Hội chứng chèn ép dây thần kinh là tình trạng dây thần kinh bị gia tăng áp lực, chẳng hạn như: sụn, xương, cơ… Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau và cản trở cuộc sống của bạn. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
1. Hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì?
Hiện tượng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi có quá nhiều áp lực tác động từ các mô xung quanh như: sụn, xương, cơ hoặc dây chằng… Áp lực này phá vỡ chức năng của dây thần kinh, gây đau, ngứa ran, tê hoặc yếu cơ.
Chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Ví dụ, thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép rễ thần kinh, gây đau và lan tỏa xuống mặt sau của chân hoặc chèn ép dây thần kinh ở cổ tay có thể dẫn đến đau và tê ngón tay.
2. Triệu chứng chèn ép dây thần kinh
2.1. Thường xuyên bị tê
Cảm giác tê nhức là triệu chứng điển hình của hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Bởi, khi tác động, dòng tín hiệu thần kinh bị gián đoạn gây tê cứng trong thời gian ngắn nhưng lặp lại liên tục. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra hiện tượng tê liệt vĩnh viễn.
2.2. Cảm giác như bị kim châm
Chức năng của dây thần kinh là truyền tín hiệu từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Do đó, bất cứ điều gì làm gián đoạn tín hiệu này đều xuất hiện triệu chứng tê như kim châm. Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở khu vực nhất định và kéo dài 3-5 phút. Nếu chúng xuất hiện liên tục thì bạn nên kiểm tra sức khỏe đề phòng mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh.
2.3. Đau khớp
Đau khớp là triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Cơn đau tỏa ra và di chuyển qua nhiều khớp nối với các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là vùng thắt lưng, khớp gối, bắp chân, cánh tay. Điều này xảy ra do dây thần kinh bị viêm và sưng, ảnh hưởng tới chức năng kết nối của chúng.
2.4. Bị yếu cơ ở một vùng nào đó
Suy yếu cơ bắp ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân thường là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh vận động đang bị chèn ép. Dây thần kinh vận động mang tín hiệu từ não đến cơ, cơ yếu là dấu hiệu cho thấy sự kết nối thần kinh đang gặp vấn đề.
Nếu dây thần kinh bị chèn ép tạm thời thì các triệu chứng sẽ hết sau khi cơ thể được nghỉ ngơi hoặc điều trị hợp lý. Tuy nhiên, nếu áp lực lên dây thần kinh không được kiểm soát, hiện tượng này có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn như: liệt…
>> Tìm hiểu nhanh: Mách bạn 5 cách chữa chèn ép dây thần kinh cổ tay hiệu quả
3. Nguyên nhân gây hội chứng chèn ép dây thần kinh
Có rất nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh như sau:
Độ tuổi: Theo một vài thống kê, người bước sang tuổi 30 thường có khả năng mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh cao hơn các đối tượng ở lứa tuổi khác.
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị hội chứng chèn ép dây thần kinh cao hơn nam giới, đặc biệt là người đang mang thai hoặc bước sang giai đoạn tiền mãn kinh.
Béo phì: Khi cân nặng bị dư thừa quá nhiều, cột sống chịu nhiều áp lực gây chèn ép dây thần kinh, lâu dần còn làm tổn thương cột sống.
Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng, nghệ sĩ dương cầm, piano, thợ may… là những đối tượng có khả năng cao bị chèn ép dây thần kinh so với những người làm công việc khác. Nguyên nhân là do những người này thực hiện lặp đi lặp lại cùng một hoạt động trong thời gian dài.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp … cũng có khả năng bị chèn ép dây thần kinh.
4. Bị chèn ép dây thần kinh phải làm sao?
Để chẩn đoán chính xác hiện tượng này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm: điện cơ, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm, kiểm tra dẫn truyền thần kinh. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán và tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp chữa trị phù hợp ở mỗi đối tượng.
4.1. Dùng thuốc tây
Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để ngăn ngừa tình trạng đau nhức và tê bì do chèn ép dây thần kinh gây ra:
Thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen, Meloxicam…): giúp giảm triệu chứng sưng và đau, đồng thời ngăn ngừa viêm phát triển.
Thuốc Corticosteroid dạng uống: giúp giảm đau và sưng, thường dùng trong trường hợp chèn ép dây thần kinh ở mức độ trung bình.
Thuốc giảm đau đơn thuần: Paracetamol….
Tuy nhiên, các loại thuốc tân dược nêu trên chưa điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh mà chỉ giảm được triệu chứng. Bên cạnh đó, việc tùy tiện sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày… Vì vậy, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng thuốc tây không đỡ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các mô gây chèn ép dây thần kinh. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn có thể tái phát trở lại.
Phương pháp vật lý trị liệu
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như: chườm nóng và lạnh, xoa bóp, massage… cũng là cách giúp giảm sưng, đau khi bị chèn ép dây thần kinh.
