Đau đầu gối: Cảnh báo 8 bệnh lý xương khớp cần điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau đầu gối: Cảnh báo 8 bệnh lý xương khớp cần điều trị

    Tác giả: Linh Chi

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    09/10/23

    Đầu gối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vận động của cơ thể, chịu áp lực lớn và phải hoạt động nhiều. Do đó, đây là vị trí rất dễ bị tổn thương và gánh chịu những cơn đau. Đau đầu gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó không loại trừ dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được điều trị kịp thời.

    4.9/5 - (125 bình chọn)

    1. Đau đầu gối là gì?

    Đầu gối là khớp bản lề, cho phép các chi uốn cong và mở rộng, cũng như xoay nhẹ bên trong và bên ngoài. Khớp đầu gối được xem là một trong những khớp quan trọng nhất. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển động của cơ thể. Khớp gối còn có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

    Đầu gối rất dễ bị tổn thương, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể tiến triển thành bệnh xương khớp. Một trong những vấn đề nhiều người gặp phải ở đầu gối là những cơn đau nhức. Tình trạng này ở mỗi người không giống nhau. Có người chỉ bị đau nhưng trường hợp khác lại đi kèm với triệu chứng khác.

    đau đầu gối

    2. Phân loại

    Về cơ bản, tình trạng này sẽ được phân thành 2 loại dựa theo thời gian khởi phát và duy trì cơn đau.

    • Đau đầu gối cấp tính: Thường khởi phát đột ngột, không kéo dài. Có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc chấn thương.
    • Đau đầu gối mạn tính: Tình trạng đau kéo dài, chủ yếu do các tình trạng bệnh lý gây ra như viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch…

    3. Triệu chứng đau đầu gối

    Mỗi người sẽ có cảm nhận về tình trạng đau cũng như các triệu chứng đi kèm không giống nhau. Dưới đây là liệt kê những triệu chứng phổ biến:

    Triệu chứng BIỂU HIỆN CỤ THỂ
    ✅ Đau mỏi đầu đầu gối và dưới gối Có thể đau một bên đầu gối hoặc đau hai bên đầu gối. Đầu gối bị đau khi co chân, đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. Có thể đau từ đầu gối xuống bàn chân, đau sau đầu gối bên phải hoặc trái, đau đầu gối khi chạy bộ… hoặc thực hiện các vận động mạnh khác. Ngoài đau, người bệnh còn cảm thấy mỏi ở đầu gối.
    ✅ Đầu gối bị sưng và đau, nóng đỏ Bao hoạt dịch khi bị viêm sẽ sưng, sờ vào thấy mềm, nóng đỏ, gây đau nhức và khiến người bệnh cử động khó khăn hơn.
    ✅ Có tiếng kêu ở khớp gối khi cử động Phần sụn khớp ở người bị đau đầu gối thường có liên kết lỏng lẻo nên khi vận động sẽ làm xuất hiện âm thanh lục cục hoặc răng rắc.
    ✅ Triệu chứng khác Khớp gối bị biến dạng, cứng khớp vào buổi sáng.

    4. Các nguyên nhân gây đau đầu gối

    Đau đầu gối xảy ra do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Việc xác định được lý do gây đau đóng vai trò quan trọng trong điều trị.

    4.1. Khớp gối vận động quá sức

    Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày hay đặc thù công việc, rèn luyện thể lực gây áp lực quá lớn cho khớp gối. Đó có thể là việc tập luyện thể thao cường độ cao, thường xuyên bê vác vật nặng hoặc duy trì một tư thế trong thời gian dài. Đi giày cao gót liên tục cũng làm tăng áp lực lên khớp gối.

    Ngoài ra, cân nặng vượt quá mức cho phép sẽ gây áp lực cho khớp gối. Điều này sẽ khiến bạn gặp khó khăn gay cả khi đi bộ, lên xuống cầu thang.

