Tê đùi: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý từ bác sĩ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THẦN KINH TỌA

    Tê đùi: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý từ bác sĩ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    04/01/21

    Tê đùi không phải lúc nào cũng nguy hiểm bởi đôi khi chúng chỉ là tín hiệu cho thấy bạn đã ngồi quá lâu một chỗ, nhưng đôi khi đây lại là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến dây thần kinh. Để tìm hiểu cụ thể về hiện tượng tê bì ở đùi, nguyên nhân và cách điều trị, hãy theo dõi giải đáp từ chuyên gia dưới đây.

    4.9/5 - (344 bình chọn)

    1. Tê đùi là gì?

    tê đùi là gì

    Hiện tượng tê mỏi này thường liên quan đến dây thần kinh.

    Tê đùi là tình trạng đặc trưng bởi cảm giác ngứa ran, tê và đau rát vùng đùi. Nguyên nhân gây tê thường do chèn ép dây thần kinh hoặc nhánh thần kinh vùng đùi bị tổn thương. Hiện tượng này có thể khiến bạn bị mất cảm giác tạm thời ở một phần hoặc toàn bộ đùi, gây nên yếu cơ và các chức năng bình thường của chân. (Theo Healthline)

    Có nhiều yếu tố tác động khiến vùng đùi bị tê bì, co cứng, có thể tê một hoặc hai bên đùi. Vậy nguyên nhân do đâu?

    2. Nguyên nhân gây tê đùi

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê đùi, tuy nhiên, phổ biến nhất là hiện tượng chèn ép dây thần kinh gây nên các cơn đau mỏi. Cụ thể:

    nguyên nhân gây tê đùi

    Tê đùi do nhiều nguyên nhân gây nên.

    2.1. Đau đùi dị cảm

    Người thường xuyên ngồi bắt chéo chân quá lâu khiến các dây thần kinh bị chèn trong thời gian dài, ngăn cản sự liên lạc của não và các dây thần kinh ở chân. Điều này khiến cho chân của bạn có hiện tượng “ngủ quên”.

    Đau đùi dị cảm thường biểu hiện bằng các triệu chứng như:

    • Nóng ran
    • Tê ngứa
    • Cảm giác da như kiến bò
    • Khi cử động lại chân cảm giác tê bì chân sẽ biến mất

    2.2. Đau thần kinh tọa

    Dây thần kinh tọa chạy dọc từ lưng dưới qua hông và xuống chân. Do vậy khi bị chèn ép dây thần kinh sẽ gây nên hiện tượng tê đùi chạy dọc theo dây thần kinh, thường là mặt sau của đùi.

    Đau thần kinh tọa thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể, do đó bạn thường cảm thấy một bên đùi bị tê kèm theo các biểu hiện như:

    • Đau lưng lan xuống mông và chân
    • Cơn đau tăng nặng khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu
    • Yếu cơ
    • Ngứa, vùng đùi đau tê nhức

    Xem thêmĐau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    2.3. Bệnh tiểu đường gây bệnh lý thần kinh ngoại vi

    Lượng đường trong máu cao về lâu dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh khắp cơ thể, thường ở bàn chân và cẳng chân. Đau thần kinh ngoại vi không chỉ gây tê bì bắp đùi mà còn khiến tay, cánh tay bị tê.

    Các cơn đau do tác động thần kinh ngoại vi càng trở nên trầm trọng vào ban đêm.

    2.4. Nguyên nhân do động mạch ngoại vi (PAD)

    Động mạch có thể bị thu hẹp khi bị viêm hoặc bị tổn thương khiến máu không được lưu thông đến các chi. Ngoài hiện tượng đùi bị tê còn gặp phải các dấu hiệu như:

    • Chuột rút
    • Mỏi chân và hông
    • Đau khi đi bộ hoặc leo cầu thang

    Bệnh lý động mạch ngoại vi có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, vì vậy bạn nên thận trọng khi gặp phải các dấu hiệu này.

    2.5. Bệnh đa xơ cứng

    Đau phía trước vùng đùi là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh đa xơ cứng (MS). Lúc này hệ thống miễn dịch do nhận nhầm sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương, gây nên cảm giác kim châm tại đùi hoặc tê đến mức bạn không cảm nhận được cảm giác đau, khó đi lại.

    Bạn cũng dễ gặp các hiện tượng:

    • Cơ thể mệt mỏi, cảm giác choáng váng
    • Cứng cơ, co thắt cơ
    • Cơ đùi yếu
    • Hạn chế tầm nhìn
    • Thay đổi tâm trạng

    2.6. Tê đùi do khối u dây thần kinh ngoại vi

    Khối u dây thần kinh ngoại vi thường phát triển trong hoặc gần các dây thần kinh kiểm soát cơ ở chân. Những khối u này thường lành tính, không phải ung thư nhưng có thể gây tổn thương thần kinh và cảm giác đau, tê bì, sưng tấy tại vùng đùi, khiến tê một vùng da đùi.

