Gai xương cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân, uống thuốc gì khỏi bệnh?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Gai xương cổ tay là bệnh gì? Nguyên nhân, uống thuốc gì khỏi bệnh?

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    01/11/23

    Gần đây chuyên gia của chúng tôi có nhận được câu hỏi của anh Trịnh Công Hoàn (Nhân viên văn phòng, 37 tuổi, tại Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội). Anh cho biết: “Trước đây tôi thỉnh thoảng bị đau nhức vùng cổ tay, tê bì ngón tay. Nhưng tình trạng này đôi khi chỉ bị thoáng qua nên tôi không mấy để ý. Gần đây cơn đau tăng nặng hơn, tôi còn bị cứng cổ tay, cầm nắm khó khăn. Xin hỏi triệu chứng của tôi có phải bị gai xương cổ tay hay không và cách xử lý ra sao?”.

    5/5 - (92 bình chọn)

    Anh Công Hoàn thân mến! Để biết chính xác bản thân đang mắc phải căn bệnh gì cũng như tình trạng bệnh và cách điều trị ra sao, anh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám. Còn đối với nghi ngờ của anh về khả năng mắc gai xương cổ tay thì anh có thể tham khảo những thông tin cơ bản về căn bệnh này.

    Có thể nói, gai xương cổ tay gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh cũng như ẩn chứa những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không nhiều người biết tới nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    1. Gai xương cổ tay là bệnh gì?

    Cổ tay là bộ phận phải hoạt động nhiều nên có khả năng bị tổn thương cao. Một trong số những tổn thương thường thấy tại bộ phận này là gai xương cổ tay. Đây là tình trạng lắng đọng và tích tụ canxi tại phần xương cổ tay bị hư hại tạo thành các gai xương. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.

    Gai xương có xu hướng phát triển chậm. Theo thời gian, khi các gai xương này đủ lớn nó sẽ cọ xát vào xương, mô, dây thần kinh xung quanh. Từ đó gây đau đi kèm theo một loại các triệu chứng khác. Thậm chí gai xương có thể gây tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh và để lại những biến chứng nghiêm trọng.

    Gai xương cổ tay

    >>Xem thêm: Gai xương là bệnh gì? Nhận biết sao cho đúng?

    2. Triệu chứng gai xương cổ tay

    Nắm được những dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết:

    DẤU HIỆU Triệu chứng cụ thể
    ✅ Đau cổ tay Cơn đau dữ dội khi cử động tay và dịu bớt khi nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển nặng, các cơn đau có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi. 
    ✅ Đau tại các vùng lân cận Dần dần cơn đau sẽ lan ra các bộ phận khác như ngón tay, bàn tay, cánh tay…
    ✅ Tê bì Cảm giác ê ẩm, ngứa ran, tay như có kiến bò, có thể xảy ra đột ngột và dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Triệu chứng này xuất hiện do gai xương chèn ép dây thần kinh ở tay. 
    ✅ Cứng khớp Cứng khớp có thể làm căng cơ xung quanh gây tăng mức độ đau. 
    ✅ Khó khăn trong cử động Việc cầm nắm, xoay tay, mang đỡ đồ vật rất khó khăn

    3. Nguyên nhân gây gai xương cổ tay

    Gai xương khớp cổ tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do đặc thù nghề nghiệp, tuổi tác, chấn thương. Hoặc một số bệnh lý cũng là nguyên do gây ra tình trạng này.

    3.1. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

    Tuổi tác càng cao quá trình lão hóa càng diễn ra mạnh mẽ. Điều này sẽ khiến xương khớp bị mất dần độ linh hoạt, sụn khớp bị bào mòn, mất dần xương dưới sụn. Khi đó, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các gai xương để bù đắp vào phần bị thiếu hụt gây gai xương khớp.

    3.2. Chấn thương làm hình thành gai xương cổ tay

    Chấn thương do lao động quá sức, chơi thể thao, tai nạn giao thông… có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Chúng có thể gây tổn thương ở cổ tay. Nếu những tổn thương này không được điều trị triệt để, theo thời gian sẽ tạo điều kiện cho gai xương hình thành ở vị trí này.

    chấn thương gây gai xương cổ tay

    Chấn thương tại cổ tay có thể là nguyên nhân gây bệnh

    3.3. Đặc thù nghề nghiệp

    Một số nghề nghiệp đặc thù yêu cầu phải cử động cổ tay nhiều, liên tục. Việc thường xuyên tạo áp lực cho cổ tay sẽ đẩy nhanh quá trình phá hủy sụn khớp. Điều này làm gia tăng khả năng bị gai xương khớp tay. Các công việc có nguy cơ cao là: Thợ cắt tóc, vận động viên quần vợt, dân văn phòng…

    Đặc thù nghề nghiệp làm gai xương cổ tay

    Dân văn phòng là đối tượng dễ mắc bệnh

    3.4. Dị tật gây gai xương cổ tay

    Những dị tật bẩm sinh ở cổ tay cũng có thể là lý do gây gai khớp cổ tay. Ban đầu nếu không được phát hiện, những dị tật này chưa ngay lập tức gây bệnh. Dần dần những cấu tạo bất thường này sẽ làm tổn thương tới khớp cổ tay.