    4.2. Chấn thương gây đau đầu gối

    Bạn có thể gặp phải bất kỳ chấn thương nào trong sinh hoạt, lao động hay chơi thể thao. Một số chấn thương có liên quan trực tiếp tới khớp gối.

    • Rách sụn chêm: Sụn chêm là hai miếng sụn đệm giữa xương chày và xương đùi. Nó có thể bị rách đột ngột trong quá trình chơi thể thao, mang vác nặng. Khi bị rách, bạn có thể nghe thấy tiếng lục cục ở khớp gối, sau đó là cảm giác đau, sưng, cứng ở khớp gối vào những ngày sau.
    • Rách gân: Ở khớp gối, gân dễ bị tổn thương nhất là gân bánh chè.
    • Trật khớp: Xảy ra khi các xương ở đầu gối bị chệch ra khỏi vị trí và trục bình thường của nó. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn chỉ bị đau đầu gối phải hoặc trái ở bên trật khớp.
    • Chấn thương dây chằng khớp gối: Đó có thể là dây chằng chéo trước, dây chằng bên, dây chằng chéo sau. Chấn thương dây chằng chéo trước có thể xảy ra ở các môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ. Hoặc đối với vận động viên nhảy cao khi tiếp đất không đúng cách hay chuyển hướng đột ngột. Chấn thương dây chằng chéo sau thường gây ra khi bị ngã hoặc va đập vào đầu gối khi đang ở tư thế gập.
    • Gãy xương: Các xương cấu tạo nên khớp gối đều có thể bị gãy, đặc biệt là xương bánh chè. Một số trường hợp bị loãng xương cũng có thể gây gãy xương ở đầu gối khi trượt chân hoặc bước hụt.
    Người bệnh có thể bị đau ở đầu gối khi luyện tập thể thao với cường độ cao

    Chấn thương khi tập luyện thể thao có thể gây đau nhức

    4.3. Bệnh lý xương khớp gây đau đầu gối

    Đau đầu gối là bệnh gì có lẽ là nỗi lo lắng của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Mối bận tâm này không phải là không có cơ sở. Bởi những cơn đau tại vị trí này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý xương khớp dưới đây.

    4.3.1. Thoái hóa khớp gối dẫn đến đau đầu gối

    Đau đầu gối có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh thoái hóa khớp gối. Đây là tình trạng tổn thương sụn, đĩa đệm giữa 2 xương đầu gối do quá trình lão hóa xương khớp gây ra. Khi bị thoái hóa, các xương ở đầu gối cọ xát vào nhau gây đau nhức, sưng và cứng khớp. Người bệnh cử động khớp gối còn có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo.

    Nếu như trước đây thoái hóa khớp thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi thì nay tình trạng này ngày càng trẻ hóa. Lối sống thiếu khoa học, lười vận động… chính là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi.

    Đau ở đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa khớp

    Khớp gối bị sưng, nóng, đỏ, đau có thể cảnh báo bệnh thoái hóa khớp

    4.3.2. Viêm khớp dạng thấp

    Người bị viêm đa khớp dạng thấp thường có biểu hiện: cứng khớp vào buổi sáng, sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp. Đặc biệt, dấu hiệu sưng, đau thường có tính đối xưng ở bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu tay. Đau tăng lên khi vận động mạnh như chơi thể thao, lên xuống cầu thang hay thời tiết thay đổi.

    4.3.3. Tràn dịch khớp gối

    Đau đầu gối còn là triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh tràn dịch khớp gối. Đây là tình trạng lượng dịch khớp dư thừa và tràn ra ngoài ổ khớp gây viêm, sưng ở một bên đầu gối. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới hiện tượng teo cơ, thậm chí mất đi khả năng vận động.

