Rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì kiêng gì để nhanh hết bệnh?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì – kiêng gì để hết bệnh?

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    20/09/21

    Biết được rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp cải thiện tình trạng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Vậy đâu là những thực phẩm tốt cho người bệnh? Đâu là những thực phẩm người rối loạn thần kinh thực vật cần kiêng? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác.

    5/5 - (95 bình chọn)

    1. Vai trò của dinh dưỡng với chứng rối loạn thần kinh thực vật

    Với bất kỳ một bệnh lý nào, dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao đề kháng mà còn hỗ trợ rất nhiều trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, chuyển hóa.

    Rối loạn thần kinh thực vật là một bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng cơ thể, bao gồm: tiêu hóa, bài tiết, nhịp tim, huyết áp,… Muốn điều trị hiệu quả chứng rối loạn này, ngoài việc sử dụng thuốc, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là hết sức quan trọng. Nhất là với những trường hợp gặp vấn đề về tiêu hóa, huyết áp cao,… do hệ quả của bệnh gây ra.

    rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì kiêng gì

    Việc lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp:

    • Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
    • Hỗ trợ tiêu hóa tốt, ổn định huyết áp, nhịp tim…
    • Tăng cường miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh tật.
    • Hỗ trợ chức năng não bộ.
    • Tránh làm nặng hơn các triệu chứng bệnh.

    Xem thêmRối loạn thần kinh thực vật – Nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm

    2. Rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì?

    Có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, khi bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn các thực phẩm thuộc nhóm sau:

    thực phẩm rối loạn thần kinh thực vật nên ăn

    2.1 Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B

    Các vitamin nhóm B như B1, B6, B9, B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền thần kinh. Vitamin B1 giúp chuyển hóa carbohydrate, tăng cường sức khỏe thần kinh và tim. Trong khi đó, B6, B9, B12 kích thích tiết homocysteine để tăng nhịp tim.

    Ngoài ra, các vitamin B cũng tham gia và quá trình tái tạo hồng cầu. Thiết hụt vitamin B là nguyên nhân gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, căng thẳng,…

    Các thực phẩm giàu vitamin B người bệnh có thể bổ sung như: chuối, ngũ cốc, óc chó, các loại đậu,…

    2.2 Ăn các thực phẩm giàu protein

    Protein rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Không chỉ cung cấp năng lượng, protein còn tham gia vào quá trình sản xuất, hình thành các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh.

    Chính vì vậy, người bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên bổ sung protein trong chế độ ăn hàng ngày. Trong đó, ưu tiên các loại protein có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa,…). Đây là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của não bộ và các dây thần kinh.

    rối loạn thần kinh thực vật nên ăn nhiều protein

    Protein tốt cho sự phát triển của não bộ và các dây thần kinh

    2.3 Bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 và omega 6

    Nhiều nghiên cứu cho biết, omega 3 và omega 6 là những thành phần thiết yếu cho sức khỏe thể chất và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, chúng cũng liên quan đến hoạt động của tim mạch, cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Sự thiếu hụt omega 3 và omega 6 là nguyên nhân khiến hệ thần kinh kém phát triển, gây suy giảm trí nhớ, trẻ nhỏ kém thông minh, còi xương,…

    Omega còn được đánh giá cao trong kiểm soát cholesterol và triglycerid, ổn định huyết áp, phòng tránh ung thư. Đây đều là những triệu chứng nguy hiểm do rối loạn thần kinh thực vật gây ra.

    Người bệnh có thể bổ sung omega 3 và omega 6 thông qua các loại thực phẩm:

    • Các loại cá béo như: cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá trích.
    • Các loại hạt: hạnh lanh, đậu nành, hướng dương,…
    • Các loại dầu thực vật: dầu hạt cải, dầu bắp, dầu đậu nành,…

    2.4 Ăn nhiều rau xanh

    Rau xanh là thực phẩm nên dùng hàng ngày dù bạn có bị bệnh hay không. Ở những người rối loạn thần kinh thực vật gây táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… Bổ sung nhiều rau xanh là cực kỳ cần thiết để cải thiện tình trạng này.

    Một số loại rau xanh tốt cho người bệnh:

    • Cải thảo.
    • Rau chân vịt.
    • Súp lơ xanh.
    • Rau ngót,…

    2.5 Nên ăn trái cây bổ sung vitamin C

    Vitamin C chứa nhiều lợi ích không chỉ với sức khỏe mà còn trong làm đẹp. Bổ sung vitamin C giúp cơ thể tỉnh táo, tinh thần minh mẫn. Với người bệnh rối loạn thần kinh thực vật, có sức đề kháng suy giảm, gặp vấn đề về tim mạch, nhất định không thể bỏ qua vitamin C.

    Vitamin C chứa nhiều trong các loại trái cây như: Cam, dâu tây, kiwi, ổi, việt quất, bưởi,…

    3. Rối loạn thần kinh thực vật nên uống gì?

    Ngoài chế độ ăn, người bệnh có thể lựa chọn các thức uống phù hợp để cải thiện tình trạng của mình.