    3.5. Bệnh lý xương khớp

    Gai xương hình thành có thể là hệ quả của một số bệnh lý xương khớp là thoái hóa khớp và viêm khớp cổ tay

    Thoái hóa khớp khiến lớp sụn khớp mỏng đi làm các đầu xương cọ sát vào nhau. Gai xương được hình thành từ giai đoạn 2 của quá trình thoái hóa khớp. Gai xương sẽ phát triển từ kích thước nhỏ tới vừa và ở giai đoạn 4 của bệnh sẽ phát triển thành gai xương lớn.

    Viêm khớp gây tổn thương sụn, đầu xương, dây thần kinh, dây chằng, màng hoạt dịch… Từ đó gây ra những cơn đau nhức, sưng tấy, cứng khớp, hạn chế vận động. Những tổn thương này sẽ góp phần tạo nên gai xương.

    4. Gai xương cổ tay có nguy hiểm không?

    Cũng giống như các bệnh lý xương khớp khác, căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc hàng ngày và chất lượng sống của người bệnh. Đặc biệt là với bộ phận phải hoạt động nhiều như cổ tay mức độ ảnh hưởng sẽ lớn hơn.

    Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng như giảm khả năng vận động, biến dạng cổ tay, thậm chí là tàn phế.

    5. Đối tượng có nguy cơ cao

    Một số đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cáo hơn những người khác. Đó là:

    • Người cao tuổi: Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
    • Người mắc thoái hóa khớp, viêm khớp cổ tay: Dù nhiều người cho rằng các bệnh lý xương khớp này chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Nhưng trên thực tế ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh.
    • Người có dị tật bẩm sinh ở cổ tay, bàn tay.
    • Người từng bị chấn thương ở cổ tay.
    • Nhân viên văn phòng, thợ cắt tóc, vận động viên các môn thể thao dùng tay nhiều (cầu lông, quần vợt, bóng bàn…)
    Đối tượng có nguy cơ cao bị gai xương cổ tay

    Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao

    Việc liệt kê một số đối tượng có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng này sẽ giúp cho những người thuộc nhóm đối tượng này cẩn trọng hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn nằm trong “vùng an toàn” với căn bệnh này. Do đó, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan.

    6. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi cao. Do đó hãy tới gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:

    • Đau nhức sau chấn thương.
    • Đau đột ngột, dữ dội hoặc dai dẳng không đỡ.
    • Sưng cổ tay.
    • Cổ tay không thể thực hiện các hoạt động bình thường.

    7. Khám gai xương cổ tay ở đâu? Có đắt không?

    Bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đương nhiên quá trình chọn lựa cơ sở y tế cũng cần xét tới yếu tố thuận lợi về di chuyển và kinh phí.

    Chi phí điều trị gai xương cổ tay sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị y tế ban đầu của từng người. Trước hết để xác định tình trạng bệnh bạn cần phải chi trả chi phí khám và chi phí thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

    Đối với chi phí điều trị, tùy thuộc vào phương pháp chữa trị mà bạn sẽ được chỉ định mà mức chi phí sẽ khác nhau. Đó có thể là chi phí cho thuốc, liệu trình vật lý trị liệu hoặc chi phí phẫu thuật nếu cần thiết. Mức phí sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ sở y tế và thời điểm. Về cơ bản, việc điều trị bằng phẫu thuật sẽ tốn kém chi phí hơn cả và có thể phải bao gồm cả chi phí phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

    8. Chẩn đoán

    Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh.

    • Hỏi người bệnh về tiền sử bệnh và triệu chứng
    • Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, khả năng vận động của cổ tay
    • Chụp X-quang, chụp MRI: Cung cấp hình ảnh gai xương hoặc các vấn đề về xương khớp có thể là nguyên nhân gây bệnh
    • Điện cơ đồ: Loại trừ các bệnh lý khác

    9. Điều trị gai xương cổ tay

    Tùy thuộc vào tình trạng gai xương khớp cổ tay mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cụ thể. Nhìn chung các phương pháp bao gồm: Dùng thuốc tây, bài thuốc đông y, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

    Điều đầu tiên mà bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh là dành thời gian nghỉ ngơi cho cổ tay trong thời điểm bùng phát cơn đau. Việc này giúp cổ tay có thời gian phục hồi, tránh các tác động có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

    9.1. Nẹp cổ tay

    Trong nhiều trường hợp, việc cố định cổ tay sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và hạn chế tổn thương nặng hơn. Nẹp cố định cổ tay khi ngủ sẽ giúp giảm đau, tê nhức vào ban đêm.