    4.3.4. Đau mỏi đầu gối do khô khớp

    Tự nhiên đau đầu gối có thể là dấu hiệu của khô khớp. Đây là tình trạng giảm tiết dịch khớp gối, khiến cho khớp không được bôi trơn làm cho người bệnh khó co duỗi. Khi co duỗi hay đứng lên, ngồi xuống người bệnh sẽ cảm nhận rõ cảm giác đau. Bệnh lý này thường đi kèm với thoái hóa khớp gối.

    4.3.5. Khớp gối đau cảnh báo bệnh gout

    Gout là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây nên do tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp, gây đau dữ dội. Ngoài vị trí đặc trưng là ngón chân cái, bệnh có thể gây đau ở khớp gối. Ngoài ra, một số trường hợp do hạt tophi ở khu vực khớp gối chèn ép lên dây thần kinh cảm giác, gây đau.

    4.3.6. Viêm bao hoạt dịch

    Bao hoạt dịch là lớp chất lỏng đệm giữa cương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp và gân, giúp cho các hoạt động được dễ dàng hơn. Khi bộ phận này bị tổn thương có biểu hiện sưng đỏ, gây ra các cơn đau nhức và cứng khớp đầu gối khi vận động.

    4.3.7. Viêm gân xương bánh chè

    Viêm gân ở khớp gối thường gặp ở gân bánh chè. Viêm gân xương bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm. Các cơn đau do viêm gân bánh chè gây ra thường âm ỉ. Đau tăng lên khi vận động như leo cầu thang, ngồi xổm, chạy…

    4.3.8. Bệnh Osgood-Schlatter

    Trường hợp đau đầu gối ở trẻ em, đau đầu gối ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của bệnh Osgood-Schlatter. Đây là một tổn thương thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên chuyển sang giai đoạn phát triển (dậy thì). Cơ chế gây bệnh thường là do trẻ tham gia các hoạt động thể thao với cường độ mạnh và liên tục. Trong khi lúc này hệ xương đang ở giai đoạn phát triển chưa ổn định. Vì vậy, rất dễ bị tổn thương.

    Trẻ em có thể bị đau đầu gối khi vận động với cường độ cao

    Đau đầu gối ở trẻ em có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về xương khớp

    4.4. Nhiễm trùng gây đau đầu gối

    Vi trùng xâm nhập vào khớp gối có thể gây viêm. Tình trạng này thường đi kèm số, ớn lạnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể nhanh chóng gây tổn thương nghiêm trọng cho khớp gối.

    4.5. Một số nguyên nhân khác

    Nếu bạn bị đau hông, bàn chân bạn sẽ có xu hướng thay đổi cách đi lại để cảm thấy đỡ đau hơn. Dáng đi thay đổi sẽ vô tình gây thêm căng thẳng cho khớp gối và cuối cùng là gây đau.

    Ngoài ra, ăn uống thiếu dinh dưỡng, trong thời kì mang thai… cũng có thể gây đau khớp gối.

    5. Đối tượng có nguy cơ cao

    Ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống. Nhưng bạn cần thận trọng hơn nếu nằm trong một trong nhóm đối tượng sau:

    • Người thừa cân, béo phì: Cân nặng vượt quá mức cho phép khiến khớp gối của những đối tượng này phải gánh chịu áp lực nặng nề hơn. Nó cũng khiến bạn có nguy cơ cao bị viêm xương khớp do thúc đẩy quá trình hủy sụn.
    • Người có đặc thù công việc thường xuyên tạo áp lực lên khớp gối như: Nông dân, thợ xây, vận động viên bóng rổ…
    • Người đã từng bị chấn thương đầu gối.
    đối tượng bị đau đầu gối

    Người thừa cân có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này

    6. Đau nhức đầu gối có nguy hiểm không?

