[Review] Thuốc Hyoscine butylbromide: Công dụng, liều dùng và lưu ý!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    [Review] Thuốc Hyoscine butylbromide: Công dụng, liều dùng và lưu ý!

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    28/11/20

    Hyoscine butylbromide là thuốc giảm co thắt cơ trơn, được sử dụng phổ biến ở người bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng. Vậy Hyoscine butylbromide có thành phần và tác dụng thế nào? Trong quá trình sử dụng cần lưu ý gì? Mọi thông tin sẽ được dược sĩ Hoàng Mạnh Cường giải đáp trong bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (96 bình chọn)

    1. Thuốc Hyoscine butybromide là gì?

    Hyoscine butybromide là thuốc chống co thắt đường tiêu hóa, thường được dùng trong điều trị bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, táo bón…

    Hyoscine butybromide là thuốc kê đơn, tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ.

    Thuốc Hyoscine butylbromide là gì?

    Thuốc Hyoscine butylbromide

    Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích (IBS): Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

    2. Thành phần

    Thuốc Hyoscine butybromide có chứa thành phần chính là Hyoscine butylbromide (Hyoscin butylbromid) cùng các tá dược khác vừa đủ.

    3. Công dụng và hàm lượng

    3.1. Công dụng của thuốc Hyoscine butybromide

    • Thuốc Hysocine butylbromide được dùng để làm giảm cơn co thắt, cơn đau bất thường ở ống tiêu hóa, dạ dày, bàng quang.
    • Thuốc cũng có tác dụng giảm triệu chứng co thắt ở những người mắc hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt)

    3.2. Thuốc Hysocine butylbromide được bào chế với hàm lượng sau:

    • Viên nén với hàm lượng 10mg
    • Thuốc tiêm

    4. Chỉ định và chống chỉ định

    4.1. Chỉ định

    Với cơ chế tác dụng trên, thuốc Hyoscine butybromide được dùng trong các trường hợp sau:

    • Co thắt đường tiêu hóa
    • Viêm loét dạ dày – tá tràng
    • Viêm đại tràng
    • Hội chứng ruột kích thích
    • Táo bón
    • Đau do sỏi thận, sỏi mật.

    Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định cho các trường hợp khác không được liệt kê cụ thể trong bài viết tuỳ theo chỉ định của bác sĩ

    4.2. Chống chỉ định của thuốc

    Không sử dụng thuốc trong những trường hợp sau:

    • Người bị phì đại tuyến tiền liệt
    • Đại tràng phình to
    • Nhịp tim nhanh
    • Bệnh nhân mẫn cảm và dị ứng với thành phần của thuốc
    • Người bị phình ruột kết
    • Người bị nhược cơ
    • Trẻ em dưới 24 tháng.

    Xem thêm: Táo bón – Nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh

    5. Cách dùng và liều lượng của thuốc Hyoscine butylbromide

    5.1. Cách sử dụng

    Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ.

    Với dạng thuốc uống: Uống thuốc nguyên viên với một cốc nước đầy.

    Dạng thuốc tiêm: Thuốc tiêm được kê đơn và thực hiện theo bác sĩ tiêm.

    Dùng thuốc đúng liều quy định. Không tự ý tăng hoặc giảm liều điều trị khi chưa được chuyên gia cho phép.

    Cách uống thuốc Hyoscine butylbromide như thế nào

    Uống thuốc Hyoscine butylbromide trực tiếp với nước lọc

    5.2. Liều lượng

    Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

    Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

    • Liều dùng thông thường: Dùng 1-2 viên/lần, ngày uống 3 lần.
    • Hội chứng ruột kích thích: Uống khởi điểm 1 viên/lần, ngày uống 1 lần, sau đó tăng liều.
    • Trường hợp đau cấp tính: Dùng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Liều lượng do bác sĩ chỉ định.

    Trẻ em:

    Trẻ em dưới 12 tuổi chưa được khuyến cáo sử dụng thuốc . Hyoscine butylbromide có thể không an toàn cho trẻ. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nắm những lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi cho trẻ uống thuốc.

    Xem thêm: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

    6. Tương tác thuốc

    6.1. Tương tác với các loại thuốc tây

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc và gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ cũng như khả năng hấp thu thuốc. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất trước khi sử dụng bạn nên liệt kê danh sách những loại thuốc đang sử dụng (bao gồm: thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng…) để bác sĩ, dược sĩ nắm bắt vấn đề và đưa ra phương pháp tốt nhất.

    Một số thuốc Hyoscine butylbromide có thể tương tác với 1 số thuốc  sau:

    6.2. Tương tác với thực phẩm, đồ uống

    Một số thức ăn, có thể tương tác với Hyoscine butylbromide làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc.

