Khô khớp uống thuốc gì – Tổng hợp 8 loai thuốc tốt nhất năm 2024
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Khô khớp uống thuốc gì – Tổng hợp 8 loai thuốc tốt nhất năm 2024

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    12/01/22

    Khô khớp uống thuốc gì là câu hỏi của bác Nguyễn Văn Tuấn ở Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội gửi tới cho chúng tôi. Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường sẽ cung cấp tới bác thông tin về các loại thuốc và những lưu ý trong bài viết sau.

    5/5 - (144 bình chọn)

    1. Khô khớp điều trị bằng thuốc có tốt không?

    Khô khớp là tình trạng giảm chất nhờn bôi trơn khớp. Bệnh gây đau, sưng, nóng đỏ khớp, khó khăn trong vận động. Đặc biệt khi chuyển động khớp sẽ phát ra tiếng lục cục. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí là liệt.

    khô khớp gối uống thuốc gì

    Một trong những biện pháp chữa trị khô khớp là sử dụng thuốc. Có những loại thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh như giảm đau, chống viêm. Bên cạnh đó, có những loại thuốc sẽ bổ sung chất nhờn cho khớp.

    Các dạng thuốc được sử dụng thường là tiêm và uống. Trong đó, thuốc uống được sử dụng nhiều hơn vì độ tiện dụng của nó.

    2. TOP 8 loại thuốc chữa khô khớp gối hiệu quả

    Để điều trị bằng tây y, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn. Cũng cần lưu ý rằng nếu sử dụng thuốc với liều lượng lớn và thời gian dài, thuốc tây sẽ gây tác dụng phụ.

    2.1. Thuốc giảm đau

    Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi khô khớp gối uống thuốc gì chính là thuốc giảm đau như Paracetamol, Tramadol…

    Công dụng:

    • Giảm đau, giảm viêm, giảm sưng tấy ở các khớp
    • Tramadol có tác dụng giảm đau mạnh hơn. Có thể dùng để giảm đau do chấn thương nghiêm trọng, đau do phẫu thuật
    • Hạ sốt

    Tác dụng phụ:

    • Nổi mẩn đỏ trên da
    • Buồn nôn, nôn nửa
    • Đắng miệng
    • Nước tiểu sậm màu
    • Mệt mỏi

    Chống chỉ định:

    • Có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Bệnh nhân gan, thận
    • Người thiếu hụt men G6PD
    • Sử dụng nhóm thuốc chống trầm cảm trong vòng 14 ngày
    • Phụ nữ có thai và cho con bú
    khô khớp có thể được chỉ định thuốc giảm đau

    Paracetamol là loại thuốc phổ biến có thể được chỉ định

    2.2. Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)

    Nằm trong danh sách trả lời cho bị khô khớp nên uống thuốc gì là NSAID. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm: Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Aleve…

    Công dụng:

    • Ức chế sản sinh và tổng hợp prostaglandin và PGF2. Từ đó giảm tín hiệu thần kinh tạo cảm giác đau.
    • Được chỉ định khi các thuốc giảm đau như Paraetamol không phát huy hiệu quả

    Tác dụng phụ:

    • Đau, viêm loét, xuất huyết dạ dày
    • Ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận, tim mạch

    Chống chỉ định:

    • Người bị viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan, rối loạn đông máu
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú
    khô khớp nên uống thuốc gì là NSAID

    Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc nhóm NSAID

    2.3. Glucosamine

    Glucosamine nằm trong thành phần cấu tạo của sụn khớp. Nó giúp kích thích sản sinh dịch nhờn. Theo thời gian cùng những tác động khác, lượng Glucosamine trong cơ thể ngày càng bị giảm sút. Đặc biệt là đối với người bị khô khớp.

    Trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng chứa thành phần này để bổ sung cho lượng thiếu hụt trong cơ thể. Nó là lời giải cho khô khớp nên uống gì. Trong đó có thuốc khô khớp của nhật Glucosamin Orihiro Hadariki, Signature Glucosamine, Blackmores Glucosamine…

    Công dụng:

    • Hỗ trợ bổ sung Glucosamine cho sụn khớp, từ đó tăng lượng dịch nhầy cho khớp
    • Thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp
    • Tăng khả năng hấp thụ canxi cho xương
    • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau
    • Tăng khả năng vận động của cơ, tăng sức mạnh của dây chằng

    Tác dụng phụ: Dù hiếm xảy ra tác dụng phụ nhưng khi dùng quá liều, người bệnh có thể gặp phải tình trạng:

    • Buồn nôn
    • Nổi mẩn ngứa
    • Táo bón
    • Tiêu chảy
    • Ợ nóng
    • Tăng huyết áp tạm thời

    Chống chỉ định:

    • Người bị dị ứng với hải sản
    • Phụ nữ có thai và cho con bú
    • Người dưới 18 tuổi
    khô khớp nên uống glucosamine

    Glucosamin Orihiro Hadariki là sản phẩm của Nhật Bản

    2.4. Collagen Type II

    Cũng là một thành phần cấu tạo của sụn khớp, Collagen type II đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe xương khớp. Nó cũng bị giảm dần theo thời gian và cần được bổ sung.

    Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Collagen type II trên thị trường. Cụ thể là: Viên uống Collagen Youtheory, NeoCell Collagen 2…

    Công dụng:

    • Hỗ trợ giảm đau mỏi, cứng khớp
    • Thúc đẩy khả năng tái tạo sụn khớp
    • Tăng tiết chất nhờn
    • Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa

    Tác dụng phụ:

    • Đau đầu, chóng mặt
    • Khó ngủ
    • Đau dạ dày
    • Rối loạn tiêu hóa

    Chống chỉ định:

    • Người quá mẫn hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Phụ nữ có thai và cho con bú
    Collagen type II tốt cho người khô khớp

    Viên uống Collagen Youtheory

    >>Đừng bỏ lỡ: Kollagen II-xs – Sự cải tiến so với Collagen type 2

    2.5. Chondroitin

    Chondroitin chính là lựa chọn của nhiều người khi băn khoăn khô khớp gối uống thuốc gì. Bời nó có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh khô khớp. Nó thường được dùng kết hợp với Glucosamine. Sản phẩm phù hợp với người khô khớp do tổn thương ổ khớp, viêm khớp.

    Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Chondroitin là: ZS Chondroitin, Principle Nutrition Triple-Strength

    Công dụng:

    • Ngăn cản quá trình hủy sụn nhờ khả năng ức chế enzzyme elastase
    • Hỗ trợ tái tạo sụn khớp
    • Tăng tiết dịch nhầy ở sụn khớp, từ đó tăng độ linh hoạt của khớp.

    Tác dụng phụ:

    • Rối loạn tiêu hóa
    • Rụng tóc
    • Phù chân
    • Buồn nôn, nôn
    • Đau dạ dày
    • Ngứa da

    Chống chỉ định:

    • Người bị bệnh tim mạch
    • Trẻ em
    • Phụ nữ có thai và cho con bú
    • Người mới trải qua phẫu thuật
    Người khô khớp có thể uống sản phẩm chứa Chondroitin

    ZS Chondroitin

    2.6. Vitamin và khoáng chất

    Khi bị khô khớp gối, người bệnh cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất. Vì nguồn từ thực phẩm là không đủ. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh uống mỗi ngày 1 viên đa sinh tố. Thành phần có chứa magie, vitamin K, acid folic, vitamin B6, vitamin B12.

    2.7 Acid hyaluronic

    Khô khớp nên uống thuốc gì thì Acid hyaluronic là một trong những lựa chọn tốt. Thuốc được chỉ định cho người già, khả năng đáp ứng kém với các loại thuốc trên hoặc những bệnh nhân khô khớp do thoái hóa khớp tiến triển.