    Mức độ nguy hiểm khi bị đau đầu gối là điều chúng ta rất khó có thể lường trước được. Bởi đôi khi bệnh tiến triển thầm lặng và phức tạp. Chính vì vậy, người bệnh thường có tâm lý chủ quan, không điều trị kịp thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

    Bên cạnh đó, sưng đau đầu gối thường là triệu chứng của các bệnh lý về xương khớp. Khi đã ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các biến chứng:

    • Đau đầu gối dữ dội, xảy ra thường xuyên: Các cơn đau buốt ở đầu gối khiến người bệnh không chịu đựng được, vận động trở nên khó khăn.
    • Biến dạng khớp ở đầu gối: Đầu gối sưng to, biến dạng, thậm chí có thể lệch hẳn một bên.
    • Bại liệt chân: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể gặp phải. Người bệnh mất hoàn toàn khả năng đi lại bình thường.

    Chính vì vậy, khi cảm thấy đau mỏi bất thường ở đầu gối, hãy nhanh chóng liên hệ, tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh.

    7. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Khi gặp phải những triệu chứng dưới đây hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám:

    • Cơn đau tăng nặng, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
    • Đau đầu gối sau khi chấn thương.
    • Khó khăn trong co duỗi đầu gối
    • Đầu gối mất lực, dễ bị mỏi.
    • Sưng đầu gối có thể phát hiện bằng mắt thường
    • Đầu gối bị biến dạng.
    • Sốt

    8. Các phương pháp chẩn đoán khi bị đau mỏi đầu gối

    Để chẩn đoán chính xác nhất các cơn đau đầu gối là do đâu, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Dựa vào tiền sử và tình trạng sức khỏe hiện tại, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cần thiết.

    • Khám lâm sàng: Kiểm tra tình trạng của đầu gối. Thông thường bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng, mức độ đau và các vấn đề về lối sống, đặc thù công việc.
    • Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh về xương khớp ở đầu gối như gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp.
    • Chụp cắt lớp vi tính: Được sử dụng khi chụp X-quang chưa cho ra kết quả chính xác. Phương pháp này giúp xác định mức độ và tình trạng tổn thương.
    • Chụp cộng hưởng từ: Thông qua phương pháp này, bác sĩ sẽ phát hiện những tổn thương dây chằng, sụn khớp, thần kinh và mạch máu khớp gối.
    • Siêu âm khớp: Phát hiện dịch trong khớp gối, phì đại bao hoạt dịch, tổn thương cấu trúc gân cơ xung quanh khớp gối. Đặc biệt là dây chằng, gân.
    • Xét nghiệm máu: Tìm dấu hiệu nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ…
    • Xét nghiệm dịch khớp gối: Phương pháp này được chỉ định để kiểm tra tình trạng dịch trong khớp gối, bởi đây có thể là nguyên nhân dẫn tới đau đầu gối. Bác sĩ cần phải tiến hành chọc hút dịch khớp gối để lấy mẫu xét nghiệm.

    9. Cách điều trị đau đầu gối

    Cách trị đau đầu gối như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của từng người. Điều đầu tiên mà hầu hết mọi người lựa chọn trong những cơn đau cấp là nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Điều này giúp khớp gối có thời gian điều chỉnh và phục hồi tổn thương, đồng thời xoa dịu những cơn đau nhức.

    9.1. Chườm giảm đau đầu gối

    Chườm lạnh giúp giảm sưng, bầm tím. Trong khi đó chườm nóng thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp.

    Bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh để giảm nhức mỏi đầu gối

    Bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh để giảm nhức mỏi đầu gối

    9.2. Massage

    Xoa bóp giúp tăng lưu thông máu. Nó cũng là một trong những phương pháp giảm đau tạm thời hiệu quả. Bạn có thể tự massage nhẹ nhàng vùng đầu gối. Lưu ý là không massage khi khớp gối sưng nề, nóng đỏ.

    9.3. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

    Để hạn chế những tiếp xúc, chuyển động có thể khiến cơn đau thêm trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dụng cụ hỗ trợ. Đó có thể là nẹp, băng thun quấn quanh đầu gối, nạng… Dùng nẹp thường được áp dụng cho trường hợp chấn thương đầu gối, viêm bao hoạt dịch.

