Ngủ dậy đau mỏi cổ: Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm và cách chữa trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Ngủ dậy đau mỏi cổ: Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm và cách chữa trị

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Trang Vũ

    08/03/21

    Ngủ dậy đau mỏi cổ là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của khớp. Tuy nhiên, nhiều người trẻ tuổi cũng có thể bị đau mỏi cổ khi ngủ dậy nếu nằm sai tư thế hoặc lựa chọn gối không phù hợp hay chịu tác động từ làm việc quá sức trong thời gian dài.

    5/5 - (49 bình chọn)

    1. Tình trạng ngủ dậy đau mỏi cổ là như thế nào?

    Để cơ thể hoạt động linh hoạt cần đến sự kết hợp của rất nhiều hệ cơ quan như: hệ thần kinh, hệ xương khớp, cơ… vv. Nếu bạn ngủ dậy cảm thấy đau mỏi cổ thì rất có thể là do các cơ vùng cổ bị co cứng, khiến cử động khó khăn, không theo ý muốn.

    ngủ dậy đau mỏi cổ

    Thường xuyên đau mỏi cổ khi ngủ dậy có thể do bệnh lý nguy hiểm

    Như vậy, ngủ dậy đau mỏi cổ không phải là bệnh, mà thuộc vào triệu chứng, dấu hiệu của một số bệnh lý khác nhau. Nếu thỉnh thoảng bạn mới mới bị đau mỏi cổ thì không có gì nguy hiểm. Đây chỉ là tình trạng co cứng phần cơ bên ngoài do sai tư thế. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về cơ xương khớp như: đau vai gáy, thoái hóa cột sống, viêm khớp,…

    2. Nguyên nhân đau mỏi cổ khi ngủ dậy

    Các khớp cổ bị căng cứng, đau mỏi khi ngủ dậy vào buổi sáng có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân như sau:

    nguyên nhân ngủ dậy đau mỏi cổ

    Một số nguyên nhân gây đau mỏi cổ khi ngủ dậy

    2.1 Sử dụng gối không phù hợp

    Lựa chọn gối ngủ không phù hợp không chỉ khiến bạn ngủ không ngon giấc mà còn ảnh hưởng đến khớp cổ. Dù là gối quá cao hay gối quá thấp cũng sẽ khiến khớp cổ bị sai lệch về phía trước hoặc phía sau. Đây chính là lý do cổ bạn đau mỏi vào sáng hôm sau khi thức dậy.

    2.2 Ngủ sai tư thế

    Sai tư thế khi ngủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và hệ cơ xương khớp. Đặc biệt nếu bạn ngủ ở tư thế nằm sấp. Lúc này đầu sẽ phải nghiêng lệch sang một bên để thở. Điều này tác động không nhỏ đến khớp cổ.

    2.3 Các chuyển động đột ngột khi ngủ

    Một số cử động bất ngờ diễn ra nhanh như bất chợt ngồi bật dậy, vung tay chân khi mơ ngủ vô tình làm căng cơ cổ, gây căng thẳng, áp lực lên cổ. Thậm chí còn có thể bong gân cổ.

    2.4 Đau mỏi cổ do chấn thương gây ra

    Trong quá trình làm việc, chơi thể thao bạn có thể xuất hiện một số chấn thương nhưng không tạo ra các cơn đau ngay lập tức. Chỉ khi ngủ dậy vào sáng sớm, bạn mới cảm nhận được cơn đau nhói, khó cử động phần vai và cổ.

    Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, đau mỏi cổ khi ngủ dậy còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý cơ xương khớp, hoặc những bệnh lý nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    3. Ngủ dậy đau mỏi cổ là dấu hiệu của bệnh gì?