    Nẹp cổ tay trị gai xương

    Nẹp cổ tay giúp hạn chế những tổn thương có thể xảy ra

    9.2. Chườm nóng, chườm lạnh

    Để giảm đau tại chỗ, người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh thường được áp dụng ngay sau chấn thương không có vết thương hở hoặc đau cấp tính. Bạn có thể sử dụng túi chườm, khăn chườm. Lưu ý tới nhiệt độ khi chườm nóng và không để đá tiếp xúc trực tiếp với da khi chườm lạnh.

    9.3. Xoa bóp

    Massage tại vị trí cổ tay bị đau sẽ giúp giảm cảm giác đau nhức, hạn chế cứng cơ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có có cảm giác thư giãn, thoải mái hơn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.

    xoa bóp chữa gai xương cổ tay

    Xoa bóp giúp giảm bớt cơn đau

    9.4. Thuốc tây trị gai xương cổ tay

    Thuốc Tây thường được sử dụng nhờ giảm nhanh triệu chứng và thuận tiện cho người bệnh. Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm:

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol… giúp giảm bớt tình trạng đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ
    • Thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen… vừa giảm đau vừa giảm sưng viêm tại khớp cổ tay. Khi tình trạng viêm nhiễm trong ổ khớp giảm sẽ giúp giảm đau, sưng cổ tay.
    • Corticosteroid đường uống giúp giảm chèn ép dây thần kinh, giảm viêm sưng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng không được đánh giá cao trong điều trị gai xương.
    • Tiêm Corticosteroid: Được dùng khi cơn đau tăng nặng, sử dụng các thuốc giảm đau khác không đỡ. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ dùng trong thời gian ngắn vì ẩn chứa những rủi ro cho khớp cũng như sức khỏe nói chung.
    • Thuốc giãn cơ: Giúp cải thiện tình trạng đau do co cứng cơ xung quanh cổ tay.

    Ưu điểm của thuốc Tây là tác động nhanh, nhanh chóng xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Nếu sử dụng thuốc lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới gan, thận, dạ dày. Do đó, người bệnh chỉ được dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ và thông báo ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường. Hơn nữa, bạn cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá được độ đáp ứng của thuốc và có thể đưa ra những điều chỉnh về lượng, loại thuốc cho phù hợp.

    9.5. Bài thuốc đông y

    Một số bài thuốc đông y chữa gai xương cổ tay cũng được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của các bài thuốc này là khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên, thời gian phát huy hiệu quả chậm. Có các dạng thuốc uống, thuốc xoa bóp và thuốc đắp.

    Bài thuốc uống

    Chuẩn bị:

    • Cây xấu hổ 20g
    • Bồ công anh, Nam tục đoạn, Kê huyết đằng: mỗi loại 16g
    • Hy thiêm, Đương quy, rễ cây Cúc tần, lá tre, rễ cây gấc, Ngũ gia bì, Cam thảo: mỗi loại 12g
    • Ngải diệp, Cẩu tích, lá lốt, Trần bì: mỗi loại 10g

    Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu rồi chắt nước để uống

    Bài thuốc đắp

    • Lấy lá cây gấc và lá cây đinh lăng với lượng bằng nhau
    • Đem lá đi rửa sạch rồi giã nhỏ
    • Sao với rượu tới khi nóng
    • Sau đó để nguội rồi đắp lên vùng bị đau

    Bài thuốc xoa bóp

    Chuẩn bị: Kê huyết đằng, Xuyên khung, Bạch chỉ, Tế tân, Nhục quế, Thiên niên kiện, Thạch xương bồ, hoa hồi, Trần bì, mỗi vị 10g

    Cách thực hiện:

    • Thái nhỏ tất cả các nguyên liệu
    • Cho nguyên liệu vào lọ thủy tinh, ngâm ngập rượu. Sau 5 ngày là có thể dùng được
    • Lấy rượu này xoa bóp vào vùng cổ tay

    9.6. Bài tập hỗ trợ người bị gai xương cổ tay

    Một số bài tập tại nhà có thể cải thiện tình trạng cứng khớp cổ tay, tăng độ linh hoạt cho khớp cổ tay. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của mỗi người là không giống nhau. Do đó, để lựa chọn được bài tập phù hợp với bản thân hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.

    Dưới đây là một số bài tập tham khảo:

    Bài tập nắm bàn tay

    • Bắt đầu với bàn tay và các ngón tay duỗi thoải mái.
    • Từ từ nắm bàn tay lại với ngón cái đặt bên ngoài các ngón khác. Lưu ý là không siết chặt tay. Giữ tư thế trong 7 giây rồi mở bàn tay ra như ban đầu.
    • Lặp lại 10 lần.

