[90% chưa biết] Mỡ máu là gì, bao gồm những thành phần nào?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    [90% chưa biết] Mỡ máu là gì, bao gồm những thành phần nào?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    05/06/21

    Các thành phần mỡ máu đóng vai trò quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, cụ thể các thành phần này là gì? Trong đó, thành phần nào cao thì tốt, ở mức bao nhiêu thì an toàn? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này trong nội dung dưới đây.

    5/5 - (12 bình chọn)

    1. Mỡ máu là gì?

    Mỡ máu hay lipid máu là thành phần quan trọng trong cơ thể. Chúng được cấu thành từ nhiều thành phần khác nhau có thể bao gồm cả mỡ xấu và mỡ tốt. Trong đó, thành phần chính đóng vai trò chủ đạo là cholesterol.

    mỡ máu là gì

    Mỡ máu là thành phần rất quan trọng với cơ thể

    Sự ổn định của mỡ máu giúp cơ thể khỏe mạnh, các cơ quan hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu xảy ra rối loạn mỡ máu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Điển hình như gây xơ vữa động mạch, các bệnh lý về tim, gan,… Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo nên kiểm tra sức khỏe đặc biệt là chỉ số mỡ máu ít nhất 1 lần/năm để kịp thời phát hiện những bất thường trong thành phần mỡ máu.

    Ngoài mỡ máu, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh cần kiểm tra thường xuyên các chỉ số: Đường huyết, cân nặng, vòng bụng, huyết áp. Video tham khảo:

    2. Thành phần mỡ máu gồm những gì?

    Vì chất mỡ không hòa tan được trong nước, cholesterol và những chất mỡ khác cần kết hợp với các phân tử protein tạo thành lipoprotein để có thể di chuyển dễ dàng trong cơ thể. Do đó khi phân tích thành phần mỡ máu, ta sẽ xem xét gián tiếp qua các lipoprotein. Vì vậy khi nhắc đến các thành phần mỡ máu tức đang nói đến các loại lipoprotein tương ứng. Cụ thể sẽ có 4 thành phần mỡ máu chính (lipoprotein) như sau:

    thành phần mỡ máu

    4 thành phần của mỡ máu

    2.1 LDL Cholesterol (mỡ xấu)

    LDL là một loại cholesterol xấu bởi chúng có thể tích tụ gây hẹp thành mạch. Theo thời gian tạo thành mảng bám làm tắc nghẽn, gây xơ vữa động mạch. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông tồn tại trong động mạch. Khi những cục máu này vỡ ra sẽ làm tắc nghẽn động mạch trong tim hoặc não, nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ, đau tim.

    LDL cao có thể do chế độ ăn uống, di truyền hoặc các thói quen có hại hay bệnh lý (đái tháo đường, tăng huyết áp,…)

    Mức an toàn: LDL <2,58mmol/L (100mg/dL)

    2.2 HDL Cholesterol (mỡ tốt)

    Chiếm khoảng 25-30% lượng cholesterol trong máu, HDL đóng vai trò bảo vệ hệ tim mạch nhờ khả năng đào thải cholesterol xấu ra khỏi mạch máu. Đồng thời ngăn mỡ xấu tích tụ trong động mạch. Nồng độ HDL cao giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

    Mức an toàn: HDL >1,03mmol/L (>40mg/DL)

    2.3 Triglyceride

    Triglyceride là dạng chất béo trung tính tồn tại nhiều trong thức ăn và cơ thể. Chỉ số triglyceride cao dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành. Bên cạnh đó triglycerid cao cũng kéo theo tăng cholesterol có hại LDL và làm giảm cholesterol có lợi HDL. Tình trạng này sẽ làm tăng khả năng đau tim, đột quỵ.

    Mức an toàn: Triglycerid < 1,7mmol/L (<150mg/dL)

    Xem thêm [SOS] Chỉ số triglyceride cao: Biến chứng nguy hiểm và các khắc phục

    2.4 Cholesterol toàn phần

    Cholesterol toàn phần trong thành phần mỡ máu là thước do tổng thể lượng LDL, HDL và khoảng 20% triglyceride. Thông qua chỉ số này, bác sĩ có thể xác định được nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, từ đó đưa ra giải pháp kiểm soát phù hợp.

    Chỉ số cholesterol toàn phần cao ngoài việc làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch còn có thể gây tắc mật, đái tháo đường, tăng huyết áp,…

    Mức an toàn: Cholesterol TP <5,2 mmol/L (<200mg/dL)

    3. Những yếu tố ảnh hưởng tới các thành phần mỡ máu

    Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến các chỉ số trong thành phần mỡ máu bao gồm:

    • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa được đánh giá có tác động lớn đến lượng Cholesterol toàn phần trong máu.
    • Cân nặng: Thừa cân có thể làm tăng Triglyceride. Trong khi đó, kiểm soát cân nặng tốt giúp giảm mức Triglyceride và tăng cholesterol tốt HDL.
    • Hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên có thể giảm mức cholesterol toàn phần. Bạn nên tích cực tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
    • Tuổi tác và giới tính: Khi bạn già đi, nguy cơ mắc bệnh mỡ máu tăng lên. Trước mãn kinh, phụ nữ có xu hướng có mức cholesterol toàn phần thấp hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Sau mãn kinh, LDL ở nữ giới thường tăng lên và HDL giảm xuống.
    • Di truyền: Nồng độ các thành phần mỡ máu có liên quan đến tiền sử mắc bệnh trong gia đình.
    yếu tố ảnh hưởng thành phần mỡ máu

    Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần mỡ máu

    4. Phòng ngừa sự bất ổn trong thành phần mỡ máu

    Để có một cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh rối loạn mỡ máu xảy ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, cà phê,…
    • Ăn nhiều chất xơ, rau củ quả. Hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật,…
    • Giữ cân nặng hợp lý, giảm cân trong trường hợp béo phì, thừa cân.
    • Điều trị các bệnh lý nền như: tiểu đường, huyết áp cao.
    • Tập thể dục mỗi ngày nhiều hơn.

    Bên cạnh đó, hãy chú ý đến sức khỏe của mình bằng việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là xét nghiệm chỉ số mỡ máu. Rối loạn mỡ máu thường diễn biến âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng. Do đó, việc kiểm tra phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh điều trị mỡ máu cao hiệu quả và tránh biến chứng nguy hiểm.

    XEM THÊM

    ► Video đáng chú ý:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 20/04/21
      Rối loạn mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid trong máu) là bệnh lý không có biểu hiện rõ ràng…
      Mỡ máu uống bia rượu có được không? Cách từ chối cực “khéo”! 27/05/21
      Người bệnh mỡ máu có uống bia, rượu được không? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản lại là thắc mắc…
      Chỉ số HDL – Cholesterol là gì? Những cách cải thiện HDL tốt nhất! 18/06/21
      HDL – Cholesterol là một trong những thành phần mỡ tốt quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Duy…
      [Nước đậu đen giảm mỡ máu] – 4 cách thanh lọc cơ thể tốt nhất! 09/06/21
      Có lẽ nhiều người bệnh đã từng nghe nói tới phương pháp dùng nước đậu đen giảm mỡ máu. Tuy…
      Xem tất cả bài viết