Đi bộ tưởng chừng như là thói quen hết sức bình thường nhưng với người đau thần kinh tọa, có nên đi bộ hay không lại khiến nhiều người phải băn khoăn. Vậy đau thần kinh tọa có nên đi bộ không và thực hiện như thế nào cho đúng, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
1. Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Đau thần kinh tọa ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận động, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức trên diện rộng, kéo dài từ vùng hông xuống chân. Khi vận động hay di chuyển quá nhiều, tình trạng đau nhức sẽ diễn ra thường xuyên và dày đặc hơn.
Trường hợp nặng, người bệnh có thể mất toàn bộ cảm giác, rối loạn di chuyển nghiêm trọng hoặc bại liệt vĩnh viễn. Điều đó khiến nhiều người bệnh ngại đi bộ và lo sợ bệnh tình sẽ trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, bởi hạn chế đi bộ sẽ khiến cho xương khớp kém linh hoạt, teo cơ, các chi bị yếu. Vì vậy, BS Hằng khuyên người bị đau thần kinh tọa có thể đi bộ hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị.
[Đau thần kinh tọa] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Tác dụng của đi bộ với người bị đau thần kinh tọa
Đối với người đau thần kinh tọa, đi bộ đem lại rất nhiều lợi ích. Chúng giúp tác động lên vùng hông và vùng chân, giúp cơ xương giãn ra, giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa.
Đi bộ còn giúp lưu thông máu, từ đó giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tránh tình trạng thoái hóa, gai cột sống. Ngoài ra, thường xuyên đi bộ còn giúp:
- Tăng độ dẻo dai, đàn hồi của cột sống.
- Tăng khả năng di chuyển, tránh cứng cơ, cứng khớp.
- Thúc đẩy cơ thể giải phóng endorphin – hormone giúp giảm đau, kháng viêm.
3. Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị đau dây thần kinh tọa
Với những người khỏe mạnh, đi bộ có thể là hoạt động đơn giản, nhưng với người đau dây thần kinh tọa cần phải chú ý nhiều yếu tố, bởi nếu như bất cẩn thực hiện sai cách có thể bạn sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối. Vì vậy, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây.
3.1. Khởi động làm nóng cơ thể
Khởi động là bước đầu tiên không thể thiếu trước khi bắt đầu bất kỳ môn thể thao nào. Đối với người đau thần kinh tọa đây lại là bước không thể thiếu. Khởi động giúp xương khớp giãn ra, dẻo dai hơn và độ đàn hồi tốt hơn, từ đó làm giảm sự chèn ép lên dây thần kinh khi vận động.
Việc khởi động còn giúp người bệnh hạn chế những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình đi bộ như sai khớp, chuột rút… Bạn nên dành ra ít nhất 10 phút để khởi động trước khi đi bộ và chú ý tập trung vào các động tác xoay hông và khớp gối.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi giày tập chuyên dụng, vừa chân tạo cảm giác thoải mái nhất. Mặc quần áo thể dục, thấm hút mồ hôi tốt và chọn khu vực có địa hình bằng phẳng để thuận tiện cho việc đi lại. Để có đủ năng lượng trước khi đi bộ, bạn nên ăn nhẹ và chuẩn bị nước uống mang theo.
3.2. Thời gian đi bộ
Thơi gian đi bộ là vấn đề quan trọng mà người bệnh cần chú ý. Với những người có thể trạng khỏe mạnh, việc đi bộ có thể kéo dài khoảng 1 – 2 giờ nhưng với người đau thần kinh tọa nên cân nhắc mức độ để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Bạn nên dành khoảng 20 phút đi bộ mỗi ngày, duy trì hoạt động này một cách đều đặn sẽ giúp cải thiện vận động, tăng cường sức khỏe.
- Khi các triệu chứng đau có chiều hướng thuyên giảm, bạn có thể tăng thời gian vận động lên khoảng 30 phút một ngày.
- Khi cơ thể có dấu hiệu đau nhức hay mệt mỏi bạn nên ngừng việc di chuyển.
- Thời điểm tốt nhất để vận động, đi lại là vào buổi sáng.
- Trong quá trình đi bộ, bạn có thể nghỉ giữa quãng 5 phút để tránh quá sức.
3.3. Cường độ đi bộ
Người bệnh chú ý không đi vội vã, quá nhanh mà thực hiện di chuyển nhẹ nhàng. Khi đi bộ cố gắng giữ cơ thể được vận động đều với tinh thần thoải mái dễ chịu. Người bệnh chỉ nên đi bộ quãng đường tối đa là 1,5km. Khi nào bệnh có dấu hiệu thuyên giảm có thể tăng quãng đường lên.
Với những lợi ích đem lại chắc hẳn bạn đọc đã biết người đau thần kinh tọa có nên đi bộ không rồi? Ngoài việc duy trì các hoạt động thể dục, thể thao bạn nhớ kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh để có một hệ xương khớp khỏe mạnh nhé.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.