Tràn dịch khớp cổ tay - Truy tìm nguyên nhân và cách xử lý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Tràn dịch khớp cổ tay – Truy tìm nguyên nhân và cách xử lý

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Lê Phượng

    Biên tập viên: Linh Chi

    20/09/24

    Cổ tay là một trong những khớp hoạt động nhiều của cơ thể. Do đó bất kỳ vấn đề gì xảy ra với khớp cổ tay đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, hiệu suất công việc. Tràn dịch khớp cổ tay là một trong những tình trạng sức khỏe gây ra nhiều hệ lụy.

    5/5 - (8 bình chọn)

    1. Tràn dịch khớp cổ tay là gì?

    Tràn dịch khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào như tràn dịch khớp gối, tràn dịch khớp háng, tràn dịch khớp khuỷu tay, tràn dịch khớp ngón tay… Đối với tràn dịch khớp cổ tay, đây là tình trạng dịch ở khớp cổ tay (vốn giúp khớp vận động trơn tru) bị tích tụ nhiều hơn bình thường tới mức tràn ra khỏi màng bao hoạt dịch. Từ đó gây sưng, nóng, đỏ và gây đau ở khớp cổ tay, gây khó khăn trong vận động.

    Tràn dịch khớp cổ tay là gì

     

    2. Dấu hiệu tràn dịch khớp cổ tay

    Triệu chứng của tình trạng này rất dễ nhận biết nhưng cũng có khả năng dễ gây nhầm lần với các trường hợp khác. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản. Bạn có thể có hoặc không gặp phải tất cả các triệu chứng này.

    2.1. Đau khớp cổ tay

    Cơn đau có thể xuất hiện từng cơn hay dai dẳng; tình trạng đau từ nhẹ tới nặng tùy theo từng đối tượng. Bạn có thể đau ngay cả khi không vận động. Cơn đau tăng lên khi cử động cổ tay, đau cổ tay khi cử động ngón cái hoặc bất kỳ cử động nào khác.

    2.2. Sưng cổ tay

    Khi dịch bị tràn ra khớp, chiếm lĩnh vùng không gian ở đây sẽ khiến cổ tay bị sưng lên. Tình trạng sưng có thể xảy ra ở cổ tay phía ngoài, phía trong hoặc toàn bộ cổ tay. Bạn hoàn toàn có thể nhận diện bằng mắt thường.

    2.3. Nóng đỏ khớp cổ tay

    Khi chạm vào vùng bị sưng ở khớp cổ tay có cảm giác ấm nóng. Bên cạnh đó, màu da ở vùng này cũng chuyển hồng đỏ.

    2.4. Bầm tím khớp cổ tay

    Khi dịch khớp bị tràn sẽ chèn ép các mạch máu ở khu vực lân cận. Tình trạng này gây bầm tím ở vùng cổ tay.

    2.5. Cứng khớp cổ tay

    Dịch khớp cổ tay vốn có chức năng giúp hoạt động của cổ tay trơn tru, linh hoạt. Khi dịch này bị tràn sẽ khiến cổ tay bị cứng, không còn linh hoạt như bình thường.

    2.6. Hạn chế vận động

    Cứng khớp, đau khớp, sưng khớp khiến cho cổ tay bị hạn chế vận động. Bạn sẽ khó khăn trong việc gập, duỗi, quay cổ tay.

    Tê bì là cảm giác như kiến bò hay kim châm. Tuy ít gặp hơn so với các triệu chứng kể trên nhưng bạn cũng không nên bỏ qua dấu hiệu này. Triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc do những triệu chứng khác kéo dài gây nên.

    3. Nguyên nhân tràn dịch khớp cổ tay

    Dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản có thể dẫn tới tình trạng này.

    3.1. Chấn thương gây tràn dịch khớp cổ tay

    Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến. Chấn thương có thể xảy ra trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao, tham gia giao thông… Những chấn thương ở vùng cổ tay có thể gây ảnh hưởng tới cả xương, dây chằng, sụn khớp…

    3.2. Nhiễm trùng làm tràn dịch khớp cổ tay

    Vi khuẩn xâm nhập và tấn công khớp cổ tay sẽ dẫn tới nhiễm trùng khớp cổ tay. Từ đó gây tràn dịch khớp. Bạn có thể bị vi khuẩn tấn công qua vết thương hở, tiêm chích không vô khuẩn; hoặc vi khuẩn từ các vùng, bộ phận khác của cơ thể xâm nhập vào cổ tay. Nếu đây là nguyên nhân thì dấu hiệu bệnh có thể đi kèm với sốt và ớn lạnh.