    Lưu ý không nên tự ý sử dụng nẹp hay băng thun mà không có chỉ định của bác sĩ.

    9.4. Thuốc Tây trị đau đầu gối

    Đau đầu gối uống thuốc gì chắc hẳn là thắc mắc của không ít người khi gặp phải những cơn đau nhức khó chịu. Bạn cần chắc chắn rằng bản thân chỉ sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ theo đúng liều lượng, thời gian quy định.

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol hay Aspirin… giúp giảm các cơn đau nhức ở khớp gối.
    • Thuốc chống viêm không steroid: Naproxen, Ibuprofen, Alphachymotrypsin… Được chỉ định dùng cho các trường hợp bị đau nhức đầu gối kèm viêm khớp, sưng khớp.
    • Thuốc làm giãn cơ: Eperisone hay Cyclobenzaprine… Có tác dụng giảm cứng khớp, tăng phạm vi chuyển động của khớp gối khi bị đau.
    • Thuốc kháng sinh: Trường hợp người bệnh đị đau đầu gối do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.
    • Thuốc corticoid: Prednisolone hay Dexamethasone… được chỉ định dùng trong trường hợp bị đau đầu gối, viêm khớp gối nghiêm trọng. Có thể uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối bị đau.
    • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Loại thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau nhức đầu gối do viêm khớp dạng thấp.

    Cũng giống như các loại thuốc Tây khác, những thuốc kể trên có thể gây tác dụng phụ, tương tác thuốc. Do đó hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc gặp dấu hiệu bất thường khi dùng các loại kể trên.

    Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị đau nhức theo đơn bác sĩ

    Trường hợp đau do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị

    9.5. Bấm huyệt chữa đau đầu gối

    Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh từ xa xưa, giúp giảm đau, lưu thông khí huyết. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, người bệnh cần tới các cơ sở uy tín để được người có chuyên môn bấm huyệt.

    • Huyệt Huyết hải: Bấm vào huyệt này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, đưa máu và các chất dinh dưỡng đến khu vực bị đau nhức. Từ đó giảm đau, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp gối.
    • Huyệt Độc tỵ: Cùng với huyệt Huyết hải, việc kích thích vào huyệt Độc tỵ sẽ giúp giảm các cơn đau nhức ở khớp gối.
    • Huyệt Âm lăng tuyền: Đây là huyệt nằm ở vị trí lõm bên dưới khớp gối. Sau khi xác định được vị trí, bấm huyệt Âm lăng tuyền sẽ giúp giảm đau mỏi khớp gối, giảm viêm đau nhanh chóng.
    • Huyệt Túc tam lý: Huyệt này nằm ở bên dưới đầu gối, cách đầu gối chừng 3 đốt ngón tay. Bấm vào huyệt này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm đau, viêm.
    • Huyệt Thừa sơn: Bấm huyệt này cũng giúp giảm đau nhức, tăng cường khả năng lưu thông máu ở khu vực đầu gối.
    • Huyệt Ủy trung: Bấm huyệt ủy trung giúp giảm đau nhức ở đầu gối, hạn chế tình trạng viêm, sưng.
    Người bị đau đầu gối có thể điều trị bằng cách bấm vào huyệt huyết hải

    Bấm vào huyệt Huyết hải giúp giảm đau, tiêu viêm

    9.6. Vật lý trị liệu

    Phương pháp vật lý trị liệu giúp người bệnh gia tăng lực ở các cơ, giảm tình trạng đau nhức và tăng cường khả năng vận động cho các khớp. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp này cũng ngăn chặn khớp đầu gối bị biến dạng.

    Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cách điều trị đi từ những bài tập bổ trợ cho đến các phương tiện máy móc hiện đại. Người bệnh nên tới những cơ sở uy tín để được tư vấn điều trị kỹ hơn. Thông thường liệu trình vật lý trị liệu sẽ kéo dài và cần sự kiên trì, phối hợp của người bệnh.

