Nhiều người bệnh băn khoăn đau thần kinh tọa uống thuốc gì và khi sử dụng thuốc có cần lưu ý gì hay không. Để giải đáp thắc mắc này dưới đây là 11 nhóm thuốc chữa đau thần kinh tọa cơ bản.
1. Khi nào cần dùng thuốc chữa đau thần kinh tọa?
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ thắt lưng xuống tới chân. Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ đi kèm với tê bì và yếu chân, mất kiểm soát bàng quang…
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn cách chữa đau dây thần kinh tọa phù hợp. Một số trường hợp triệu chứng nhẹ, mới chớm bệnh có thể không cần dùng thuốc mà chỉ cần điều chỉnh dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện hàng ngày.
Tuy nhiên, trường hợp triệu chứng xuất hiện rõ rệt, cơn đau ảnh hưởng tới vận động, công việc hàng ngày thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc chữa đau dây thần kinh tọa. Sử dụng thuốc giảm giảm bớt các triệu chứng lâm sàng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa
2. Danh sách 11 nhóm thuốc chữa đau thần kinh tọa
Các nhóm thuốc điều trị đau dây thần kinh tọa khá đa dạng. Chúng có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả điều tri. Dưới đây là danh sách 11 nhóm thuốc chữa đau thần kinh tọa hiệu quả.
2.1. Thuốc giảm đau chữa đau thần kinh tọa
Một trong những nhóm thuốc chữa thần kinh tọa đầu tiên được sử dụng là thuốc giảm đau thông thường. Loại thuốc này phù hợp với trường hợp đau mức độ nhẹ tới vừa. Nó có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin và cyclooxygenase để giảm cảm giác đau, tê bì.
Các loại thuốc phổ biến: Paracetamol
Chống chỉ định:
- Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người mắc bệnh tim, bệnh lý về gan, phổi, thiếu máu.
Tác dụng phụ: Viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, giảm chức năng thận…
2.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với dạng thuốc giảm đau thông thường kể trên thì loại thuốc này là lựa chọn thay thế. Nó phù hợp cho những cơn đau mức độ vừa kèm theo viêm. NSAID ức chế tổng hợp cyclo-oxygenase (COX), nhờ đó kìm hãm quá trình tổng hợp chất trung gian ở phản ứng viêm.
Các loại thuốc phổ biến: Diclofenac, Ibuprofen, Celecoxib
Chống chỉ định:
- Người xuất huyết
- Phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối
- Người đang sử dụng vitamin K, methotrexate.
Tác dụng phụ: Đau dạ dày, ảnh hưởng tới gan, thận, tim…
2.3. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)
Thuốc giảm đau gây nghiện có khả năng giảm đau nhờ liên kết với các thụ thể Opioid. Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau mạnh, dành cho cơn đau từ trung bình đến nặng. Thuốc này có thể được kết hợp với thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, loại thuốc này có khả năng gây nghiện, khiến người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Do đó, thông thường bác sĩ chỉ chỉ định loại thuốc này nếu thật sự cần thiết và dùng trong thời gian ngắn.
Các loại thuốc phổ biến: Morphin, Codein
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị suy hô hấp nặng, suy gan nặng
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ em dưới 15 tuổi
- Động kinh
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, buồn nôn, táo bón, suy hô hấp…
2.4. Thuốc giảm đau thần kinh
Để giảm đau, người bị thần kinh tọa có thể sử dụng thuốc giảm đau thần kinh. Loại thuốc này thường kết hợp với thuốc giảm đau gây nghiện để tăng hiệu quả.
Các loại thuốc phổ biến: Pregabalin, Gabapentin
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người không dung nạp galactose, thiếu enzyme lactase, kém hấp thu glucose – galactose.
- Bệnh nhân suy thận, tiểu đường.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ: Buồn ngủ, chóng mặt… Do đó, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng tới công việc, đặc biệt là người cần điều khiển phương tiện giao thông.
Tham khảo thêm các chủ đề nhiều người đọc:
2.5. Thuốc giãn cơ chữa đau thần kinh tọa
Loại thuốc giảm đau dây thần kinh tọa này tập trung vào việc giảm tình trạng co cơ nhờ tăng quá trình ức chế tiền synap của các tế bào thần kinh vận động tại thụ thể alpha – adrenergic. Từ đó giúp giảm đau nhức.