    >> Tìm hiểu thêm: Tê buồn chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

    2.7. Một số nguyên nhân khác

    Bên cạnh những bệnh lý trên, tê đùi còn do:

    • Tiếp xúc với thời tiết lạnh, chất độc hại
    • Thương tật
    • Béo phì
    • Các hoạt động nghề nghiệp tác động nhiều đến đi ngoài (chấn thương do tai nạn, không gian làm việc chật hẹp)
    • Mặc đồ chật
    • Các bệnh lý khác như: bệnh thần kinh do rượu, ung thư, hội chứng rối loạn thần kinh tự miễn Guillain Barre, zona, lupus ban đỏ hệ thống
    • Thiếu hụt vitamin

    3. Biến chứng nguy hiểm của tê đùi

    Trong một số trường hợp, vùng đùi có cảm giác đau, tê là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng như đột quỵ, có các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (các triệu chứng này giống đột quỵ tạm thời, có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ sắp xảy ra).

    Bên cạnh đó, tê đau vùng đùi nếu không sớm tìm ra nguyên nhân có thể để lại những biến chứng nặng nề khác như:

    • Tác dụng phụ khi điều trị
    • Tổn thương não nếu tê cóng đùi do đột quỵ
    • Tê liệt
    • Tàn tật vĩnh viễn
    • Tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn

    4. Điều trị tê đùi

    điều trị tê đùi

    Ngay khi gặp phải cơn đau tê kéo dài không rõ nguyên nhân bạn nên đi thăm khám kịp thời.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để biết cách điều trị, trước hết người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách xử trí thích hợp. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng tê bì vùng đùi sẽ hết dần theo thời gian và không cần điều trị y tế.

    Tuy nhiên một số trường hợp liên quan đến dây thần kinh, các bác sĩ sẽ tập trung giải nén dây thần kinh và giảm đau như:

    • Sử dụng thuốc kê đơn điều hòa thần kinh như pregabalin hoặc gabapentin
    • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm để cải thiện triệu chứng tạm thời như tiêm corticosteroid
    • Trường hợp có xuất hiện khối u có thể phẫu thuật cắt bỏ hoặc hóa trị, xạ trị
    • Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu nếu bị đau thần kinh tọa
    • Đối với đau thần kinh tọa có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian

    Thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn hạn chế tình trạng tê đùi bằng cách:

    • Giảm cân, duy trì cân nặng thích hợp
    • Mặc quần áo thoải mái để thúc đẩy lưu lượng máu
    • Nên thường xuyên tập thể dục thể thao
    • Thay đổi chế độ ăn uống tốt cho xương khớp

    Trên đây là một số thông tin về tê đùi, nguyên nhân, triệu chứng đi kèm và cách điều trị cụ thể. Bạn nên thường xuyên thăm khám kiểm tra định kỳ để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    8 bình luận cho “Tê đùi: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý từ bác sĩ”

    1. Ngô thị hoa viết:

      Chào bác sy gần đấy cạnh đùi bên phải của em bị tê bì không có cảm giác mong bác sỹ tư vấn a

      • Chào bạn! Tê đùi do rất nhiều nguyên nân gây ra như bài viết đã chia sẻ. Để nhận định được tình trạng cụ thể của bạn do nguyên nhân gì bạn chia sẻ cụ thể hơn về các triệu chứng bạn gặp phải như tê bì đùi có nóng rát, châm chích hay tê như kiến bò, đau và vận động khó khăn kèm theo không? Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.

    2. Kim chung viết:

      bác sĩ tư vấn cho e vs ạ sdt em 0913221590

    3. Phạm minh pha viết:

      Em bi tê đùi trái,nóng ran,kien ăn xin bs tư vấn dùm và cách điều tri

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau thần kinh liên sườn nên ăn gì và kiêng ăn gì? 01/08/19
      Khi bị đau thần kinh liên sườn, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ nhiều đến quá trình…
      Đau lưng lan xuống mông liên quan đến bệnh gì? Chuyên gia giải đáp 16/12/20
      Thưa bác sĩ, gần đây tôi có bị đau lưng lan xuống mông, các cơn đau thậm chí còn kéo…
      Châm cứu chữa đau thần kinh tọa có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp 25/12/20
      Châm cứu chữa đau thần kinh tọa là gì, có hiệu quả không và cách thực hiện ra sao là…
      Hội chứng chèn ép dây thần kinh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 22/08/19
      Hội chứng chèn ép dây thần kinh là tình trạng dây thần kinh bị gia tăng áp lực, chẳng hạn…
      Xem tất cả bài viết