    3.3. Hệ quả của các bệnh lý xương khớp

    Tràn dịch khớp có thể là hệ quả của các bệnh lý xương khớp khác mà bạn đang gặp phải.

    • Viêm khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống, lupus ban đỏ… gây viêm ở khớp cổ tay. Từ đó ảnh hưởng tới bao hoạt dịch và dịch khớp tại đây. Trường hợp nặng có thể làm mất khả năng vận động của khớp, biến dạng khớp.
    • Bệnh gout: Căn bệnh này xảy ra do nồng độ axit uric trong máu tăng cao làm lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp gây đau. Tình trạng này cũng có thể gây tràn dịch.
    Hệ quả của các bệnh lý xương khớp gây tràn dịch khớp

    Viêm khớp dạng thấp có thể là nguyên nhân gây tràn dịch khớp

    Tìm hiểu thêm:

    Cứng khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Chuyên gia nói: Bẻ khớp ngón tay, dừng ngay kẻo bệnh

    Gai xương cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân, uống thuốc gì khỏi bệnh?

    4. Đối tượng có nguy cơ cao

    Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng dưới đây thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác:

    • Người thường xuyên chơi các môn thể thao đòi hỏi sử dụng cổ tay nhiều, lực mạnh. Cụ thể là: Bóng chuyền, cầu lông, tennis…
    • Người làm các công việc nặng nhọc; thường xuyên phải sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại một thao tác. Có thể kể đến như: Nhân viên văn phòng, công nhân may, thợ xây…
    • Người lớn tuổi: Chức năng xương khớp suy giảm; hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
    • Người mắc các bệnh lý xương khớp có thể gây tràn dịch.
    Đối tượng có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp cổ tay

    Công nhân may có thể là đối tượng nguy cơ cao

    5. Tràn dịch khớp cổ tay có nguy hiểm không?

    Những triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, biến dạng khớp, thậm chí là mất khả năng vận động.

    6. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị tràn dịch cổ tay bạn nên tới các cơ cở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị. Nếu để kéo dài việc can thiệp điều trị sẽ khó khăn hơn và nguy cơ biến chúng cũng lớn hơn.

    7. Chẩn đoán

    Để chẩn đoán các tình trạng liên quan tới xương khớp thông thường bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm.

    7.1. Khám lâm sàng

    Đây là bước chẩn đoán không thể thiếu đối với bất kỳ căn bệnh nào. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, chấn thương mới gặp phải. Đồng thời kiểm tra các triệu chứng ở cổ tay. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán tiếp theo.

    Khám lâm sàng cổ tay

    Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng lâm sàng ở cổ tay

    7.2. Chẩn đoán hình ảnh

    Phương pháp này giúp đánh gia được mức độ tổn thương tại khớp. Hình ảnh thu được cũng có thể giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân tràn dịch. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như: Chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, siêu âm khớp cổ tay.

    7.3. Xét nghiệm dịch khớp

    Phương pháp này đòi hỏi việc chọc hút lấy mẫu dịch khớp để mang đi xét nghiệm. Kết quả thu được sẽ góp phần giúp xác định tình trạng tràn dịch có phải do viêm, nhiễm trùng hay không. Hoặc loại trừ với các căn bệnh khác.

    8. Điều trị tràn dịch khớp cổ tay

    Dựa trên kết quả từ các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.

    8.1. Chườm lạnh

    Đây là giải pháp tình thế mà bạn có thể áp dụng tại nhà để giảm bớt đau sưng trước khi tới thăm khám tại cơ sở y tế. Bạn có thể dùng chai nước lạnh hoặc khăn bọc đá để chườm lên vùng cổ tay trong 15 – 20 phút.

    Ngoài ra khi khớp bị sưng đau bạn nên để cổ tay được nghỉ ngơi hoàn toàn để tránh làm tình trạng thêm tồi tệ.

