Chuyên gia nói: Bẻ khớp ngón tay, dừng ngay kẻo bệnh - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Chuyên gia nói: Bẻ khớp ngón tay, dừng ngay kẻo bệnh

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    15/07/19

    Câu hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi, làm công nhân môi trường tại Hà Nội. Công việc chân tay khiến tôi hay bị đau nhức nên thường có thói quen bẻ khớp ngón tay, ngón chân. Mỗi lần bẻ khớp tôi thấy kêu răng rắc và rất thoải mái. Nhưng gần đây nghe tư vấn trên tivi thì bảo không nên, vì nó tổn thương sụn khớp. Không biết thực hư thế nào, rất mong được bác sĩ tư vấn.

    5/5 - (918 bình chọn)

    Nguyễn Thanh Hoàn (Thanh Trì, Hà Nội)

    Trả lời:

    Chào chị Nguyễn Thanh Hoàn, cám ơn chị đã gửi câu hỏi về cho Tâm Bình. Không chỉ chị Hoàn và rất nhiều người cũng có thói quen bẻ khớp tay, vặn tay và cho rằng việc làm này sẽ giúp thư giãn, thả lỏng khớp xương. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp cảnh báo rằng, việc làm này lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể khiến cấu trúc sụn khớp bị tổn thương gây ra biến chứng nguy hiểm cho xương khớp. Để rõ hơn về vấn đề này, cùng tham khảo bài viết dưới đây

    1. Bẻ khớp ngón tay có hại không?

    Bẻ khớp ngón tay là thói quen của rất nhiều người khi cảm thấy các khớp co cứng, tê mỏi. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng đây là thói quen xấu có thể gây nên các bệnh xương khớp nguy hiểm. Liệu điều này có chính xác không?

    Bẻ khớp đốt tay là thói quen của rất nhiều người

    Bẻ khớp đốt tay là thói quen của rất nhiều người

    Theo các chuyên gia xương khớp, sau khi bẻ khớp ngón tay, đốt tay, bạn có thể gặp 2 cảm giác là thoải mái hơn hoặc rơi vào tình trạng đau nhức. Đối với trường hợp bẻ khớp chỉ phát ra tiếng răng rắc hoặc lục cục mà không kèm theo biểu hiện đau nhức, khác thường nào thì bạn có thể yên tâm. Vì vấn đề này hết sức bình thường, không gây hại cho xương khớp.

    Sở dĩ có các tiếng kêu này là vì hầu hết khớp xương của con người đều bao gồm các túi nhỏ hoặc khoảng trống chứa đựng hoạt dịch khớp. Khi chúng ta bẻ khớp, không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm, đồng thời hút chất hoạt dịch khớp vào khoảng trống đó tạo nên tiếng kêu rắc mà chúng ta thường nghe.

    Ngoài ra, đây cũng có thể là tiếng bật của các dây chằng khi bị kéo căng hoặc do sự chà xát mạnh giữa hai khớp xương tạo ra.

    Thói quen bẻ khớp tay có thể gây nên nhiều bệnh lý xương khớp

    Thói quen bẻ khớp tay có thể gây nên nhiều bệnh lý xương khớp

    Cảnh báo

    Mặc dù bẻ khớp ngón tay có thể không gây hại cho chúng ta ở một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo: Nếu bạn thường xuyên bẻ khớp hoặc bẻ sai cách sẽ tạo ra những tổn thương cho các mô nang liên kết xung quanh, kéo theo các hệ luỵ nghiêm trọng khác.

    2. Những tác hại không ngờ đến khi bẻ khớp ngón tay

    Khi bạn thường xuyên bẻ khớp, cấu trúc xương sẽ tự động thích nghi, các dây chằng xung quanh bị giãn ra dẫn đến một số bệnh về xương khớp như:

    2.1. Viêm khớp

    Mỗi khớp xương được cấu thành từ 2 mặt khớp. Bao phủ xung quanh là bao khớp và hệ thống dây chằng có nhiệm vụ bó và giữ cố định các khớp.

    Khi bạn bẻ đốt ngón tay, các dây chằng sẽ bị kéo giãn đột ngột. Một số trường hợp, lực bẻ khớp quá mạnh làm dây chằng bị giãn quá ngưỡng. Nếu cứ duy trì thói quen như vậy liên tục, dây chằng sẽ mất đi sự đàn hồi, khiến các khớp trở nên lỏng lẻo, làm gia tăng nguy cơ viêm khớp.