    9.7. Phẫu thuật

    Những trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật:

    • Người bị nhức mỏi đầu gối nghiêm trọng, triệu chứng đau nhức kéo dài không đáp ứng phương pháp điều trị bảo tồn.
    • Khớp gối bị hư hỏng.
    • Có gai xương lớn hoặc có vết gãy ở xương.
    • Đứt hoặc rách dây chằng.
    • Bao hoạt dịch khớp gối kéo dài.

    Tùy vào tình trạng và sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp, cụ thể:

    • Phẫu thuật nội soi khớp gối, nối dây chằng, điều chỉnh ổ khớp gối.
    • Phẫu thuật thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối.

    10. Bổ sung tinh chất hỗ trợ giảm đau nhức

    Cùng với sự phát triển của Y học hiện đại,  khoa học đã nghiên cứu các tinh chất tự nhiên giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp và hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa khớp. Điển hình cho xu hướng này là tinh chất AKABAMAX, Kollagen II-xs và Glucosamine.

    Tinh chất tự nhiên TÁC DỤNG
    AKBAMAX Chiết xuất từ cây Nhũ hương.

    Có chứa hàm lượng cao acid boswellic. Trong đó acetyl 11 keto beta boswellic acid (AKBA) là hoạt chất có khả năng hỗ trợ giảm đau, kháng viêm mạnh.

    Nghiên cứu đã chứng minh AKBAMAX đem lại hiệu quả cho hơn 80% bệnh nhân bị viêm khớp, hỗ trợ cải thiện khả năng vận động

    Kollagen II – xs Chiết xuất từ sụn ức gà non 4 – 8 tuần tuổi.

    Hỗ trợ tái tạo sụn khớp, bảo vệ các đầu sụn khớp, giúp khớp xương hoạt động linh hoạt và trơn tru.

    ⭐ Hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.

    Glucosamine Hoạt chất được tổng hợp từ vỏ tôm, cua…

    Hỗ trợ xương khớp hoạt động linh hoạt, ngăn ngừa thoái hóa khớp, viêm khớp.

    11. Chăm sóc người bị đau đầu gối

    Người bệnh đang trong cơn đau hay trong quá trình hồi phục cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện.

    11.1. Đau đầu gối nên ăn gì và kiêng gì?

    Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết đối với bất kỳ người bệnh nào. Việc lựa chọn thực phẩm nên ăn và nên tránh sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

    • Nên bổ sung rau xanh, trái cây vì chúng cung cấp vitamin và khoáng chất.
    • Thực phẩm giàu canxi cũng nên xuất hiện trên bàn ăn của người bị đau nhức xương khớp vì nó giúp xương chắc khỏe.
    • Thực phẩm giàu vitamin D sẽ tăng cường khả năng hấp thụ canxi.
    • Hạn chế thực phẩm có hàm lượng cholessterol cao như nội tạng động vật, thịt đỏ.
    • Đồ ngọt chứa nhiều đường làm giải phóng các cytokine gây viêm, sưng khớp cũng cần được hạn chế.
    • Ngoài ra, người bệnh cần giảm bia rượu, thuốc lá.
    Người bệnh nên ăn hành tây để giảm đau ở đầu gối

    Hành tây chứa thành phần kháng viêm mạnh giúp người bệnh giảm đau

    11.2. Chế độ sinh hoạt

    Như trên đã đề cập, trong thời gian bị đau nặng, người bệnh nên tận dụng tối đa thời gian để nghỉ ngơi. Sau khoảng thời gian này hãy bắt đầu vận động. Việc bạn ngại vận động trong thời gian dài có thể khiến tình trạng thêm tồi tệ. Vì sẽ làm cho khớp kém linh hoạt, dễ bị cứng khớp. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các vận động mạnh, hoạt động khiến đầu gối chịu áp lực liên tục.