    Công dụng:

    • Tăng cường chất bôi trơn, chất đệm cho ổ khớp
    • Tái tạo tế bào sụn khớp
    • Chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp
    • Điều trị khô khớp, thoái hóa khớp

    Cách dùng:

    Acid hyaluronic có thể được sử dụng qua đường tiêm hoặc đường uống. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp khô khớp gối được chỉ định tiêm trực tiếp vào ổ khớp để có tác dụng nhanh nhất.

    Tác dụng phụ có thể gặp:

    • Đau nhức cơ, nhất là ở vị trí tiêm
    • Xuất hiện phản ứng viêm tại chỗ
    • Cảm giác mệt mỏi toàn thân

    Chống chỉ định:

    • Dị ứng với các thành phần của thuốc
    • Thận trọng với các trường hợp phụ nữ mang thai, đang cho con bú
    • Những người đang gặp các rối loạn khác trong cơ thể

    2.8 Corticosteroid dạng tiêm

    Corticosteroid dạng tiêm hiếm khi được chỉ định trong trong điều trị khô xương khớp. Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi các loại thuốc trên không đáp ứng hoặc khô khớp do viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ hệ thống…

    Công dụng:

    • Giảm đau tại chỗ
    • Chống viêm mạnh nhờ khả năng ức chế miễn dịch

    Tác dụng phụ

    Corticosteroid dạng tiêm có thể gây ra một số tác dụng phụ ngay tại vị trí tiêm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể là:

    • Đau, teo da, nhạt màu da, chảy máu tại chỗ tiêm
    • Đỏ bừng mặt
    • Tăng đường huyết
    • Tăng nguy cơ nhiễm trùng…

    Chống chỉ định:

    Corticosteroid dạng tiêm không sử dụng đối với các trường hợp sau:

    • Người đang mắc các bệnh do nhiễm khuẩn, siêu vi, nấm
    • Người bệnh gout, tiểu đường bị phụ thuộc vào insulin
    • Người bệnh vảy nến
    • Người mắc bệnh tim mạch
    • Phụ nữ có thai, đang cho con bú

    4. Lưu ý cho người bệnh

    • Thăm khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh.
    • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng, không lạm dụng thuốc.
    • Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng ngay và thông báo cho bác sĩ.
    • Tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá hiệu quả thuốc và điều chỉnh nếu cần thiết.
    • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung thực phẩm tốt cho sụn khớp như rau quả, cá béo, canh xương… Kiêng rượu bia, thuốc lá. Uống nhiều nước.
    • Rèn luyện thể thao đều đặn, lựa chọn những môn thể thao phù hợp với thể trạng. Người bệnh có thể đi bộ, đạp xe, bơi, tập dưỡng sinh…
    • Trong sinh hoạt tránh những hoạt động có thể ảnh hưởng tới xương khớp. Cụ thể là không bê vác vận nặng, ngồi lâu, cúi gập cổ xem điện thoại…

    Hy vọng bác Nguyễn Văn Tuấn đã tìm thấy những thông tin hữu ích về khô khớp uống thuốc gì trong bài viết trên. Để đảm bảo sử dụng đúng loại thuốc, bác cần tới các cơ sở y tế. Nếu cần tư vấn thêm bác có thể gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Xem ngay [top 15] tinh dầu giảm đau lưng chuyên gia khuyên dùng 04/01/21
      Tinh dầu giảm đau lưng đang được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi mùi dễ chịu mà còn đến…
      [Top 12] gối nằm chống đau cổ bạn nên thử 10/07/23
      Cảm giác thoải mái, dễ chịu là điều mà mọi người tìm kiếm khi đặt lưng xuống giường. Tuy nhiên,…
      Top 12+ bài tập yoga chữa đau vai gáy “cứ tập là hết đau” 21/09/19
      Những bài tập yoga chữa đau vai gáy đơn giản sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, làm giảm…
      Đau mỏi cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 03/10/23
      Các cơn đau vai gáy và mỏi cổ thường xảy ra cùng nhau gây khó khăn trong cử động. Điều…
      Xem tất cả bài viết