- Chườm nóng và lạnh: Để giảm sưng, đau, đồng thời tăng tuần hoàn máu đi nuôi dưỡng cơ bắp và các khớp, bệnh nhân nên chườm luân phiên giữa nóng và lạnh. Trước tiên, người bệnh chườm đá lạnh 3-4 lần, mỗi lần 15 phút để giảm sưng, sau đó, chườm nước ấm để giảm triệu chứng đau nhức, tê bì.
- Massage: Các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng tại vùng bị tổn thương sẽ giảm áp lực lên dây thần kinh, từ đó, cơ bắp được thư giãn, bớt đau nhức. Người bệnh chú ý, không nên mạnh tay hoặc tác động xấu vào các mô bên dưới khiến cho triệu chứng nặng hơn.
5. Biện pháp phòng ngừa chèn ép dây thần kinh
Để ngăn ngừa hiện tượng chèn ép dây thần kinh tái phát hoặc tiến triển nặng, người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Thường xuyên vận động cơ thể: Hoạt động thể thao, thực hiện các bài tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày. Từ đó, giúp cho các khớp xương được linh hoạt, hạn chế tình trạng đau nhức, tê bì.
- Tăng cường thực phẩm chứa kali: Kali liên quan đến quá trình trao đổi chất ở tế bào, thiếu kali làm liên kết giữa các dây thần kinh yếu đi, khiến cho hiện tượng chèn ép dây thần kinh thêm nặng. Do đó, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa kali như: mơ, chuối, cam, các loại hạt…
- Bổ sung canxi: Bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, ví dụ như sữa, phomai, cải xoăn, cải bó xôi… giúp hạn chế áp lực chèn ép dây thần kinh, đồng thời cải thiện tình trạng chung của sức khỏe.
- Hạn chế các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán…
- Tránh sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá…
- Không nên ngồi làm việc quá lâu trước máy tính.
- Kiểm soát cân nặng lành mạnh, tránh tăng cân quá mức gây chèn ép dây thần kinh.
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin về hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như biện pháp phòng tránh đúng cách. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hiện tượng này hoặc chưa tìm được phương pháp điều trị phù hợp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline: 0343446699 để được hỗ trợ tư vấn. Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Chat với cố vấn của website mình nhận được phản hồi, lời khuyên khá cụ thể, rõ ràng, không quảng cáo. Cảm ơn nhiều
Cám ơn bạn đã tin tưởng Tâm Bình. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
BS cho mình xin tư vấn với, là cách đây 15 năm mình bị tai nạn giao thông nhưng không gãy tay mà bị teo cơ đau nhứt không đưa lên khỏi đầu được, mình có phẩu thuật ghép nối thần kinh 01 lần nhưng vẫn không hết, như vậy có loại thuốc nào điều trị cho đở đau nhứt xin BS cho mình xin với ý kiến với, chân thành cảm ơn.
Chào bạn, với tình trạng teo cơ đau nhức có phẫu thuật không hết, bạn vui lòng đến cơ sở y tế để bác sĩ có phương án chụp chiếu nhằm xác định rõ tình trạng hiện tại từ đó có phương án điều trị thích hợp nhé.
Bác sĩ cho em hỏi: em bị tê, đôi lúc giống bị kim châm phía sau lưng bên trái, ngay dưới bả vai và tê lan dần đến xương sống. Em bị tê hơn 1 tháng và thấy tình trạng nặng hơn khi vận động cơ thể dù chỉ là làm việc lặt vặt. Do ngại COVID-19 đang lây lan tại các bệnh viện nên em chưa đi khám. Xin bác sĩ tư vấn cho em ạ.
Chào bạn, biểu hiện của bạn có thể gợi ý đến đau dây thần kinh liên sườn do dây thần kinh bị chèn ép. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ tìm nguyên nhân sâu xa gây tình trạng trên (thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống…) để từ đó có biện pháp điều trị cụ thể.
Chúc bạn sức khỏe!
Thưa bs em khinh vật nặng kéo về phía bên phải và nge co tiếng kêu nhu cup lưng.em có đi chụp phim ma kg bị cup lưng.nai đã hơn 1 tháng có uong thuoc và đi bs chít kg khoi.gio vẫn còn đao tê 1 ben từ mong phải xuong chân phải xin bs tư vấn giúp em
Chào bạn, hiện tượng đau tê 1 bên từ mông bên phải xuống chân khả năng bạn đã bị chèn ép dây thần kinh tọa, nguyên tắc trong điều trị đau thần kinh tọa là:
– Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng).
– Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
– Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc của bác sĩ, bạn có thể luyện tập thêm những bài tập kéo giãn cột sống như Bơi, một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống hoặc đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống. Ngoài ra khi bị đau bạn có thể chườm khăn ấm vào vị trí bị đau giúp kích thích giãn cơ để giảm đau dây thần kinh. Bạn cũng nên ăn một số thực phẩm như: Bông cải xanh, rau cải, hành tây, hoặc trái cây như dứa, nho cũng góp phần hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng.