    Điều trị tràn dịch khớp cổ tay

    Chườm lạnh giúp giảm sưng đau tạm thời

    8.2. Thuốc trị tràn dịch khớp cổ tay

    Một số loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

    Vậy tràn dịch khớp cổ tay uống thuốc gì? Các loại thuốc được sử dụng bằng đường uống có thể kể đến là:

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol
    • Thuốc chống viêm không steroid
    • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn.

    Ngoài ra, thuốc bôi tại chỗ giúp kháng viêm, giảm sưng đau cũng có thể được chỉ định. Đó có thể là thuốc dạng kem hoặc dạng gel.

    Đối với những trường hợp nặng, không đáp ứng với thuốc uống và thuốc bôi có thể được chỉ định thuốc giảm đau, kháng viêm dạng tiêm. Thường phương pháp này được chỉ định đi kèm với chọc hút dịch khớp.

    8.3. Chọc hút dịch khớp

    Phương pháp này yêu cầu quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vô trùng để đạt hiệu quả và an toàn. Do đó, người bệnh chỉ thực hiện phương pháp này ở các cơ sở y tế uy tín, đã được cấp phép.

    Sau các khâu sát trùng, nhân viên y tế sẽ dùng kim chuyên dụng chọc qua da cổ tay vào vùng cần chọc hút dịch. Lượng dịch tràn ra ngoài sẽ được hút ra và làm sạch ổ khớp. Sau đó, tùy theo chỉ định mà người bệnh sẽ được tiêm thuốc vào vùng vừa chọc hút.

    Một số trường hợp không thể chọc hút dịch khớp như: Người bị rối loạn đông máu, nhiễm trùng da ở vị trí chọc hút dịch.

    >>Đừng bỏ lỡ: Quy trình chọc hút dịch khớp gối

    8.4. Phẫu thuật

    Phương pháp này áp dụng khi bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng cử động, nguy cơ biến dạng khớp cao. Phẫu thuật giúp loại bỏ dịch khớp bị tràn, phục hồi chức năng khớp.

    Phẫu thuật khớp cổ tay

    Phẫu thuật thường được chỉ định cho những trường hợp tổn thương nghiêm trọng

    9. Cách phòng tránh

    Để hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

    • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để bảo vệ cổ tay khi lao động, chơi thể thao.
    • Hạn chế vận động quá sức, xoay cổ tay đột ngột để tránh chấn thương.
    • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để duy trì sức mạnh, sự linh hoạt của cổ tay.
    • Tích cực điều trị các bệnh lý có thể dẫn tới hệ quả là tràn dịch cổ tay.
    • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để duy trì sức khỏe xương khớp. Đặc biệt những thực phẩm sau đây ngay cả người bị tràn dịch cũng nên ăn: Thực phẩm giàu omega-3, giàu vitamin D, giàu protein. Ngược lại, tràn dịch khớp cổ tay kiêng ăn gì? Đó là thức ăn chứa nhiều đường, muối, rượu bia…

    Tràn dịch khớp cổ tay cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Do đó ngay khi nghi ngờ bản thân gặp phải tình trạng này hãy tới cơ sở y tế để được thăm khám. Chắc hẳn còn nhiều vấn đề về xương khớp khác mà bạn có thể thắc mắc. Hãy gọi tới hotline 1800.28.28.85 để được giải đáp.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Top 10] máy massage lưng tốt nhất và lưu ý khi sử dụng 22/01/21
      Máy massage lưng là lựa chọn của không ít người thường xuyên bị những cơn đau lưng ghé thăm. Tuy…
      Bả vai đau nhức không giơ lên được là bị làm sao? Chuyên gia phân tích 05/08/23
      Bả vai đau nhức không giơ lên được ảnh hưởng nhiều đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Nhiều…
      TPBVSK Viên khớp Tâm Bình: Công dụng, thành phần và liều dùng 26/12/19
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Viên khớp Tâm Bình được bào chế từ 10 loại thảo dược như…
      Truyền canxi cho người loãng xương – Quy trình thực hiện 25/10/22
      Một trong những giải pháp trong điều trị bệnh loãng xương là truyền canxi cho người loãng xương. Sở dĩ…
      Xem thêm