    đồ uống tốt cho rối loạn thần kinh thực vật

    • Uống nước ép từ trái cây tươi

    Các loại nước ép trái cây không chỉ giúp giải khát mà còn chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Người bệnh có thể lựa chọn các loại nước ép từ lê, táo, cam, quýt, bưởi,…

    • Uống thêm sữa chua

    Người rối loạn thần kinh thực vật thường có hệ tiêu hóa kém. Vì vậy, nên bổ sung sữa chua để cải thiện tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng tiêu hóa kém.

    • Các loại trà

    Các loại trà như trà hoa cúc, trà nhài, trà sen có tính an thần rất tốt cho người rối loạn thần kinh thực vật. Trong khi đó, trà xanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp ổn định huyết áp và nồng độ cholesterol.

    4. Người bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên kiêng gì?

    Bên cạnh các loại thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể, khi bị rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cũng cần kiêng:

    các thực phẩm RLTKTV không nên ăn

    4.1 Cần kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

    Các thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ mặc dù không trực tiếp gây rối loạn thần kinh thực vật nhưng lại có thể khiến các triệu chứng của bệnh tăng nặng. Đồ ăn nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ, khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng hơn.

    Chính vì vậy, hãy loại bỏ, hoặc hạn chế tối đa sử dụng những thực phẩm thuộc nhóm này. Nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật.

    4.2 Tránh sử dụng đồ uống có cồn

    Rượu bia là những đồ uống có cồn gây hại cho cơ thể. Chúng ức chế, làm rối loạn chức năng não bộ, tăng nặng thêm các triệu chứng run rẩy tay chân, khiến nhịp tim đập nhanh.

    Do đó, nên hạn chế sử dụng quá nhiều rượu bia, để đảm bảo sức khỏe và cải thiện tốt tình trạng rối loạn thần kinh thực vật của bản thân.

    4.3 Hạn chế sử dụng chất kích thích

    Các chất kích thích như cafein trong cà phê, nước tăng lực có thể giúp bạn tỉnh táo, làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng những chất này gây kích thích hệ thần kinh, khiến tay chân trở nên run rẩy, tim đập nhanh. Điều này rất có hại cho sức khỏe. Nếu tiếp tục lạm dụng loại thức uống này, bệnh tình sẽ nghiêm trọng, gây khó khăn cho điều trị.

    4.4 Rối loạn thần kinh thực vật nên kiêng đường

    Đường là tác nhân gây nên nhiều vấn đề cho cơ thể như: béo phì, tiểu đường. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng nhiều đường cũng khiến cơ thể không giải phóng được hormone adrenalin. Điều này là nguyên nhân nhịp tim đập nhanh, chân tay run rẩy.

    đường không tốt cho rối loạn thần kinh thực vật

    Đường là nguyên nhân khiến tim đập nhanh, chân tay run rẩy

    Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối đường. Bạn chỉ cần giữ giới hạn với loại thực phẩm này, kiểm soát bản thân để không ăn quá nhiều đồ ngọt như: bánh kẹo, nước ngọt,…

    5. Chế độ sinh hoạt: Rối loạn thần kinh thực vật nên làm gì?

    Ngoài nắm được rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì, kiêng gì? Người bệnh cũng cần kết hợp lối sống sinh hoạt hợp lý như:

    • Nên tập thể dục thường xuyên: Giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai, kiểm soát được cân nặng,…
    • Nên đi ngủ sớm: Thức khuya gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh. Do đó, người bệnh nên đi ngủ sớm trước 23h mỗi ngày.
    • Tránh suy nghĩ tiêu cực: Kiểm soát tâm lý, tránh căng thẳng, stress, không để bản thân phải chịu quá nhiều áp lực.
    • Nên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu và bệnh lý. Từ đó kịp thời có hướng xử lý.

    Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì, kiêng gì. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện bệnh. Để lại câu hỏi hoặc liên hệ 0865344349 để được giải đáp mọi thắc mắc.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc Rosuvastatin là thuốc gì? Công dụng và lưu ý khi dùng 28/04/21
      Thuốc Rosuvastatin là một trong các loại thuốc tây điều trị mỡ máu cao. Tuy nhiên cần lưu ý tới…
      Hội chứng ruột kích thích (IBS): Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 25/11/23
      Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo…
      Lá dâu tằm giảm mỡ máu – 3 cách an toàn “làm tan” mỡ xấu 14/06/21
      Ngoài nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, dân gian còn dùng lá dâu tằm giảm mỡ máu thay cho việc…
      Lipitor – Thuốc hạ mỡ máu: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ 24/05/21
      Lipitor nằm trong nhóm thuốc hạ lipid máu, hoạt động theo cơ chế ức chế chất tổng hợp cholesterol HMG-CoA…
      Xem thêm