      Gần đây chuyên gia của chúng tôi có nhận được câu hỏi của anh Trịnh Công Hoàn (Nhân viên văn…
      Top 18 thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ phổ biến năm 2024 15/02/22
      Thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ là sản phẩm được không ít người tìm kiếm với mong muốn nâng…
      Đương quy – Dược liệu bổ máu, trị đau nhức xương khớp hàng đầu 28/12/19
      Đương quy là một trong những vị thuốc dân tộc có tác dụng dược lý đa dạng nhất, được ứng…
      Xem thêm