Chúc bạn sức khỏe!
tôi bi đau chân, khớp gối vài ngày lại đau, đứng dậy rất đau, ngủ 1 đêm sáng thức giấc là chân bên phải tê cứng, phải xoa bóp 1 lát mới hết, nhưng ngủ nằm ngửa chứ không nằm nghiêng. rồi đến trưa là bắt đầu đau dọc theo dùi xuống cổ chân. Vậy cho hỏi tôi bị bệnh gì? Trong tình hình dịch bệnh tôi không thể đến phòng khám được. XIn cảm ơn.
Chào bạn, tình trạng của bạn gợi ý nhiều đến thoái hóa khớp gối, khô khớp gối và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây chèn ép vào dây thần kinh tọa gây đau dọc xuống cổ chân. Tuy nhiên để xác định chính xác hơn tình trạng bệnh sau dịch bạn vẫn nên đến tái khám. Trước mắt bạn hãy để ý thay đổi cả lối sống, sinh hoạt: Hạn chế mang vác nặng, thường xuyên xoa bóp vùng đầu gối, lưng. Chườm nóng khi đau và tê cứng. Ăn nhiều rau xanh, uống sữa và thực phẩm bổ sung canxi và khoáng chất, và hàng ngày tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức để giúp khớp cử động linh hoạt.
Bạn có thể xem thêm thông tin về thoái hóa khớp và đau thần kinh tọa ở đây nhé:
https://tambinh.vn/thoai-hoa-khop-la-gi/
https://tambinh.vn/benh-dau-than-kinh-toa/
Ba e bị chèn ép dây thần kinh ở lưng và nhô ra. Nó làm cho chân bị tê và giật cho đến bây giờ vẫn ko hết. Có cách nào để chữa tại nhà mà ko cần dùng tới thuốc ko ạ. Tại ba e uống nhiều loại thuốc rồi mà vẫn ko hết ạ
Chào bạn, ba bạn bị tình trạng trên bao lâu rồi? Theo như những triệu chứng bạn mô tả thì cha bạn bị thoát vị đĩa đệm nặng, không biết bác đã đi thăm khám bác sĩ ở đâu chưa? Việc điều trị sẽ tùy theo tình trạng bệnh lý với sự kết hợp giữa dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt tập luyện cùng với liệu pháp bổ trợ (vật lý trị liệu…). Còn trong trường hợp nặng và bệnh có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm (mất tự chủ, liệt) có thể phải dùng đến biện pháp can thiệp ngoại khoa.
Các biện pháp tại nhà có thể sử dụng để hỗ trợ giảm 1 phần triệu chứng có thể dùng như chườm khăn ấm vào khu vực thoát vị lưng nhô ra để tăng cường lưu thông khí huyết, tập yoga nhẹ nhàng, tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên đây chỉ là các liệu pháp bổ trợ và không thể thay thế hoàn toàn việc sử dụng thuốc cũng như chỉ định của bác sĩ. Vì vậy bạn nên khuyên bác tái khám bác sĩ nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Bác sĩ cho e hỏi e đang bầu 14 tuần mà bị chèn dây thần kinh , chân hay bị giật các cơ không đi được , bác sĩ cho e lời khuyên ak
Chào bạn, phụ nữ mang thai là đối tượng có thể hay gặp phải hiện tượng này. Để cải thiện tình trạng, bạn nên: thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng tại vùng bị tổn thương sẽ giảm áp lực lên dây thần kinh, Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, ví dụ như sữa, phomai, cải xoăn, cải bó xôi… giúp hạn chế áp lực chèn ép dây thần kinh, đồng thời cải thiện tình trạng chung của sức khỏe. Nếu tình trạng kéo dài và không thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám trực tiếp và bác sĩ sẽ đưa lời khuyên phù hợp cho bạn nhé.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!
Bác sĩ ơi cho mình hỏi mình bị thoát vị đĩa đệm chèn vào dây thần kinh tọa nên đau buốt xuống Mông , chân đi lại khó khăn mình đang châm cứu Và vật lý trị liệu giờ có phải uống thêm thuốc gì k . Mình cảm ơn bác sĩ nhiều
Chào bạn, bạn chú ý điện thoại để được liên hệ tư vấn giải đáp thắc mắc của bạn một cách cụ thể nhé!
Chào bác sĩ, e bị đau lưng dẫn đến tê chân. Đi khám chụp Mải bác sĩ nói bị thoái hóa đốt sống và chèn ép dây thần kinh. Hiện nay chân phải bị yếu cơ 1 bên. Xin hỏi bác sĩ là bị bệnh gì và hướng điều trị ạ
Chào bạn! Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.