    Bài tập lật úp bàn tay

    • Đặt cả bàn tay và cánh tay lên trên bàn.
    • Lần lượt xoay bàn tay ngửa và úp xuống mặt bàn. Mỗi lần ngửa, úp giữ trong 5 giây.
    • Lặp lại 10 lần.

    Bài tập bóp bóng

    • Nắm một quả bóng cao su có kích thước nhỏ hơn quả tennis.
    • Bóp quả bóng và giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Sau đó thả tay.
    • Lặp lại 10 lần.
    Bài tập hỗ trợ người bị gai xương cổ tay

    Bài tập bóp bóng

    Tư thế cầu nguyện

    • Ngồi khoanh chân, lưng thẳng. Hai bàn tay chắp vào nhau để ở trước ngực. Ngón tay hướng lên trên.
    • Ép chặt hai bàn tay vào nhau rồi từ từ đưa khuỷu tay lên cao. Giữ tư thế trong 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
    • Lặp lại động tác 5 lần.

    9.7. Vật lý trị liệu

    Các bài tập vật lý trị liệu, xoa nắn mô mềm, điện xung trị liệu, laser trị liệu… cũng có tác động tích cực. Chúng giúp giảm đau, giải phóng dây thần kinh bị gai xương chèn ép. Đây cũng là cách phục hồi chức năng vận động của cổ tay, đặc biệt là sau phẫu thuật.

    Bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể đưa ra một vài chương trình tự tập tại nhà kết hợp trị liệu cùng bác sĩ. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát cơn đau, cải thiện phạm vi chuyển động của cổ tay.

    Điều quan trọng là bạn cần phải thật kiên trì, phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị. Một liệu trình điều trị thường kéo dài. Do đó bạn không nên nóng vội.

    Vật lý trị liệu chữa gai xương cổ tay

    Vật lý trị liệu giúp giảm đau, giải phóng dây thần kinh bị gai xương chèn ép

    9.8. Phẫu thuật gai xương cổ tay

    Phương pháp giúp loại bỏ gai xương, giảm cọ xát giữa các gai ở đầu xương, ngăn gai xương chèn ép dây thần kinh. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật là mổ mở và nội soi. Trong đó, phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giảm đau đớn và nhanh lành vết thương hơn phẫu thuật truyền thống.

    Phẫu thuật được chỉ định đối với trường hợp nghiêm trọng, các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả như mong đợi, nguy cơ biến chứng cao. Tuy nhiên, sau phẫu thuật các gai xương có thể xuất hiện trở lại. Bác sĩ có thể cần đề nghị một phẫu thuật khác để loại bỏ nguy cơ.

    10. Cách phòng tránh

    Để phòng tránh căn bệnh này, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện. Cụ thể là:

    • Hạn chế bê vác vật nặng, lao động quá sức khiến cổ tay bị mỏi, tổn thương. Không bẻ cổ tay, không dùng tay để gối đầu khi đi ngủ.
    • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cổ tay được thư giãn. Đối với người có đặc thù công việc phải sử dụng cổ tay nhiều nên thư giãn cổ tay sau từ 45 – 60 phút làm việc.
    • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Tuy nhiên, cần hạn chế chơi những môn thể thao như bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn… với cường độ cao. Việc thực hiện đều đặn
    • Sử dụng băng đai bảo vệ cổ tay khi lao động, chơi thể thao. Điều này sẽ giúp trợ lực cho cổ tay cũng như phòng tránh những chấn thương có thể xảy ra.
    • Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung canxi, rau quả. Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, bia rượu.
    • Thăm khám ngay khi có cơ thể có dấu hiệu bất thường.

    Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về gai xương cổ tay. Để hỗ trợ điều trị cũng như dự phòng bệnh, bạn nên duy trì một lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy chat trực tiếp.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu? Chuyên gia giải đáp cụ thể 16/08/21
      Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu là thắc mắc của nhiều người. Liệu có mối liên hệ…
      Bệnh gai xương là gì? Nguyên nhân và uống thuốc gì khỏi bệnh? 19/01/21
      Bệnh gai xương gây đau đớn và hạn chế vận động đi kèm nhiều triệu chứng khác. Có khá nhiều…
      Đau khớp khuỷu tay có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả 03/12/19
      Đau khớp khuỷu tay là bệnh lý đem lại nhiều phiền phức và khó khăn trong vận động của bệnh…
      Chữa vôi hóa cột sống cổ cần ăn gì, kiêng gì? TOP 8 thực phẩm cần nhớ 25/10/21
      Vôi hóa cột sống cổ là hiện tượng lắng đọng canxi trên dây chằng quanh khớp cổ, đau nhức vùng…
      Xem thêm