    2.2. Hao mòn mặt khớp

    Nếu bạn duy trì thói quen bẻ đốt ngón tay trong thời gian dài, với tần suất liên tục sẽ gia tăng áp lực và sự cọ xát lên mặt khớp, làm hao mòn mặt khớp. Lâu dần, ở khớp sẽ bị hao hụt chất sụn do các vi chấn thương tích tụ. Trường hợp nặng có thể gây thoái hoá và viêm mặt sụn khớp dẫn đến viêm đau khớp ngón tay.

    Lâu dần, ở khớp sẽ bị hao hụt chất sụn do các vi chấn thương tích tụ

    Lâu dần, ở khớp sẽ bị hao hụt chất sụn do các vi chấn thương tích tụ

    2.3. Ảnh hưởng khi về già

    Các tổn thương do thói quen bẻ khớp gây ra là điều khó tránh khỏi. Nếu bạn còn tiếp tục duy trì thói quen này, về già rất dễ bị đau nhức các khớp.

    Theo đó, trong sụn khớp có khoảng 2% tế bào sụn. Lớp sụn này có chức năng giảm ma sát, giúp các hoạt động trở nên trơn tru. Thế nhưng một khi chúng bị bào mòn thì không có khả năng hồi phục.

    Hành động nắn, bẻ khớp tay sẽ làm hao mòn tế bào sụn, khiến các gai xương mọc ra. Từ đó, tác động đến các mô xung quanh khớp gây đau nhức, viêm sưng ngón tay. Khi tuổi càng cao, hệ dây chằng, gân, sụn trở nên kém linh động, dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm gia tăng tốc độ thoái hóa khớp.

    3. Lời khuyên của chuyên gia

    Mặc dù bẻ khớp ngón tay, đốt tay giúp chúng ta cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn, nhưng tốt nhất không nên thực hiện các hành động này. Bởi về lâu dài, đây sẽ là tác nhân gây hại cho bề mặt sụn, làm phá huỷ khớp.

    bẻ khớp ngón tay

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để từ bỏ thói quen này cũng như hạn chế các tổn thương cho khớp, mỗi khi cảm thấy mỏi, bạn chỉ nên cử động khớp qua lại nhẹ nhàng. Các động tác đơn giản này sẽ góp phần gia tăng lưu lượng máu đến mô, giúp bạn cảm thấy dễ chịu mà vẫ tránh được các vấn đề chấn thương.

    >> Xem thêm các bài viết khác của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng TẠI ĐÂY!

    Bản chất của bẻ khớp ngón tay là vô hại. Nhưng nếu bạn biến chúng thành thói quen và thực hiện bẻ khớp tay quá nhiều sẽ dẫn đến những bệnh nghiêm trọng liên quan đến xương khớp. Do đó, ngay từ bây giờ hãy từ bỏ thói quen này để có một hệ sức khoẻ xương khớp tốt nhất.

    Mọi ý kiến thắc mắc liên quan đến bẻ khớp ngón tay xin vui lòng liên hệ 0865 344 349!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Chuyên gia nói: Bẻ khớp ngón tay, dừng ngay kẻo bệnh”

    1. Kha ngọc hân viết:

      Mình có thói quen bẻ ngón tay khi căng thẳng lúc đầu mình thấy nó bth nhưng về sau mình thấy ngón tay mình bị cong có cách nào để khiến ngón tay trở lại bth không vậy ạ

      • Chào bạn!
        Trong trường hợp này, đầu tiên bạn nên dừng thói quen bẻ ngón tay. Sau đấy, tùy thuộc vào mức độ bị cong của ngón tay, bạn có thể tham khảo 1 số cách sau:
        – Dùng tay nắn thẳng ngón tay thường xuyên
        – Dùng nẹp để chỉnh hình thẳng ngón tay
        – Nhờ can thiệp của bác sĩ nếu mức độ cong lớn
        Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn giải đáp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bật mí 8 nguyên nhân gây đau khớp sau khi uống rượu bia 23/11/23
      Sau khi uống rượu bia, bên cạnh việc cảm thấy đau đầu, choáng váng, mặt đỏ, khó chịu ở hệ…
      Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì? 12 loại thực phẩm, đồ uống 22/10/20
      Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi chế…
      Viêm quanh khớp vai, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 11/12/23
      Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay. Thường gặp ở…
      Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp 17/09/21
      Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không chắc hẳn khiến không ít bệnh nhân băn khoăn, lo lắng.…
      Xem tất cả bài viết