    Trong trường hợp đau kèm sưng, bạn hãy nâng cao gối để ngăn chất lỏng tích tụ. Độ cao phù hợp nhất là đầu gối cao hơn tim. Bạn có thể kê đầu gối lên một chiếc gối to trong khi nằm. Khi ngồi hãy chống chân lên ghế.

    Bên cạnh đó cũng đừng quên ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

    12. Cách phòng tránh

    Để hạn chế nguy cơ bị đau khớp gối, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

    • Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức khỏe hệ sống xương khớp.
    • Thường xuyên vận động và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4-5 lần/tuần. Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng thừa cân gây tăng áp lực lên khớp gối.
    • Hạn chế đi giày cao gót, nên chọn các loại giày thể thao, giày chạy bộ bảo vệ chân.
    • Giảm cân, duy trì trọng lượng hợp lý để giảm áp lực lên đầu gối.
    • Tránh bê vác nặng, vận động và làm việc quá sức.
    • Hạn chế vận động quá sức, thể thao cường độ cao. Chỉ rèn luyện thể lực phù hợp với thể trạng, khởi động kỹ trước khi tập.
    • Sử dụng đồ bảo hộ phù hợp khi chơi thể thao, lao động nặng.
    • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý có thể làm đau đầu gối

    Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau nhức đầu gối. Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng này, bạn cần xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh. Nếu bạn cần hỗ trợ, tư vấn hãy gọi tới tổng đài  0343 44 66 99.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    14 bình luận cho “Đau đầu gối: Cảnh báo 8 bệnh lý xương khớp cần điều trị”

    1. Trần Anh Sáng viết:

      Tôi năm nay 47 tuổi, khoảng 1 tuần nay thường xuyên bị đau đầu gối bên phải, trước đó tôi có chơi thể thao bị ngã, không biết có ảnh hưởng gì không? Bác sĩ tư vấn giúp tôi với

      • Chào bạn, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau đầu gối, có thể do chấn thương (chơi thể thao bị ngã) gây trật khớp, tổn thương dây chằng, cũng có thể do các bệnh lý như viêm khớp, khô khớp, thoái hoá khớp. Khi bị ngã bạn có đi chụp chiếu thăm khám bác sĩ không? Bạn có tiền sử bệnh lý gì về khớp khác không? Nếu chưa đi khám ở đâu bạn có thể đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa xương khớp để bác sĩ thăm khám chụp chiếu tình trạng chấn thương của bạn để xác định chính xác nhất nhé. Chúc bạn sớm khoẻ!

    2. Duyên viết:

      Tôi năm nay 55 tuổi, thường xuyên bị đau đầu gối khi đi lại leo cầu thang, vậy tôi có phải bị thoái hóa khớp gối không?

      • Chào bạn, thoái hoá khớp gối là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh dễ bị đau đầu gối khi leo cầu thang, nhất là ở độ tuổi của bạn. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng có thể do các bệnh lý khác. Ngoài tình trạng đau đầu gối khi leo cầu thang, bạn có tình trạng đau đầu gối khi cử động đi lại trên đất bằng không? Sáng ngủ dậy hoặc sau một thời gian không đi lại bạn có bị cứng khớp gối không? Khi cử động có tiếng lục cục không? Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ bạn tốt nhất nhé.
        Chúc bạn mạnh khoẻ!

    3. Quang Huy viết:

      Tôi năm nay năm mươi tám, đi khám bệnh được bác sĩ chẩn đoán thoái hóa khớp, khô khớp. Nhiều khi khớp khó cử động, và đi lại rất đau, nhất là đầu gối, giờ tôi phải điều trị thế nào bác sĩ ơi?