    Một số bệnh lý có thể khiến bạn đau mỏi cổ khi ngủ dậy có thể kể đến như:

    ngủ dậy đau mỏi cổ là bệnh gì

    Một số bệnh lý gây đau mỏi cổ vào sáng sớm

    3.1 Thoái hóa khớp cổ

    Ở người cao tuổi, thoái hóa khớp cổ sẽ tiến triển thành thoái hóa đốt sống cổ. Gây ra các triệu chứng như:

    • Cứng khớp cổ
    • Đau cổ vai gáy
    • Đau mỏi cánh tay khi ngủ dậy.

    3.2 Thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép các dây thần kinh là nguyên nhân hàng đầu gây đau và cứng khớp cổ. Đặc biệt là vào buổi sáng khi ngủ dậy.

    Xem thêm Đau mỏi vai gáy: Tổng quan bệnh học và phương pháp điều trị

    3.3 Đau xơ cơ

    Đây là một chứng rối loạn các khớp gây nên tình trạng đau nhức cơ bắp. Dẫn đến cứng mỏi khớp cổ khi ngủ dậy.

    3.4 Viêm màng não

    Viêm màng não là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Trong nhiều trường hợp cảm thấy đau cứng cổ khi ngủ dậy hãy cẩn trọng vì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.

    4. Cách chữa ngủ dậy đau mỏi cổ hiệu quả an toàn nhất

    Nếu xác định đúng nguyên nhân, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng đau mỏi cổ khi ngủ dậy. Dưới đây là một số phương pháp tham khảo để cải thiện cơn đau mỏi:

    chữa đau mỏi cổ khi ngủ dậy

    Một số cách khắc phục đau mỏi cổ khi ngủ dậy

    4.1 Sử dụng thuốc không kê đơn

    Nếu cơn đau kéo dài, làm ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm đau nhanh chóng như: Naproxen, Ibuprofen, Acetaminophen,…vv. Những loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, phù nề, bớt đau nhức sau thời gian ngắn sử dụng.

    Tuy nhiên, không nên quá phụ thuộc hay lạm dụng các loại thuốc này, bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt,…

    Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng Salonpas dán lên cổ để giảm đau.

    4.2 Chườm giảm đau mỏi

    Bạn có thể thực hiện chườm nóng hay chườm lạnh đều được. Tuy nhiên, cần lưu ý khi chườm lạnh là không để trực tiếp đá lạnh lên da. Nên bọc đá vào một chiếc khăn sạch hoặc sử dụng túi gel lạnh để làm giảm cảm giác tê buốt. Hạn chế tối đa tổn thương cho da.

    4.3 Khắc phục ngủ dậy đau mỏi cổ bằng massage

    Đây là phương pháp được khuyến nghị thực hiện không chỉ giúp cơ thể giảm căng thẳng mà còn giảm thiểu tình trạng đau mỏi cổ sau khi thức dậy. Bạn chỉ cần dùng tay massage nhẹ nhàng lên vùng cổ bằng các chuyển động tròn. Đây cũng là cách giúp máu lưu thông tốt hơn.

    4.4 Châm cứu, bấm huyệt giảm đau cứng cổ khi ngủ dậy

    Bạn cũng có thể nhờ đến phương pháp châm cứu, bấm huyệt trong Đông y để cải thiện tình trạng đau nhức, cứng cổ của mình. Tuy nhiên cần đến phòng khám hoặc cơ sở khám chữa Đông y uy tín, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi thực hiện.

    5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

    Thông thường đau mỏi cổ sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Nhưng nếu tình trạng ngày càng nặng hơn, các cơn đau xuất hiện liên tục bất kể lúc nào thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán tình trạng. Từ đó có hướng khắc phục phù hợp.

    Đặc biệt, bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu thấy đau mỏi cổ kèm một trong các triệu chứng:

    • Sốt cao.
    • Đau đầu.
    • Buồn nôn và nôn.
    • Khó thở, tức ngực.
    • Nổi u ở cổ.
    • Chóng mặt, gặp khó khăn khi di chuyển.
    • Cơn đau lan khắp cơ thể gây mất sức.
    • Chân tay tê bì, ngứa ran.