    Rượu bia cũng làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi dùng chung với thuốc Hyoscine butylbromide. Hãy thảo luận với bác sĩ về bất kỳ thực phẩm nào có khả năng gây tương tác thuốc.

    7. Thuốc Hyoscine butylbromide gây ra tác dụng phụ gì

    Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ sau:

    7.1. Tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng không phổ biến

    • Khô miệng
    • Loạn nhịp tim
    • Nổi vệt đỏ ở tay hoặc chân
    • Nổi mề đay, ngứa, đỏ da

    7.2. Tác dụng phụ hiếm gặp

    • Tiểu khó
    • Đau mắt đỏ, mất tầm nhìn
    • Khó thở, cảm giác chóng mặt.

    Không phải ai cũng gặp những tác dụng phụ trên, vì vậy khi xuất hiện triệu chứng bất thường về cơ thể, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

    8. Thuốc Hyoscine butylbromide có giá bán bao nhiêu?

    Thuốc Hyoscine butylbromde có giá bán giao động 130.000 – 140.000 VNĐ, người bệnh có thể tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

    Lưu ý: Giá cả chỉ mang tính tham khảo vì có thể khác nhau tuỳ thời điểm

    9. Một số loại thuốc chứa thành phần Hyoscine butylbromide

    9.1. Thuốc Buscopan Inj

    Thành phần: Hyoscin butylbromid

    Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

    Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 ống, mỗi ống 1ml

    9.2. Thuốc Buscopan Tab

    Thành phần: Hyoscin butylbromide

    Dạng bào chế: viên nén

    Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 20 viên

    9.3. Thuốc PymeHyospan

    Thành phần: Hyoscin butylbromide

    Dạng bào chế: viên nén

    Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên

    10. Lưu ý khi sử dụng thuốc Hyoscine butylbromide

    10.1. Trước khi sử dụng thuốc Hyoscine butylbromide bạn nên biết những gì?

    Báo với bác sĩ, dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ loại tá dược trong thuốc.

    Tránh sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu không được chỉ định của bác sĩ

    Thận trọng khi sử dụng Hyoscine butylbromide cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

    10.2. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có dùng được không?

    Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc này ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Vì vậy, trước khi sử dụng, hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ để nắm được lợi ích và rủi ro.

    Thuốc Hyoscine butylbromide thuộc nhóm C (có thể có nguy cơ) đối với thai kỳ theo phân loại của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ.

    10.3. Làm gì khi uống quá liều?

    Trường hợp uống quá liều, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ, dược sĩ xử lý kịp thời.

    10.4. Bạn nên làm gì nếu quên liều?

    Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi liều.

    11. Lời khuyên từ chuyên gia

    Theo dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, bên cạnh việc sử dụng thuốc Hyoscine butylbromide để cải thiện tình trạng co thắt cơ trơn ở bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…, người bệnh có thể tham khảo những sản phẩm từ thảo dược, vừa đảm bảo an toàn lại cho hiệu quả lâu dài.

    Ngoài ra, để dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý:

    • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau, củ quả… trong chế độ ăn uống hàng ngày.
    • Bổ sung các chế phẩm sữa có chứa probiotic như: sữa lên men, sữa chua.
    • Tránh ăn những thức ăn cay nóng, giàu chất béo, đồ ăn chiên xào…
    • Hạn chế hoặc từ bỏ rượu, bia và chất kích thích.
    • Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao, giảm căng thẳng, rối loạn lo âu.

    Hi vọng những thông tin trên đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về công dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Hyoscine butylbromide. Bài viết được tham vấn y khoa bởi dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, để được tư vấn hỗ trợ chi tiết, bạn có thể liên hệ tới tổng đài 0865 344 349.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    85.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc Oresol là gì? Công dụng và hướng dẫn sử dụng đúng cách 27/08/20
      Oresol là dung dịch có tác dụng bù nước và điện giải. Tuy nhiên trường hợp nào nên sử dụng…
      Viêm đại tràng và viêm loét dạ dày khác nhau như thế nào? 19/11/18
      Viêm đại tràng và viêm loét dạ dày là hai bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến, có thể…
      Viêm manh tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 22/08/20
      Viêm manh tràng là bệnh lý hiếm gặp, khó điều trị. Bệnh dễ phát triển thành những biến chứng nguy…
      Đau vùng chấn thủy – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 09/10/21
      Bất kỳ ai khi gặp phải tình trạng đau vùng chấn thủy đều cảm thấy rất khó chịu. Cơn đau…
      Xem tất cả bài viết