Các loại thuốc phổ biến: Tolperisone, Mephonecin
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị nhược cơ nặng.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn chức năng thận và gan…
2.6. Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi
Thuốc có khả năng ức chế men phân hủy acethylcholin ở khớp. Từ đó giúp kiểm soát cơn đau thần kinh tọa.
Các loại thuốc phổ biến: Galantamine
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân suy gan nặng, suy thận nặng
Tác dụng phụ: Tiểu rát, buồn nôn, đau ngực…
2.7. Thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh
Thuốc được sử dụng với mục đích phục hồi dẫn truyền thần kinh, tăng tổng hợp lipid, protein, nucleic. Nhờ đó, thuốc có khả năng chữa lành tổn thương của dây thần kinh.
Các loại thuốc phổ biến: Mecobalamin
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ: Chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
2.8. Thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh
Loại thuốc này ức chế sự dẫn truyền thần kinh do dây thần kinh tọa bị tổn thương. Khi sử dụng thuốc, tình trạng tê bì, rối loạn cảm giác sẽ được cải thiện. Thuốc cũng được kết hợp với vitamin B12.
Các loại thuốc phổ biến: Novocain, Procain
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị áp xe, viêm phúc mạc, xuất huyết, sốt, u ác tính, suy tim mạch.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, hạ huyết áp, phát ban…
2.9. Thuốc tăng tái tạo bao myelin
Bao myelin bao quanh các sợi thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh vận động, giúp bảo vệ và đảm bảo cho xung động thần kinh được dẫn truyền nguyên vẹn. Bên cạnh tái tạo bao myelin, thì nhóm thuốc này cũng góp phần cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài điều trị đau thần kinh tọa, thuốc cũng có thể được chỉ định cho người bị đau thần kinh ngoại biên, bệnh tiểu đường.
Các loại thuốc phổ biến: Uridine, Cytidine
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú
2.10. Miếng dán có chứa Lidocaine
Đây là dạng thuốc điều trị tại chỗ, đặc biệt có hiệu quả với tình trạng đau ngoại biên. Nó có khả năng tác động sau vào từng bó cơ giúp giảm nhanh cơn đau tại vùng dán.
Các loại thuốc phổ biến: Salonpas Lidocaine 4%
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Vùng da cần dán miếng dán bị tổn thương, chứa vết thương hở
Tác dụng phụ: Nóng đỏ, ban đỏ, rộp da, ngứa…
2.11. Vitamin nhóm B chữa đau thần kinh tọa
Viamin nhóm B thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh lý xương khớp như: đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, đau mỏi vai gáy… Việc bổ sung nhóm vitamin này giúp tăng khả năng tự phục hồi của dây thần kinh, tăng chuyển hóa tế bào thần kinh. Nó cũng hỗ trợ giảm đau, tê bì.
Các loại thuốc phổ biến: Vitamin B1, B6, B12
Chống chỉ định: Người quá mẫn với vitamin nhóm B.
Tác dụng phụ: Nước tiểu có màu vàng sáng. Dùng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như: Nổi mề đay, nôn nao, choáng váng, viêm đa dây thần kinh, tăng sản tuyến giáp…
3. Lưu ý khi dùng thuốc trị đau thần kinh tọa
Khi sử dụng thuốc chữa thần kinh tọa cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều hoặc ngưng thuốc.
- Thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc, các loại thuốc khác đang dùng để tránh tương tác.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy thông báo ngay với bác sĩ.
- Tái khám đúng hẹn để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của thuốc và có điều chỉnh nếu cần thiết.
- Xây dựng lối sống lành mạnh. Ăn ngủ đúng giờ; vận động thường xuyên, tập thể dụng đều đặn. Hạn chế bê vác vật nặng quá sức, lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc chữa đau thần kinh tọa. Hãy tới các cơ sở y tế để được khám và chỉ định chính xác loại thuốc, liều lượng phù hợp với bản thân.
XEM THÊM
- 12 cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà dễ thực hiện
- Tìm hiểu châm cứu chữa đau thần kinh tọa
- TPBVSK Thấp diệu nang Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.
Tôi bị đau ở vùng xương cụt lan ra xương chậu 2 bên dau xuống 2 đùi chân 2 bên. hiện tại vùng đùi bên phải bị tê không có cảm giác . từ khỉu tay đến bàn tay phải bị tê đau.
Chào bạn! Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.