Lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây, ngày càng nhiều bệnh nhân tìm đến các loại thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh xương khớp. Một trong số đó phải kể đến cây Hy thiêm. Hãy cùng tìm hiểu công dụng của loại cây này trong bài viết dưới đây!
1. Tổng quan về cây Hy thiêm
Hy thiêm có tên khoa học là Sigesbeckia orientalis L hay còn có tên dân gian là cỏ đĩ, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa…, thuộc họ Cúc. (Theo Wikipedia)
Cây cao từ 0.5 – 1m, có lông, nhiều cành nhỏ. Lá mọc đối xứng nhau, cuống lá ngắn, mép lá có răng cưa. Hoa màu vàng, quả bé màu đen, hình trứng. Loại cây này không kén đất và có khả năng sinh trưởng tốt nên có thể trồng trong vườn nhà hoặc tìm thấy cây mọc hoang ở nhiều nơi.
Thời điểm thu hái Hy thiêm là từ tháng 4 đến tháng 6 hay tuỳ từng địa phương, lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Sau khi thu hái, cây được cắt ngắn và phơi hoặc sấy khô từ 50 – 60 độ C để bảo quản lâu hơn.
Xem thêm:
- Tục đoạn – Cây thuốc thần dược cho người bệnh xương khớp
- Đương quy – Dược liệu bổ máu, trị đau nhức xương khớp hàng đầu
- Hiểu biết về cây Thiên niên kiện – Dược liệu quý không phải ai cũng biết
2. Công dụng của cây Hy thiêm trong điều trị bệnh xương khớp
2.1. Theo y học cổ truyền
Trong nhiều tài liệu cổ phương đã nhắc tới tác dụng của Hy thiêm, cụ thể là:
Theo Sách Đồ kinh bản thảo, Hy thiêm giúp “trị can thận phong khí, chân tay tê dại, đau trong xương, lưng gối mỏi – kiêm chủ phong thấp sang, cơ nhục tê khó khỏi”.
Sách Bản thảo kinh sơ cho rằng Hy thiêm giúp “khu phong trừ thấp kiêm hoạt huyết”. Vì thế, từ xa xưa cây đã được ứng dụng vào nhiều bài thuốc nam chữa bệnh. Bộ phận được dùng làm thuốc là lá và thân cây.
2.2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Hy thiêm chứa hàm lượng lớn chất darutin thuộc dẫn chất của axit salicylic và các chất đắng daturosid, orientin,… Các chất này có khả năng kháng viêm, hạ huyết áp và giãn cơ rất tốt.
Cây Hy thiêm thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp như: bệnh gút, viêm khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, mỏi vai gáy và gối.
3. Các công dụng khác của cây Hy thiêm
Bệnh cạnh hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, cây Hy thiêm còn có nhiều công dụng khác. Cụ thể là:
– Hỗ trợ điều trị mất tiếng do cảm gió.
– Chữa mụn nhọt do nóng.
– Chữa cảm, đau nhức đầu.
– Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
– Hỗ trợ điều trị mất ngủ.
4. Mua Hy thiêm ở đâu?
Phần lớn các cửa hàng thuốc đông dược, phòng chẩn trị y học cổ truyền, phòng khám đông y đều có bán loại dược liệu này. Người bệnh nên tìm mua Hy thiêm ở những địa chỉ uy tín, đã được cấp phép hoạt động, có giấy kiểm nghiệm chất lượng thuốc đạt chuẩn.
Giá bán Hy thiêm dao động từ 80.000 – 130.000 VNĐ/kg dược liệu khô. Giá bán có thể chênh lệch ở các địa chỉ và thời điểm khác nhau.
5. Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây Hy thiêm
Tùy vào từng tình trạng bệnh mà cây Hy thiêm sẽ được kết hợp với các vị thảo dược khác nhau để trị bệnh.
5.1. Bài thuốc trị viêm khớp do phong thấp, tê tay chân, đau nhức gân cốt
Chuẩn bị: Hy thiêm 3 chỉ, Bạch mao đằng 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc Ngưu tất 5 chỉ.
Cách thực hiện: Sắc chung các vị thuốc trên, uống hằng ngày.
5.2. Bài thuốc chữa tê mỏi, phong thấp, đau nhức xương
Chuẩn bị: Bột Hy thiêm 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng, bột Xuyên khung 2 lượng.
Cách thực hiện:
– Trộn tất cả các loại thảo dược lại làm thành viên.
– Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 -5 viên, uống cách xa bữa ăn.
5.3. Bài thuốc trị phong thấp, viêm đa khớp dạng thấp
Chuẩn bị: Hy thiêm 4 lượng
Cách thực hiện:
– Sắc Hy thiêm lấy nước cốt.
– Sau đó thêm đường đen, cô lại thành cao.
– Chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ.
5.4. Bài thuốc chữa phong thấp
Chuẩn bị: Hy thiêm thảo 250 lượng (100 g), Thiên niện kiện 12 lượng (50 g), đường và rượu trắng 1 lít.
Cách thực hiện:
– Nấu thành cao.
– Chia làm 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn trưa hoặc tối.
5.5. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp
Cô Hy thiêm thành cao, dùng để bôi ngoài da các chỗ đau nhức xương khớp.
6. Lưu ý khi dùng Hy thiêm chữa bệnh xương khớp
Để Hy thiêm phát huy hiệu quả và cải thiện được tình trạng bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:
6.1. Khi sử dụng
– Trước khi sử dụng Hy thiêm để chữa bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sỹ.
– Cần kiên trì trong quá trình điều trị bằng cây Hy thiêm.
– Dừng sử dụng Hy thiêm ngay khi xuất hiện những biểu hiện bất thường.
6.2. Kết hợp với các phương pháp khác
– Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp (rau có màu xanh đậm, trái cây có múi, sữa, ngũ cốc,…). Hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên xào, nhiều đường, muối, bia, rượu, chất kích thích.
– Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, có thời gian nghỉ ngơi, tránh mang vác vật nặng quá sức.
– Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn giúp nâng cao thể lực, tăng cường sức mạnh cho xương khớp.
– Nếu bệnh diễn biến nặng, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hy vọng qua bài viết người bệnh đã nắm rõ được công dụng và cách sử dụng Hy thiêm để chữa bệnh xương khớp. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể truy cập Bệnh Cơ Xương Khớp hoặc gọi tới hotline 0865 344 349 để được tư vấn miễn phí.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.