      • Chào bạn, bạn nên ăn nhiều rau quả xanh như cải bó xôi, súp lơ, bổ sung thêm canxi cho xương chắc khoẻ như ăn cua đồng, tôm, uống sữa. Bổ sung vitamin D3 để dễ hấp thu canxi như dùng cá hồi, cá trích… Song song với đó bạn có thể dùng thêm các liệu pháp như massage, uống thêm viên khớp Tâm Bình để hỗ trợ mạnh xương cốt, hỗ trợ giảm triệu chứng và tình trạng thoái hoá khớp. Bạn nên lưu ý các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, xoa bóp vùng khớp bị thoái hoá, hạn chế ngồi lâu 1 chỗ không vận động.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    4. Viet viết:

      2 tuần trước cháu đi đá bóng bị chấn thương, giờ đầu gối vẫn đau và xưng. Cháu có thể uống viên khớp Tâm Bình được không bác sĩ?

    5. Nguyễn Thu Hoài viết:

      Mình thường bị đau đầu gối, mỗi khi đi lại nhiều là cơn đau lại tăng lên, còn lúc nằm nghỉ ngơi một thời gian lại khó vận động. Mình bị sao vậy thưa dược sĩ?

    6. Phạm Mỹ Ngọc Linh viết:

      Tôi năm nay 34 tuổi. Phát hiện thoái hóa khớp gối từ năm 18 tuổi ạ. Sau thời gian uống thuốc thì không còn đau 1 thời gian dài. Hiện bây giờ đau trở lại. Đau về đêm. Nhiều lúc ngủ say mới đau đến tỉnh giấc. Còn có khi thì chỉ cần nằm xuống giường 1 chút là đau k0 ngủ dc. Nhờ BS tư vấn giúp tôi với ạ

      • Chào bạn, thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người từ tuổi trung niên, người thường xuyên làm việc với một khớp nào đó trên cơ thể, người hay vận động mạnh, người đứng nhiều, béo phì… Bệnh thoái hóa khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn được vì vậy sau 1 thời gian bạn lại đau trở lại. Tuy nhiên có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh nhờ việc vận động hợp lý kết hợp chăm sóc, cải thiện sụn khớp và xương dưới sụn đúng cách. Điều này giúp hạn chế các cơn đau cho người bệnh và giúp bộ ba xương – sụn – khớp trở nên vững chắc, linh hoạt hơn.
        Bạn có thể uống bổ sung Viên khớp Tâm Bình để hỗ trợ giảm triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Hoặc Khớp AKA Tâm Bình (sản phẩm cải tiến từ Viên khớp) để tăng cường dưỡng chất cho sụn khớp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Vũ Mạc Hoàng Phúc viết:

      Con của mình năm.nay 18 tuổi con hay bị mỏi gối mặc dầu con không làm việc nặng hay vận động nhiêif quá. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

      • Chào bạn, tình trạng đau nhức mỏi đầu gối do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không chỉ riêng do làm việc nặng nhọc như:
        – Khô khớp gối
        – Viêm khớp
        – Bong gân
        – Chấn thương (do tập thể dục thể thao, ngã xe)
        Ngoài đau mỏi gối cháu có biểu hiện gì bất thường không? Buổi sáng ngủ dậy có bị cứng khớp và hạn chế vận động không? Tình trạng đau diễn ra bao lâu rồi?
        Bạn cung cấp thêm thông tin cho Tâm Bình để hỗ trợ bạn nhé. Hoặc bạn có thể gọi vào hotline 0343446699 để được tư vấn trực tiếp
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau lưng ở nữ giới: Tiềm ẩn 6 bệnh lý nguy hiểm không nên bỏ qua 04/10/23
      Đau lưng ở nữ giới là một trong những bệnh phổ biến về xương khớp hiện nay. Vậy bệnh do…
      Thử ngay 13 bài tập giảm đau cổ tay ngay tại nhà “siêu dễ”! 26/08/22
      Cổ tay là một trong những vị trí phải hoạt động nhiều trên cơ thể. Do đó nó có nhiều…
      Đau mắt cá cổ tay cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục 09/12/19
      Đau mắt cá cổ tay thường là do bong gân, viêm gân nhưng cũng có thể là triệu chứng của…
      Đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi? 04/08/19
      Đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây…
      Xem tất cả bài viết