    Lúc này các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân gây đau có phải do bệnh lý hay không. Sau đó đưa ra chỉ định kịp thời.

    6. Phòng ngừa đau mỏi cổ khi ngủ dậy vào buổi sáng

    Ngủ đúng tư thế, chọn gối phù hợp, thường xuyên cho cổ nghỉ ngơi là một trong những hướng phòng ngừa tình trạng đau mỏi cổ vào buổi sáng tốt nhất mà bạn cần áp dụng.

    • Chọn gối ngủ phù hợp: chọn loại gối có độ cao vừa phải, tránh loại gối khiến cằm gập vào ngực. Đôi khi bạn cũng nên thử ngủ không cần gối để hạn chế tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau.
    • Lựa chọn loại đệm ngủ: Ngoài gối, lựa chọn đệm phù hợp cũng hết sức quan trọng giúp ích cho giấc ngủ và cơ thể khi thức dậy, đặc biệt là vùng cổ.
    • Kiểm soát tư thế ngủ đúng: Một tư thế nằm ngủ đúng bao gồm nằng nghiêng hoặc nằm ngửa. Bạn không nên nằm sấp sẽ gây áp lực lên dạ dày và vùng đầu cổ.
    • Tập thể dục thường xuyên: Để tăng cường sức khỏe và sức mạnh cơ bắp. Có thể lựa chọn tập yoga với các cử động liên quan đến phần cổ vai gáy.
    • Khám sức khỏe định kỳ: Sớm phát hiện các bệnh lý xương khớp hay những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

    Đau mỏi, cứng cổ sau khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp, đĩa đệm, cột sống,… Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất trong trường hợp này là ưu tiên bảo vệ xương khớp, phòng chống các bệnh gây ra đau cứng cổ khi ngủ dậy.

    Hỗ trợ giảm đau mỏi cổ với bộ đôi TPBVSK Thấp Diệu Nang Tâm Bình và Viên khớp Tâm Bình

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gặp phải, bạn có thể tham khảo sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ giảm đau mỏi cổ như Viên khớp Tâm Bình và Thấp Diệu Nang Tâm Bình.

    bộ đôi hỗ trợ giảm đau mỏi cổ

    Trong đó:

    • TPBVSK Thấp Diệu Nang Tâm Bình: giúp hỗ trợ giảm đau mỏi cổ do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau vai gáy, nhức mỏi xương khớp.
    • TPBVSK Viên khớp Tâm Bình: Hỗ trợ giảm đau do thoái hóa khớp, đau mỏi cơ bắp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết.

    Đây là 2 sản phẩm nhận được sự tin tưởng, đánh giá cao từ người tiêu dùng với thành phần từ các loại thảo dược, kết hợp giữa công thức bào chế cổ truyền và khoa học hiện đại, được kiểm nghiệm chất lượng đầy đủ trước khi đến tay người tiêu dùng.

    Để lại thông tin hoặc câu hỏi thắc mắc để được các chuyên gia giải đáp miễn phí!

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau lưng ở nữ giới: Tiềm ẩn 6 bệnh lý nguy hiểm không nên bỏ qua 04/10/23
      Đau lưng ở nữ giới là một trong những bệnh phổ biến về xương khớp hiện nay. Vậy bệnh do…
      Paracetamol là thuốc gì? Công dụng như thế nào, có tác dụng phụ không? 09/10/21
      Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến bao gồm cả người lớn và trẻ em.…
      [Viêm khớp phản ứng] – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 25/11/20
      Viêm khớp phản ứng thường gặp ở người trẻ tuổi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Do…
      TOP 9 cách chữa vôi hóa cột sống bằng thuốc nam tốt nhất 18/01/22
      Chữa vôi hóa cột sống bằng thuốc nam từ lâu đã được khá nhiều người tin tưởng, sử dụng. Dưới…
      Xem tất cả bài viết